Đứng trên góc độ ngân hàng nhìn nhận một cách đúng đắn về nguyên nhân tự thân ngân hàng gây ra nợ quá hạn, nợ xấu là thực sự cần thiết và cũng là điều kiện tiên quyết để Navibank đưa ra những giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.
- Quy trình thẩm định thiếu thông tin, thiếu các chuẩn mực so sánh để đưa ra kết luận. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng kinh doanh, không xác định được nguồn thu khách hàng từđâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Mặt khác uy tín khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả
tiền vay của khách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban
đầu nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Bộ phận thẩm định chưa được thiết lập độc lập nhằm tạo sự khách quan và độc lập trong công tác thẩm định hồ sơ
vay vốn và thẩm định tài sản bảo đảm khi mà hầu hết các khoản vay tại Navibank đều yêu cầu tài sản đảm bảo. Nếu công tác thẩm định hồ sơ vay vốn hiệu quả thì ngân hàng có thể mở rộng cho vay tín chấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiềm năng.
- Mô hình tổ chức quản trị rủi ro:
Chưa thấy sự tham gia sâu của Phòng quản lý rủi ro và phòng kiểm soát nội bộ trong quá trình giám sát thực hiện quy trình cho vay. Công tác phát hiện rủi ro mang tính thụđộng, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trảđược nợ đúng hạn, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa rủi ro từ xa chưa tốt. Chưa xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đểđánh giá, cảnh báo về rủi ro tín dụng.
Nguồn thông tin còn hạn chế, chưa thực hiện thu thập thông tin đa dạng từ nhiều nguồn, chưa có sự liên thông với các cơ quan khác như thuế, hải
quan… để kiểm chứng những thông tin tài chính và phi tài chính do khách hàng cung cấp để thẩm định hồ sơ vay vốn. Hệ thống thông tin trong nội bộ
ngân hàng còn đơn giản, chưa đầy đủ, chưa cập nhật thường xuyên, quản lý hệ thống thông tin chưa tốt nên việc phân tích, dự báo chưa đạt hiệu quả.
- Tài sản bảo đảm: tài sản là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng nhưng việc xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế rất phức tạp, cả về mặt pháp lý cũng như khả năng chuyển nhượng tài sản, mất thời gian và công sức. Việc định giá tài sản chưa sát thị trường. Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản còn rất phức tạp, đăc biệt là các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo. Khi công chứng giao dịch đảm bảo, các công chứng viên chỉ xác nhận hình thức của hợp đồng hoặc hành vi đại diện của các bên ký hợp đồng chứ không chứng nhận nội dung hợp đồng.
- Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Hiệu quả của việc đánh giá, giám sát trong công tác tín dụng chưa cao dẫn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng đang có khả năng giảm sút. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả
nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích không hiệu quả và bị tổn thất.
- Năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng:
Năng lực thẩm định của các cán bộ còn nhiều hạn chế. Các ngành nghề
của các doanh nghiệp đi vay là rất đa dạng. Nhân viên ngân hàng còn thiếu trình độ chuyên môn, ít kinh nghiệm, hiểu biết về các ngành nghề mà các khách hàng thực hiện sản xuất kinh doanh, đầu tư, không có đầy đủ thông tin dẫn đến hạn chế trong công tác thẩm định, giới hạn hạn mức tín dụng, nhận
dạng khoản vay có vấn đề… Một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt
động, không thể trả nợ vay ngân hàng.