Nguyên nhân liên quan đến khách hàng vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 53 - 60)

- Đối với khách hàng doanh nghiệp:

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay. Số

lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để

chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

Hoạt động kinh doanh không được quản lý tốt, đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thiếu thông tin tài chính, không có kế hoạch kinh doanh được triển khai, các sản phầm không có sự gắn kết, không có khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường, năng lực tài chính yếu, năng lực quản lý kinh doanh hạn chế. Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô

kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giảm sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Sự mất đoàn kết nội bộ trong Hội đồng quản trị, ban điều hành của doanh nghiệp gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, làm mất uy tín của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ.

Các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp không tuân thủ các chếđộ

hạch toán kế toán Việt Nam, thời gian ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất, gian lận, thiếu sót , làm đẹp các số liệu để được vay vốn với dư nợ cao. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phân tích tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

Khách hàng không có thiện chí trả nợ mặc dù hoạt động kinh doanh có hiệu quả, làm mất uy tín trong kinh doanh.

- Đối với khách hàng cá nhân:

Hoạt động kinh doanh không thuận lợi.

Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc hoặc chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động. Cá nhân khách hàng gặp nhiều chuyện bất thường trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn nên ảnh hưởng khả năng hoàn trả cho ngân hàng.

Đạo đức cá nhân không tốt: Cố tình lừa ngân hàng, sử dụng tiền vay không đúng mục đích.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong nhiều năm qua, Ngân hàng TMCP Nam Việt luôn phấn đấu để trở

thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam và đã có những thành công bước đầu khả quan. Cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của Navibank tăng so với năm 2010, tuy vẫn còn nằm trong ngưỡng cho phép của NHNN nhưng so với mức 3% theo quy định thì tỷ lệ nợ xấu là 2,92% là một tỷ lệ khá cao. Nếu công tác quản lý rủi ro không được thực hiện tốt thì tỷ lệ này vượt giới hạn cho phép là một điều không tránh khỏi. Do đó, việc phòng ngừa, phát hiện và kiểm soát rủi ro tín dụng là một yêu cầu hết sức cấp bách và cần thiết trong công tác quản lý rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng cũng nhưng hoạt động ngân hàng nói chung. Đồng thời điều này sẽ đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng từ hoạt động tín dụng mang lại, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, nâng cao uy tín và vị thế

của Navibank.

Trong chương 2, đề tài đã đề cập đến tổng quan về Ngân hàng TMCP Nam Việt, phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Theo đó, chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng tại Navibank bao gồm nguyên nhân thuộc về ngân hàng, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân liên quan đến khách hàng vay.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NAVIBANK

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Nam Việt trong thời gian vừa qua (2007-2011) có sự tăng trưởng không ngừng. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, Chính phủ

và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành một số văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng, thêm vào kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vay vốn, tác động đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tính đến thời điểm 31/12/2011, tỷ lệ nợ

xấu của Navibank là 2,92% trên tổng dư nợ, dù vẫn nằm trong tỷ lệ an toàn mà NHNN cho phép nhưng so với mức cho phép là 3% thì sự chênh lệch không đáng kể, điều này cho thấy rằng hoạt động tín dụng tại Navibank còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, việc kiểm soát, hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng tại Navibank là vô cùng cần thiết.

3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NAVIBANK

Xuất phát từ những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, công tác quản trị

rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt giai đoạn tới nên chú trọng những định hướng sau:

- Cơ cấu lại hệ thống tổ chức hoạt động theo mô hình khối nghiệp vụ, phân hoá rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của các phòng ban quy trình tín dụng. Quá trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện tổng thể, liên tục trước và trong sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm đảm bảo tính công bằng trong

hiệu quả và kịp thời, tạo sự an tâm trong trong tác của các nhân viên ngân hàng.

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo đảm tiền vay; áp dụng đúng, đồng bộ quy trình tín dụng và thực hiện quy trình thẩm

định phương án vay vốn khoa học, hợp lý, đánh giá tương đối chính xác đầu vào và đầu ra của phương án vay vốn đểđảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay; xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay, thực hiện tốt hơn nữa công tác đánh giá, giám sát trong công tác tín dụng.

- Thực hiện phân tán rủi ro, đa dạng hoá danh mục các khoản tín dụng theo ngành nghề, quy mô và loại hình sản phẩm. Tránh tập trung vào một hoặc một số ngành, một nhóm khách hàng. Xây dựng chính sách tín dụng cụ

thể, xác định rõ thị trường mục tiêu, loại hình rủi ro có thể chấp nhận được, giới hạn tỷ trọng đầu tư tối đa theo ngành, sản phẩm…trong từng giai đoạn nhất định.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu trong hoạt

động cấp tín dụng. Cấp tín dụng hiệu quả trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các thông tin chính xác của khách hàng.

- Tiêu chuẩn hoá cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng thông qua việc đưa ra tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng.

3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NAVIBANK 3.2.1. Phân loại khách hàng

Phân loại khách hàng là một yêu cầu bắt buộc khi xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, nhằm lượng hoá rủi ro của khách hàng để áp dụng các phương thức quản trị rủi ro thích hợp.

Phân loại khách hàng được thực hiện bằng phương thức chấm điểm với thang điểm rõ ràng cụ thể, phục vụ tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, tránh những phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giúp ngân hàng giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng. Phân loại khách hàng thường dựa vào tính cách, trách nhiệm và độ tin cậy của người vay, lịch sử vay- trả nợ, mức độ rủi ro ngành nghề kinh doanh của khách hàng, những biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, chất lượng các chiến lược kinh doanh, tài sản đảm bảo, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng…

Chấm điểm khách hàng theo thang điểm cụ thể được thực hiện qua các bước sau thu thập và xử lý thông tin; phân loại ngành nghề kinh doanh của khách hàng; phân loại theo quy mô kinh doanh; phân tích các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính; tổng hợp kết quả chấm điểm và xếp hạng; kiểm tra lại các kết quả phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá đối với khách hàng.

Sau khi thực hiện phân loại khách hàng, đối với những khách hàng được xác định mức độ rủi ro thấp thì có thể cho vay không có đảm bảo hoặc áp dụng hình thức đảm bảo có rủi ro cao, hạn mức cho vay, lãi suất ưu đãi. Ngược lại, khách hàng được phân loại ở mức độ rủi ro cao thì có thể cho vay tỷ lệ thấp, áp dụng hình thức cho vay có bảo đảm với tài sản đảm bảo có mức

độ rủi ro thấp. Ngoài ra đối với khách hàng có mức độ rủi ro cao thì cần tăng cường thực hiện công tác kiểm soát thường xuyên (hàng tháng, hàng quý), khách hàng có mức độ rủi ro thấp thì giám sát ở mức độ định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng tuỳ theo thời hạn vay, hạn mức vay.

Mức độ trung bình

Trung bình

Hình 3.1. Sơđồ minh họa việc phân loại khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 53 - 60)