Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 46 - 49)

Navibank đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng và đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa và phát hiện rủi ro tín dụng. Navibank đã xây dựng một chính sách cho vay tương đối hợp lý, đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, với các quy định chặt chẽ và tăng cường khả năng kiểm soát những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng với mục tiêu là kiểm soát giảm thiểu rủi ro, đảm bảo rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất có thể.

- Quản lý danh mục cho vay: nhẳm giảm thiểu rủi ro trước khi ra quyết

định cấp tín dụng. Quản lý danh mục cho vay chủ yếu là kiểm soát cơ cấu danh mục cho vay và kiểm soát định kỳ với danh mục cho vay để phát hiện những khoản vay có vấn đề.

Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân, cải thiện cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn (năm 2010, 2011 giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn phù hợp với hoạt động huy

động vốn chủ yếu tập trung ở kỳ ngắn hạn).

Ngành nghề cho vay liên quan đến lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, lĩnh vực sản xuất kinh doanh là những ngành nghề hiện nay đang trong giai

đoạn khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới tác động không nhỏđến nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, Navibank đã và đang khống chế tỷ trọng cho vay liên quan đến lĩnh vực chứng khoán, bất động sản để tập trung qua lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của NHNN trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Danh mục cho vay đa dạng nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng.

- Bộ máy tổ chức cấp tín dụng và quy trình cho vay:

Tham gia trực tiếp vào hoạt động cấp tín dụng có các phòng nghiệp vụ

tại Hội sở chính, các chi nhánh (Quan hệ khách hàng, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, dịch vụ khách hàng) và các phòng giao dịch. Trong đó, Tổng giám đốc uỷ quyền cho cấp tín dụng thường xuyên đối với Giám đốc qan hệ khách hàng, trưởng phòng quan hệ khách hàng, trưởng phòng giao dịch với hạn mức và nội dung uỷ quyền phù hợp với quy định uỷ quyền quyết

định tín dụng.

Quy trình cho vay bao gồm các bước tiếp khách hàng vay vốn, tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng thủ tục vay vốn, thẩm định hồ sơ

và chuyển hồ sơ giải ngân, theo dõi và kiểm tra sau khi giải ngân, thu nợ gốc- lãi-phí khoản vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ, thanh lý hợp đồng.

- Tài sản đảm bảo: hầu hết các sản phẩm tín dụng của Navibank đều yêu cầu tài sản đảm bảo nhằm giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Ngân hàng chỉ

chấp nhận cho vay tín chấp với một số doanh nghiệp có uy tín, quan hệ tốt với ngân hàng và phương án kinh doanh xét thấy khả thi.

- Navibank đã ban hành quy trình xếp hạng tín dụng một cách khoa học, chặt chẽ kèm theo việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng 6C để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từđó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa với một khách hàng. Áp dụng thống nhất và nghiêm túc mô hình quản trị tín dụng 6C, Navibank đã giảm thiểu rủi ro và đảm bảo rủi ro tín dụng ở mức thấp thông qua tiến trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ các yếu tố trong mô hình 6C từ tư cách khách hàng (Character), năng lực của khách hàng (Capacity), thu nhập của người vay (Cash), tài sản bảo đảm tiền vay (Collateral), các điều kiện phù hợp với chính sách tín dụng của Navibank (Conditions) cho đến động thái xem xét sự thay đổi của luật pháp và quy chế

hoạt động mới của Navibank có ảnh hưởng xấu đến khách hàng vay không (Control).

- Thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá rủi ro tín dụng, trích lập dự

phòng nợ phải thu khó đòi và xử lý rủi ro theo các hướng dẫn tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/5/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định trên. Các khoản nợ được phân loại chủ yếu theo thời hạn nợ của khách hàng và dự

phòng được trích lập theo tỷ lệ quy định tại Quyết định trên

- Công tác xử lý nợ xấu: Chủ trương của Navibank là thực hiện thương lượng, phối hợp với khách hàng trong xử lý nợ xấu để quá trình triển khai

được nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với khách hàng có thái độ thiếu hợp tác, thoái thác trách nhiệm trả nợ thì thực hiện các biện pháp mạnh, kiên quyết như biện pháp pháp lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường thu hồi nợ.

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư trong hoạt động tín dụng nhằm phân tán rủi ro.

- Phòng ngừa, phát hiện và hạn chế rủi ro: chủ yếu do Phòng quan hệ

khách hàng thực hiện vì đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay.

- Đội ngũ lãnh đạo ngân hàng có khả năng quản lý và hoạch định chính sách tốt. Đội ngũ nhân viên còn trẻ , năng động, nhanh nhạy, có khả năng tiếp thu cái mới. Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng của ngân hàng có trình độ

chuyên môn, được đào tạo và tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế- tài chính- ngân hàng, tuy nhiên đa số cán bộ còn trẻ nên kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều do hoạt động tín dụng tăng cao mà chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về

nguồn lực, mặt khác do cơ chếđãi ngộ mà một số cán bộ có năng lực và kinh nghiệm chuyển qua các TCTD khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 46 - 49)