Ngân hàng trong suốt thời gian cho vay phải liên tục giám sát danh mục tín dụng nhằm có các hành động kịp thời khi có bất kỳ vấn đề nào nảy sinh
đối với khoản vay.
Bước 1: Phân hạng rủi ro danh mục tín dụng
Một hệ thống phân hạng rủi ro là một hệ thống ghi lại các ước tính về
mức độ rủi ro tiềm tàng trong từng khoản tín dụng của một mục danh mục tín dụng trong ngân hàng.
Dựa trên những dữ liệu đã có và tầm quan trọng của từng dữ liệu, hệ
thống phân hạng sẽ có một bảng định mức (có thể khác nhau tùy theo mỗi ngân hàng).
Việc xếp hạng rủi ro nên áp dụng cho tất cả khách hàng, tuy nhiên không thông báo cho khách hàng cấp độ rủi ro trong mọi trường hợp và cần đánh giá lại ngay cấp độ rủi ro của khách hàng khi có sự thay đổi theo chiều hướng đi xuống về khả năng trả nợ của khách hàng.
Sau khi xác định được cấp độ rủi ro của từng khách hàng, ngân hàng
đánh giá chất lượng của tài khoản bảo đảm khoản vay (với tư cách nguồn thứ
hai) để có nhận định hoàn chỉnh về khoản vay và hướng xử lý sau này.
Với mục đích trích lập dự phòng tổn thất cho vay, việc xếp hạng tài sản có được áp dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy định về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên nó chỉ có ý nghĩa trong việc trích lập dự phòng rủi ro, chưa phản ánh đầy đủ chất lượng của danh mục cho vay.
Bước 2: Giám sát việc xếp hạng rủi ro
Các hạng rủi ro đã được đánh giá phải phản ánh chính xác tình trạng rủi ro ở mọi thời gian, do đó mọi biến động ảnh hưởng đến quá trình xếp hạng
đều phải được đánh giá lại ngay. Việc giám sát được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy vào từng ngân hàng, hoặc dùng đồng thời các phương pháp, đó là:
-Phương pháp dùng bảng so sánh: cán bộ tín dụng xây dựng một bảng theo dõi với các nội dung đã được thống nhất với khách hàng (bao gồm các nội dung đã cam kết trong khếước vay nợ và các tỷ số tài chính tối thiểu cần duy trì). Bảng theo dõi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu từng tháng của khách hàng trong suốt thời gian vay, từ bảng này ngân hàng có thể thấy sự tăng hay giảm về chất lượng khoản vay.
-Phương pháp dùng đồ thị: Phương pháp này theo dõi giám sát khách hàng bằng cách: Khi nhận được các số liệu kế hoạch (trong phần xét duyệt cho vay), cán bộ tín sẽ đưa nó lên trục đồ thị, sau đó khi nhận được số liệu thực tế, cán bộ tín dụng cũng đưa lên trục đồ thị và các đường biểu diễn phản ánh rõ xu hướng của chất lượng khoản vay.
-Phương pháp kiểm tra tại chỗ: Phương pháp này đem lại sự yên tâm hơn cho ngân hàng so với việc phân tich các số liệu tài chính của khách hàng. Các nội dung xem xét cũng được xác định như các phương pháp trên nhưng bằng giải pháp kiểm tra tại chỗ. Khi kiểm tra sẽ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo để từđó có được nhận định trong việc giám sát xếp hạng.