Tổ chức kiểm tra các khoản cho vay nhằm kịp thời phát hiện rủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 66 - 69)

tín dụng và xử lý

Việc giám sát và theo dõi nợ vay nhằm ràng buộc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và tuân thủ các quy định của ngân hàng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ kiểm tra tình hình lạm phát dẫn đến tăng chi phí hoặc hàng hóa của doanh nghiệp đã bị giảm sức mua, do cạnh tranh gia tăng, doanh nghiệp bị mất dần thị phần, doanh nghiệp yếu kém về

mặt quản trị dẫn đến sai lầm về chiến lược kinh doanh. Đối với khách hàng là các nhân, tình trạng mất việc làm, ốm đau hoặc tai nạn sẽ gây bất lợi đến khả

năng trả nợ của cá nhân đó.

Việc giám sát nợ vay tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Thực hiện việc kiểm tra theo những kỳ hạn nhất định. Thực hiện phân loại khoản vay theo quy mô giá trị của nó để sử dụng phương pháp kiểm tra thích hợp. Định kỳ 30, 60, 90 ngày ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra các khoản vay lớn (ví dụ khách hàng doanh nghiệp dư nợ >= 5 tỷ, khách hàng cá nhân dư nợ >= 1 tỷ). Đối với các khoản vay nhỏ do số lượng nhiều nên có thể dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc phân nhóm theo giá trị để tiến hành kiểm tra.

- Nguyên tắc 2: Khi kiểm tra đánh giá thẩm định cần xem xét một cách cẩn thận những đặc điểm quan trọng của mỗi khoản vay. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo để thường xuyên xem xét theo dõi trạng thái chất lượng của các khoản vay đặc biệt thay đổi theo chiều hướng xấu đi và trở thành khoản vay có vấn đề.

Hệ thống chỉ tiêu bao gồm các nội dung như sau:

+ Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: kế hoạch trả lương và phụ cấp, tình hình tồn kho, tiêu thụ hàng hoá, những tác động bên ngoài.

+ Phân tích tình hình tài chính của khách hàng như lợi nhuận, doanh thu, chi phí, vòng quay vốn, quản lý chi phí, tình hình công nợ, đòn bẩy tài chính.

+ Phân tích tài sản đảm bảo: sự biến động về giá trị tăng lên so với giá trị

ban đầu, tình trạng bảo quản, quản lý tài sản, những thay đổi về giá trị chất lượng, quyền chi phối của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo để ngân hàng có

đủ tư cách về mặt pháp lý trong trường hợp phát mãi tài sản khi người đi vay không trảđược nợ.

+ Xếp hạng và phân loại tín dụng: Phân tích chất lượng tín dụng, phân loại khoản vay, phân loại khách hàng theo đúng nguyên tắc để đưa ra kế

hoạch kiểm tra, phòng ngừa và xử lý. Nó nhằm xác định mức độ rủi ro hiện tại của khách hàng so với khi ký kết hợp đồng cho vay, để từ đó làm căn cứ

xem xét thực hiện giám sát và khi xét cho vay mới. Nếu mức độ rủi ro tăng thì

định kỳ kiểm tra giám sát cần rút ngắn lại, và xem xét có nên tiếp tục cho khách hàng tiếp tục sử dụng vốn, có kế hoạch tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng. Khi xét cho vay mới, dựa vào đồ thị mức độ rủi ro của khách hàng mà xác định hạn mức cho vay, hình thức đảm bảo.

Việc kiểm tra đột xuất đối với các khoản vay khi có các dấu hiệu sau: + Khách hàng có những trì hoãn không bình thường và không có lý do trong việc chậm nộp các báo cáo tài chính, trả nợ theo lịch hoặc không liên lạc với cán bộ tín dụng của ngân hàng.

+ Chậm trễ trong việc trả nợ.

+ Khách hàng vay là doanh nghiệp thì có những thay đổi trong phương pháp tính khấu hao, phân phối hay trích lập các quỹ, xác định giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập. Giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp thay đổi bất thường.

+ Lợi nhuận ròng của năm sau nhỏ hơn năm trước.

+ Có thay đổi về doanh thu hoặc lượng tiền mặt thực tế so với dự kiến ban đầu.

+ Có những biến động lớn về số dư tiền gửi tại ngân hang.

+ Các chỉ tiêu thẩm định tài chính có diễn biến theo chiều hướng xấu: khả năng thanh toán giảm sút, thời gian thu hồi công nợ ngày càng tăng, hang tồn kho tăng đáng kể…

+ Đề nghị ngân hàng cơ cấu lại thời hạn thường xuyên.

- Nguyên tắc 3: Ngân hàng phải luôn theo dõi tình trạng của các khoản cho vay lớn nhất.

- Nguyên tắc 4: Tăng cường lịch trình theo dõi, giám sát theo dõi trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng hay phần lớn các khoản vay của ngân hàng phát sinh nhiều vấn đềđáng chú ý nhấ là hiện tại nợ xấu đang là bài toán nan giải của các ngân hàng. Tập trung kiểm tra ở những khách hàng thuộc những ngành nghềđang rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng thừa, tình trạng đóng băng như bất động sản, chưng1 khoán, xuất khẩu…

- Nguyên tắc 5: Nhận diện và xử lý kịp thời đối với các khoản vay có vấn đề từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm tình trạng phức tạp và nợ khó

đòi.

* Việc kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác giám sát khoản vay: Bộ

phận quản lý rủi ro thực hiện giám sát bộ phận quan hệ khách hàng phân tích các chỉ tiêu này tạo nên cơ chế kiểm tra, giám sát liên tục, song song nhằm ngăn ngừa mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ khách hàng với khách hàng vay, mức độ trung thực trong tờ trình, tinh thần trách nhiệm của nhân viên ngân hàng, chủđộng và tăng khả năng phát hiện các khoản vay có vấn đề phát sinh rủi ro tín dụng, báo cáo lãnh đạo từđó xử lý kịp thời, hạn chế tổn thất. Tổ

chức kênh thông tin thông suốt, đảm bảo mọi hướng dẫn, chỉ đạo của Ban giám đốc đều được truyền đạt đúng, đầy đủ đến từng cán bộ tín dụng và mọi phản ánh của doanh nghiệp đều được trình báo với Ban giám đốc kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)