Các giải pháp xử lý rủi ro tín dụng tại Navibank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 69 - 72)

Sau khi phát hiện được khoản vay có vấn đề, nếu đã quá hạn thì công việc ngân hàng thực hiện tiếp theo là sẽ dùng biện pháp nào để thu hồi vốn. Việc thu hồi nợđược thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc:

- Tối đa hóa các cơ hội để thu hồi vốn cho ngân hàng.

- Thành lập phòng quản lý nợ để thực hiện công tác xử lý rủi ro tín dụng vì nếu giao cho bộ phận Quan hệ khách hàng thì công tác xử lý nợ xấu có thể

sẽ kém hiệu quả và tiến độ chậm do mối quan hệ giữa cán bộ quan hệ khách hàng với khách hàng vay. Còn Phòng quản lý nợ là bộ phận độc lập, ít tiếp xúc với khách hàng thì công tác xử lý rủi ro được thực hiện độc lập và khách quan.

- Nhân viên xử lý nợ phải ước lượng được những nguồn lực sẵn có của người đi vay để thu hồi phần nào số nợ vay, ví dụ: xác định giá trị thanh lý tài sản ước tính, tài khoản tiền gửi của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo…

- Sử dụng những phương án hợp lý để giải quyết những khoản vay có vấn đề, bao gồm những biện pháp từ nhẹ nhàng đến kiên quyết tuỳ theo tình trạng của khoản vay và tình trạng của khách hàng.

Tùy theo điểu kiện nền kinh tế, mà ngân hàng có hướng xử lý khác nhau. Cụ thể:

- Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng ổn định, hoạt động của các doanh nghiệp diễn ra bình thường, khi khách hàng vay không trảđược chứng tỏ việc quản lý điều hành doanh nghiệp kém hiệu quả, do đó ngân hàng cần áp dụng những biện pháp nhằm tối đa hoá quá trình thu hồi nợ, thu được nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất.

+ Chuyển nợ quá hạn: Nếu khách hàng không đủ điều kiện để gia hạn nợ, ngân hàng chuyển nợ quá hạn để buộc doanh nghiệp phải thu xếp trả nợ vì lãi suất nợ quá hạn cao hơn lãi suất nợ trong hạn.

+ Phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng: Khi khách hàng mất khả

năng thanh toán vì không còn nguồn thu nào thì ngân hàng áp dụng hình thức này vì đây là nguồn thu nợ thứ hai. Tuỳ theo thoả thuận, bên bán tài sản thế

chấp, cầm cố có thể là ngân hàng, khách hàng hay bên thứ ba hoặc phối hợp cùng bán, uỷ quyền cho bên thứ ba bán trực tiếp hay bán đấu giá.

+ Nhận hay mua lại tài sản đảm bảo: Để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, ngân hàng có thể nhận hay mua lại tài sản đảm bảo nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh, đầu tư của ngân hàng vì nếu mua các tài sản không cần thiết cho dù có mua rồi bán lại thì cũng làm tăng chi phí của ngân hàng. Đối với tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, các khoản tiền gửi có kỳ hạn,… ngân hàng dựa trên các cam kết uỷ quyền trong hợp đồng tín dụng để tiến hành thu hồi nợ. Đối với các tài sản đảm bảo khác, nếu mua lại phải theo giá thị trường và được sựđồng ý của khách hàng.

+ Nhận các khoản tiền hay tài sản từ bên thứ ba: Khi khách hàng vay có bảo lãnh thì ngân hàng có thể nhận tiền hay xử ly tài sản từ bên bảo lãnh để

trừ nợ.

+ Khai thác, sử dụng tài sản đảm bảo: Nếu tài sản đảm bảo chưa thể xử

lý thì ngân hàng có thể khai thác, sử dụng tài sản đảm bảo bằng cách chuyển giao tài sản đảm bảo cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Nam Việt Ngân hàng. Số tiền thu được từ việc sử dụng, khai thác tài sản sẽđược trừ vào nghĩa vụ trả nợ sau khi trừ chi phí cần thiết.

+ Khởi kiện theo quy định của pháp luật: Nếu doanh nghiệp phá sản, mất khả năng thanh toán hay cố ý lừa đảo thì ngân hàng yêu cầu toà án xử lý theo luật định.

+ Xoá nợ: ngân hàng thực hiện xoá nợ đối với các khoản tín dụng hội đủ điều kiện để xử lý rủi ro, hoặc theo chỉ định của Chính phủ, nhằm lành mạnh hoạt động tín dụng bằng cách giảm lợi nhuận hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro.

- Trong điều kiện kinh tế khủng hoảng, gặp nhiều khó khăn như hiện nay Ngân hàng cần hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn để cải thiện chất lượng của khoản vay, từđó có thể tối đa hoá số nợ có thể thu hồi cũng như tạo ra cơ

hội khác cho ngân hàng đối với khách hàng này. Các biện pháp có thể thực hiện như cơ cấu lại nợ, cho vay đảo nợ, hoãn nợ… Nếu khách hàng không còn khả năng và cơ sở để phục hồi, chất lượng khoản vay có chiều hướng xấu hơn, ít cơ hội thu hồi nợ và lãi thì tiến hành thanh lý nợ và các thủ tục liên quan đến thanh lý, tích cực thu hồi nợ.

+ Cơ cấu lại nợ: gắn liền với việc các doanh nghiệp phải thực hiện tái cơ

cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh để có thể tăng khả năng trả nợ và phát triển trong tương lai. Cơ cấu nợ được thực hiện bằng cách gia hạn nợ, định lại kỳ

hạn trả nợ cho doanh nghiệp, xem xét cho vay trung và dài hạn, bù đắp cơ cấu khoản vay ngắn hạn để hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại dòng tiền, thực hiện miễn, giảm phần lãi với các khách hàng có thiện chí trả nợ, miễn, giảm phần lãi phạt quá hạn khi khách hàng trảđầy đủ nợ gốc và phần lãi còn lại theo hợp

đồng tín dụng đã ký kết.

+ Hoãn nợ: Thực hiện khi doanh nghiệp chắc chắn sẽ có một nguồn thu trong tương lai (ví dụ 3 tháng). Sau khi gia hạn nợ, đến thời điểm phải thanh toán mà khách hàng không thể trảđược nợ, nhưng trong tương lai khách hàng sẽ có nguồn thu được đảm bảo bằng giấy tờ trên thực tế (như cam kết thanh toán của đối tác khách hàng), sau 3 tháng, khi có nguồn khách hàng sẽ thanh toán cho ngân hàng vốn, lãi (chốt tại thời điểm khách hàng xin hoãn) và lãi của 3 tháng (vẫn tính lãi trong hạn cho khách hàng).

+ Cho vay đảo nợ: Khi thực hiện cho vay đảo nợ, ngân hàng phải thẩm

định và phê duyệt, cấp tín dụng kho khách hàng như một khoản vay mới,

đồng thời xác định mục đích vay là để cơ cấu lại khoản nợ cũ. Cho vay đảo nợ là một dạng cơ cấu lại khoản vay một cách toàn diện trong điều kiện khách hàng vẫn hoạt động kinh doanh chứ không ngừng hoạt động (bao gồm cả hoạt

động thu hồi nợ của doanh nghiệp) và do đó ở các kỳ trả nợ sau ngân hàng có tiền trảđúng hạn ít nhất là kỳđầu tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)