Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 35)

2.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Nam Việt trước đây gọi là Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên thuộc tỉnh Kiên Giang, được thành lập từ năm 1995 với vốn

điều lệ 3 tỷđồng theo Giấy phép số 00057/NH-CP ngày 18/09/1995 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và Giấy phép thành lập số 1217/GP-UB ngày 17/10/1995 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp. Với điểm xuất phát là ngân hàng thương mại nông thôn nên hoạt động chính của ngân hàng tập trung chủ yếu với tín dụng nông nghiệp dành cho các khách hàng là nông gia trên toàn tỉnh Kiên Giang.

Đến năm 2004, vốn điều lệ chỉ còn 1,5 tỷ đồng, ngân hàng có nguy cơ

phá sản và phải ở trong tầm kiểm soát đặc biệt. Sau đó, các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần liên hiệp vận chuyển Gemadept, Công ty cổ phần khu công nghiệp Tân Tạo, Công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc… tham gia đầu tư. Đến năm 2005, ngân hàng mới khôi phục và bắt đầu có lãi. Năm 2006, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng TMCP nông thôn thành ngân hàng TMCP đô thị.

Hiện nay, ngân hàng hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005193 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (đăng ký lần đầu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 050046 ngày 02/11/1995 của Ủy ban kế hoạch tỉnh Kiên Giang), giấy đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5 ngày 03/12/2010.

Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt. Tên giao dịch quốc tế: Nam Viet Commercial Join Stock Bank. Tên viết tắt: Navibank.

Trụ sở chính: Số 343 Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM.

2.1.2. Hệ thống tổ chức ngân hàng:

Hình 2.1. Hệ thống cơ cấu tổ chức của Navibank

(Nguồn: Website của Navibank ) [11]

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NAVIBANK 2.2.1. Các hoạt động cho vay chính của ngân hàng 2.2.1. Các hoạt động cho vay chính của ngân hàng

- Khách hàng cá nhân:

+ Cho vay mua nhà, đất dự án, xe ô tô, bất động sản, xây dựng nhà, sửa chữa nhà.

+ Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh, cho vay trung hạn hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh.

+ Cho vay tiêu dùng. + Cho vay du học.

+ Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (STK). + Cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý.

+ Mua bán kỳ hạn cổ phiếu chưa niêm yết (Repo cổ phiếu). - Khách hàng doanh nghiệp:

+ Cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay trung hạn hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh.

+ Tài trợ nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu, tài trợ sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.

+ Cho vay đầu tư nhà xưởng, nhà kho, văn phòng, đầu tư tài sản cốđịnh, thực hiện dự án nhà ở, đất ở.

+ Sản phẩm tín dụng dành cho các doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô. + Cho vay đầu tư xe ô tô, tàu biển đối với các doanh nghiệp vận tải. + Thấu chi tài khoản tiền gửi (tín chấp).

2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng. Từ nguồn vốn huy động, ngân hàng thông qua hoạt động của mình chuyển hóa thành nguồn vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế, từ đó tạo nguồn thu nhập bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng vì vậy ngân hàng cần quản lý các khoản nợ một cách hiệu quảđể kiểm soát và phòng ngừa rủi ro.

Trên cơ sở nhận định mức độ rủi ro của thị trường, ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng và luôn có sự

điều chỉnh về chính sách tín dụng cho phù hợp với những diễn biến của thị

trường, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

Với mục tiêu chính là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, do đó, nếu phân loại dư nợ tín dụng của ngân hàng theo thành phần kinh tế thì bao gồm 2 thành phần đó là khách hàng là cá nhân và khách hàng là tổ chức kinh tế.

Trong giai đoạn 2007-2011, doanh số cho vay của ngân hàng Nam Việt tăng qua các năm, đặc biệt tăng cao vào năm 2009 do thực hiện cho vay hỗ

trợ lãi suất theo quy định của Nhà nước,cụ thể:

Năm 2007, dư nợ tín dụng đạt 4.363.446 triệu đồng trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 37,56%, chủ yếu tập trung vào cho vay khách hàng cá nhân với dư

nợ là 2.439.378 triệu đồng (chiếm 55,9%). Nếu phân loại dư nợ tín dụng theo

đơn vị, dư nợ tín dụng tại Hội sở chính đạt 2.779.601 triệu đồng, chiếm 63,7% tổng dư nợ, kế đến là Chi nhánh Hà Nội với dư nợ tín dụng là 673.141 triệu đồng, chiếm 15,43% tổng dư nợ.

Năm 2008, dư nợ tín dụng đạt 5.474.559 triệu đồng, tăng 1.111.113 triệu đồng (tăng 25,46%) so với năm 2007. Dư nợ tín dụng tăng chủ yếu từ

khách hàng tổ chức kinh tế (1.248.364 triệu đồng), và dư nợ của khách hàng tổ chức kinh tế là 3.172.432 triệu đồng, chiếm 57,95%. Phân loại theo đơn vị

thì dư nợ tín dụng tại Hội sở chính đạt 3.359.655 triệu đồng, chiếm 61,36% tổng dư nợ, kế đến là Chi nhánh Hà Nội với dư nợ tín dụng là 798.638 triệu

đồng, chiếm 14,59% tổng dư nợ.

Năm 2009, dư nợ tín dụng đạt 9.959.607 triệu đồng, tăng 4.485.049 triệu

đồng (81,93%) so với năm 2008. Trong năm 2009, các TCTD thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất nằm trong gói hỗ trợ kích cầu của Chính phủ, phần lớn dư

nợ của hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất thuộc về các đối tượng là doanh nghiệp, vì vậy dư nợ cũng tăng chủ yếu từ khách hàng tổ chức kinh tế (tăng

3.578.475 triệu đồng), và dư nợ của khách hàng là tổ chức kinh tế là 6.750.907 triệu đồng, chiếm 67,78%. Điều này thể hiện Ngân hàng đã tích cực triển khai hiệu quả, an toàn và đúng quy định chương trình hỗ trợ lãi sất của Chính phủ. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của ngân hàng năm 2009 đạt 1.876.695 triệu đồng, tập trung chủ yếu nhóm ngành công nghiệp chế biến, thủy sản, xây dựng và thương nghiệp. Dư nợ tín dụng tại Hội sở chính đạt 6.406.726 triệu đồng, chiếm 64,3% tổng dư nợ, kế đến là Chi nhánh Hà Nội với dư nợ tín dụng là 882.151 triệu đồng, chiếm 8,86% tổng dư nợ.

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn thì trong 3 năm (năm 2007, 2008, 2009) dư nợ tín dụng của ngân hàng chủ yếu tập trung ở trung dài hạn (chiếm 62,44%, 64,17% và 50,74%), điều này tạo nên rủi ro cho ngân hàng khi hoạt

động huy động vốn lại chủ yếu tập trung ở kỳ ngắn hạn.

Năm 2010, dư nợ tín dụng đạt 10.766.555 triệu đồng, tăng 806.947 triệu

đồng (8,10%) so với năm 2009, dư nợ tập trung chủ yếu ở khách hàng tổ chức kinh tế (chiếm 64,4%). Tuy nhiên dư nợ tín dụng tăng chủ yếu từ dư nợ khách hàng cá nhân (tăng 625.078 triệu đồng), tăng gấp xấp xỉ 3,5 lần so tăng từ dư

nợ tín dụng khách hàng tổ chức kinh tế (181.870 triệu đồng). Cơ cấu dư nợ tín dụng tính theo đơn vị thì tại Sở giao dịch dư nợ tín dụng đạt 5.921.179 triệu

đồng, chiếm 55% tổng dư nợ, kế đến là Chi nhánh Hải Phòng với dư nợ tín dụng là 972.156 triệu đồng, chiếm 9,03% tổng dư nợ, Chi nhánh Hà Nội với dư nợ tín dụng là 924.395 triệu đồng, chiếm 8,56% tổng dư nợ.

Năm 2011, dư nợ tín dụng đạt 12.914.682 triệu đồng, tăng 2.148.127 triệu đồng (19,95%) so với năm 2010, tập trung chủ yếu ở khách hàng tổ chức kinh tế (9.496.869 triệu dồng, chiếm 73,54%). Dư nợ tín dụng tăng chủ yếu từ đối tượng khách hàng tổ chức kinh tế (tăng 2.564.092 triệu đồng) do năm 2011, thực hiện việc điều chỉnh tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, do đó toàn bộ dư nợ tín dụng tăng thêm chủ yếu tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh

doanh. Phân loại dư nợ tín dụng theo đơn vị thì dư nợ tín dụng tại Sở giao dịch đạt 6.587.406 triệu đồng, chiếm 51% tổng dư nợ, kếđến là Chi nhánh Hà Nội với dư nợ tín dụng là 1.462.975 triệu đồng, chiếm 11,33% tổng dư nợ, chi nhánh Hải Phòng với dư nợ tín dụng là 911.558 triệu đồng, chiếm 7,06% tổng dư nợ.

Năm 2010-2011, cơ cấu dư nợ đã có cải thiện đáng kể khi kiểm soát

được tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong năm 2010, 2011 lần lượt chỉ còn 42,74%, 40,55%, khống chế tốt tỷ trọng cho vay liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và bất động sản để tập trung qua lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của NHNN.

Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay các tổ chức kinh tế, dân cư, cải thiện cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn, mạnh dạn hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều hình thức tín dụng khá phong phú.

Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng và cơ cấu dư nợ tín dụng của Navibank (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Dư nợ tín dụng 4.363.446 5.474.559 9.959.607 10.766.555 12.914.682 Tăng/Giảm so với năm trước - 1.111.113 4.485.049 806.947 2.148.127 Tỷ lệ % - 25,46 81,93 8,10 19,95 Theo thành phần kinh tế - Cá nhân 2.439.378 2.302.127 3.208.700 3.833.778 3.417.812 -Tổ chức kinh tế 1.924.068 3.172.432 6.750.907 6.932.777 9.496.869 Theo thời hạn - Ngắn hạn 1.638.836 1.961.766 4.906.178 6.165.442 7.677.846 - Trung dài hạn 2.724.610 3.512.793 5.053.429 4.601.113 5.236.836 Theo đơn vị - Hội sở chính 2.779.601 3.359.655 6.406.726 - 4.579 - Sở giao dịch - - - 5.921.179 6.587.406 -CN Kiên Giang 201.429 268.933 561.947 623.139 421.249 - CN Hà Nội 673.141 798.638 882.151 924.395 1.462.975

- CN Hải Phòng 265.465 506.306 706.205 972.156 911.558 - CN Đà Nẵng 288.839 334.482 442,975 413.126 390.462 - CN Cần Thơ 154.971 206.545 273.818 231.304 249.319 - CN TT Huế - - 84.184 115.231 122.408 - CN Bình Dương - - 236.001 239.692 227.309 -CN Tiền Giang - - 66.405 181.488 358.262 - CN Bà Rịa - Vũng Tàu - - 127.795 227.576 169.442 - CN Đồng Nai - - 97.323 201.537 187.771 -CN Long An - - 65.358 378.500 549.436 - CN Bắc Ninh - - 8.720 98.720 272.600 - CN An Giang - - - 93.330 173.492 - CN Vĩnh Long - - - 145.183 174.655 - CN Bạc Liêu - - - - 138.333 - CN Bắc Giang - - - - 243.353 - CN Thái Nguyên - - - - 71.017 - CN Cà Mau - - - - 181.050 - CN Hưng Yên - - - - 18.107

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Navibank năm 2007-2011) [5]

2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NAVIBANK 2.3.1. Các thông tin và chỉ tiêu liên quan đến rủi ro 2.3.1. Các thông tin và chỉ tiêu liên quan đến rủi ro

2.3.1.1. Phân loi n

Kết quả phân loại nợ của ngân hàng giai đoạn 2007-2011 cho thấy chất lượng tín dụng đang giảm sút do dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 có xu hướng tăng qua các năm.

Dư nợ tín dụng tăng qua các năm, theo đó dư nợ nhóm 1 cũng tăng cho thấy sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Nam Việt. Nhìn chung dư nợ nhóm 2 đến nhóm 5 cũng tăng theo qua các năm, tuy có sự thay

đổi tăng giảm giữa các nhóm, do nợ từ nhóm cao do tiếp tục quá hạn và bị

chuyển xuống nhóm thấp hơn. Và khi thu hồi được nợ từ khách hàng hoặc khách hàng được gia hạn nợ cũng làm cho dư nợ theo nhóm giảm tương ứng.

Năm 2008, Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế nên thị trường tài chính trong nước gặp nhiều khó khăn, gây sức ép lên hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Sản xuất, kinh doanh cũng như hoạt động xuất nhập khẩu khó khăn, thị trường bất động sản và chứng khoán đóng băng… nên khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng do mất khả năng thanh toán, làm gia tăng nợ xấu cho ngân hàng. Dư nợ nhóm 2 của Navibank tăng đột biến, từ 7.704 triệu đồng lên 253.102 triệu đồng (tăng 245.398 triệu đồng, tỷ

lệ tăng trưởng 134%). Dư nợ nhóm 3, 4, 5 cũng đồng loạt tăng do khách hàng gặp khó khăn về việc thanh khoản, nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

Năm 2009, Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do

ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu năm 2008, tuy nhiên với sự lãnh đạo tài tình, chỉ đạo kịp thời, Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành công việc kiểm soát thị trường tài chính, đưa hệ

thống ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung cơ bản vượt qua khủng hoảng, khó khăn. Với chương trình cho vay kích cầu của Chính Phủ, dư nợ nhóm 1 của Navibank tăng 4.548.263 triệu đồng, từ 5.062.383 triệu đồng lên 9.610.646 triệu đồng. Dư nợ nhóm 2 giảm mạnh, chỉ còn gần 50% so với năm 2008. Dư nợ nhóm 3, 4 tăng không đáng kể, tuy nhiên dư nợ

nhóm 5 lại tăng vọt, 91.826 triệu đồng (2009), gấp 5,37 lần so với năm 2008 là 17.097 triệu đồng. Điều này thể hiện công tác thu hồi nợ, giải quyết nợ quá hạn tại Navibank chưa hiệu quả, có thể bắt nguồn từ giai đoạn thẩm định khách hàng chưa tốt dẫn đến nợ nhóm 2, 3,4 chuyển dần sang nợ nhóm 5, chất lượng hoạt động tín dụng giảm sút.

Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nguy cơ lạm phát sau thời kỳ suy thoái, khủng hoảng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn, trì trệ, sự bất ổn của thị trường với sự mất giá liên tục của VND so

với các đồng tiền chủ chốt khác…Để kiểm soát lạm phát, Chính phủ và NHNN chỉ đạo quyết liệt trong vấn đề kiểm soát tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại nên dư nợ tín dụng năm 2010 tăng chậm lại. Tuy nợ

nhóm 4 có sự suy giảm nhưng dư nợ nhóm 2, 3, 5 vẫn tiếp tục tăng nhẹ.

Năm 2011, nền kinh tế vẫn nằm trong giai đoạn khó khăn, thị trường bất

động sản vẫn chưa có sự chuyển mình…Ngân hàng Nhà nước thực hiện mạnh mẽ các biện pháp nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, điều chỉnh cơ

cấu tín dụng…. Dư nợ cả 5 nhóm đều tăng, trong đó nhóm 2, 3 tăng mạnh xuất phát từ việc tăng trưởng tín dụng nhanh năm 2009 cộng với sự khó khăn chung của nền kinh tế gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp ảnh hưởng

đến khả năng trả nợ. Đồng thời Navibank dù đã thực hiện nhiều biện pháp để

thu hồi nợ nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.3: Phân loại nợ giai đoạn 2007-2011 của Navibank

(Đơn vị: triệu đồng) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Dư nợ tín dụng 4.363.446 5.474.559 9.959.607 10.766.555 12.914.682 Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 4.348.640 5.062.383 9.610.646 10.361.797 12.162.416 Nhóm 2: Nợ cần chú ý 7.704 253.102 104.725 163.656 375.630 Nhóm 3: Nợ

dưới tiêu chuẩn 1.468 49.097 49.590 55.444 103.610 Nhóm 4: Nợ

nghi ngờ 1.783 92.878 102.819 70.316 98.608

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất

vốn 3.851 17.097 91.826 115.342 174.418 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Navibank năm 2007-2011) [5]

2.3.1.2. Các t lđánh giá ri ro tín dng

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai như hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Và Navibank dường như cũng không thoát ra khỏi quy luật khắc nghiệt đó của thị trường. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản trị rủi ro tín dụng, đòi hỏi phải được tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai.

Bảng 2.4: Các tỷ lệđánh giá rủi ro tín dụng của Navibank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)