Nâng cao hiệu quả thẩm định hồ sơ vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 60 - 63)

Thẩm định là một trong những khâu quan trọng và hết sức cần thiết để

giúp ngân hàng đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác, đảm bảo chất lượng các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Thực hiện tốt công tác thẩm định trên cơ sở xem xét, nghiên cứu kết quả, xếp hạng khách hàng và đối chiếu thực tế thông tin mà khách hàng cung cấp. Bộ phận thẩm định phải hoạt động độc lập nhằm đảm bảo công tác thẩm định được thực hiện một cách khách quan và độc lập.

- Thu thập và quản lý thông tin khách hàng:

Trung bình Điểm trung hoà - Hạn mức cho vay thấp - Hình thức đảm bảo rủi ro thấp - Không cần đảm bảo hoặc hình thức đảm bảo rủi ro cao - Hạn mức cho vay cao

- Lãi suất cho vay

ưu đãi Khách hàng ở mức độ rủi ro cao Khách hàng ở mức độ rủi ro thấp T ă ng c ườ ng ki m soát

Bước 1: Thu thập thông tin

Thông tin được thu thập một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời về khách hàng, về thị trường, có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro. Các nguồn thu thập thông tin cụ thể:

+ Thu thập thông tin từ khách hàng: Trước hết khai thác thông tin về

khách hàng dựa trên hồ sơ và giấy tờ pháp lý có liên quan do khách hàng cung cấp khi nộp hồ sơ vay vốn. Phân tích báo cáo tài chính các năm gần đây của khách hàng doanh nghiệp hoặc qua lịch sử vay trả nợ đối với khách hàng cá nhân thể hiện uy tín của khách hàng. Các báo cáo tài chính do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, hoặc nếu có nhưng cần xem xét về uy tín của kiểm toán viên và công ty kiểm toán.

+ Thu thập thông tin từ đối tác của khách hàng, cơ quan quản lý và các ngân hàng khác: Một trong những nguồn thông tin quan trọng mà ngân hàng cần phải quan tâm trong công tác thẩm định hồ sơ của khách hàng là thông tin từ đối tác của khách hàng, những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, cơ

quan quản lý khách hàng, cơ quan thuế, cơ quan điều tra, thanh tra, báo chí, mạng Internet, trung tâm thông tin tín dụng của NHNN. Việc liên kết với các ngân hàng mà khách hàng có quan hệ để hợp tác, chia sẻ thông tin là một công việc mang tính lâu dài và có ý nghĩa thiết thực.

+ Thu thập thông tin từ thị trường: Việc khai thác thông tin mang tính chất thị trường cũng góp phần không nhỏ trong quá trình thẩm định về hiệu quả kinh doanh, hoạt động của khách hàng như uy tín của doanh nghiệp, sản phẩm, mặt hàng khách hàng kinh doanh, đầu tư, tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản bảo đảm. Thu thập thông tin từ thị trường để nắm bắt chu kỳ

kinh tế của các ngành nghề để xác định nên cho vay hay không nên cho vay tại thởi điểm hiện tại khi mà ngành nghề mà khách hàng sản xuất kinh doanh hay đầu tưđang rơi vào suy thoái, khủng hoảng.

Bước 2: Xử lý thông tin

Sau khi thu thập các nguồn thông tin về khách hàng, việc xử lý thông tin

đòi hỏi phải cẩn thận, dựa trên giấy tờ và thực tế kiểm tra để nhằm khẳng định tính chính xác, tin cậy của thông tin, từ đó đưa ra nhận định xác đáng về

khách hàng.

Bước 3: Quản lý thông tin:

Việc xử lý thông tin phục vụ cho công tác ra quyết định tín dụng, sau đó thông tin về khách hàng phải đưa vào lưu trữ, đảm bảo bảo mật thông tin cho khách hàng.

Việc quản lý thông tin cần phải có quy chế thực hiện, phân công rõ trách nhiệm đảm bảo thông tin không được rò rỉ, nhân viên ngân hàng không được sử dụng thông tin để phục vụ mục đích mưu lợi cá nhân, các thông tin khi khai thác cần có hệ thống theo dõi, khai báo tên nhân viên xử lý thông tin.

Tổ chức và duy trì tốt hệ thống quản lý thông tin trên cơ sở cập nhật thường xuyên thông tin về khách hàng, hệ thống thông tin thông suốt từ

phòng giao dịch đến hội sở. Thông tin về khách hàng được lưu trữ vĩnh viễn, thể hiện việc chăm sóc khách hàng tốt, phục vụ nhu cầu của ngân hàng khi khách hàng sau thời gian dài quy trở lại giao dịch tại ngân hàng.

- Tổ chức thẩm định thông tin khách hàng:

Khách hàng mục tiêu mà ngân hàng hướng đến là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Đối với loại khách hàng này thì thông tin về tài chính thì thường thiếu và có thể không chính xác vì khách hàng khó có thể cung cấp được báo cáo tài chính đã qua kiểm toán do hạn chế

về kinh phí thực hiện kiểm toán, do đó ngoài thông tin tài chính mà khách hàng cung cấp trong hồ sơ đề nghị vay vốn, ngân hàng còn tiến hành thu thập cả thông tin phi tài chính để bổ sung nguồn thông tin.

- Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng: Sau khi thu thập thông tin về

khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích, xử lý, thẩm định tính chính xác của thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng, của hồ sơ vay vốn

để tránh xảy ra sai sót, nhầm lẫn thông tin làm căn cứ quyết định cho vay. + Phân tích phi tài chính: Sử dụng mô hình 6C.

+ Phân tích tài chính:

Phân tích đối với ngân hàng: Phải xem xét việc cho vay của ngân hàng có phù hợp với quy định hiện hành hay không; khả năng nguồn vốn của ngân hàng; khả năng kiểm soát khoản cho vay, khả năng thu nợ; ngân hàng cần xác

định khả năng còn có thể cho vay và đảm bảo tỷ lệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; hiệu quả của khoản vay; phân tích các rủi ro có thể xuất hiện

đối với khoản cho vay.

Phân tích đối với khách hàng: bao gồm đánh giá khái quát về quản trị

vốn và các hoạt động kinh doanh, phân tích các chỉ tiêu tài chính, phân tích chu chuyển tiền tệ, phân tích các dự báo tài chính…

Một số chỉ tiêu gồm: nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt

động, nhóm chỉ tiêu cân nợ, nhóm chỉ tiêu doanh lợi (ROS, ROA, ROE) Thông qua phân tích, ngân hàng sẽ nắm toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính thực tế của khách hàng để từđó xác định năng llực trả nợ vay của khách hàng, khả năng tạo ra lợi nhuận và thiệt hại mà ngân hàng gánh chịu khi có rủi ro. Đồng thời ngân hàng sẽ xác định được hạn mức cho vay, thời hạn cho vay và xác định kỳ hạn trả nợ khoa học và hợp lý

Sau khi thẩm định, nếu hồ sơ vay vốn của ngân hàng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, ngân hàng sẽ từ chối cho vay, ngược lại, nếu hồ sơ phản ánh tình hình hoạt động của khách hàng tốt thì ngân hàng sẽ tiến hành tiếp tục thủ tục cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 60 - 63)