Tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 74)

- Nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các ngân hàng thương mại dưới hai hình thức thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.

+ Thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm không tuân thủ các quy định pháp luật do nguyên nhân khách quan để áp dụng các chế tài cụ thể.

+ Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời các sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt

đông tín dụng nói chung.

- Nghiên cứu và định hướng hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng: tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm của các nước đang phát triển giúp các NHTM tăng trưởng an toàn và có khả năng cạnh tranh.

3.4.3. Kiến nghịđối với các ban ngành địa phương

- Cập nhật đầy đủ, chính sách các thông tin về tình hình kinh tế xã hội

địa phương, thông tin triển vọng ngành, chính sách kinh tế của thành phố, các dự án trên địa bàn, tình hình doanh nghiệp trên các website của các cơ quan chức năng của thành phố, hỗ trợ công tác tìm kiếm số liệu để làm cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh của các NHTM và chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp và các nội dung khác có liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc quản lý rủi ro tín dụng phải đảm bảo được các nguyên tắc phân tán rủi ro, quy trình xét duyệt tín dụng qua nhiều cấp và việc kiểm tra, giám sát thường xuyên đạt hiệu quả, từ đó phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng.

Từ thực trạng hoạt động rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Nam Việt trong thời gian qua, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, xử

lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nam Việt đồng thời đề xuất một số kiến nghị

về giải pháp quản lý hỗ trợ NHTM đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban ngành địa phương nhằm nâng cao chất lượng quản lý điều hành đối với hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng chiếm tỷ trọng lớn, đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Nam Việt nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng là hoạt động thường xuyên mang đến nhiều rủi ro cho ngân hàng. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là làm tăng thêm chi phí cho ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng. Rủi ro tín dụng tồn tại song song với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể

áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu tối đa thiệt hại khi rủi ro xảy ra, hướng đến mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trưởng.

Trên cơ sở lý luận ở chương 1 kết hợp với phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt trong chương 2, từ đó trong chương 3

đề tài đưa ra một số giải pháp hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt và một số kiến nghị trong việc hỗ trợ ngân hàng thương mại quản lý rủi ro tín dụng đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ban ngành địa phương. Sự nỗ lực của Ngân hàng TMCP Nam Việt cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhất là NHNN, sẽ tạo điều kiện cho công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Luận văn được hoàn thành với sự giảng dạy nhiệt tình của tập thể giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn đầy tâm huyết của TS. Hồ Diệu. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn nhưng do

điều kiện thời gian và năng lực có hạn nên vẫn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong quý thầy cô trong Hội đồng và TS. Hồ Diệu cảm thông và cho ý kiến để bản thân nâng cao được kỹ năng nghiên cứu trong thời gian tới. Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIU THAM KHO TIẾNG VIỆT:

1. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

2. Trần Huy Hoàng (2007). Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, TP. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Đào Tố (2008), Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, Tạp chí ngân hàng số 5/2008.

4. Nguyễn Đức Tú (2011), Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

5. Ngân hàng TMCP Nam Việt: Báo cáo tài chính năm 2007-2012. 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Hiệp ước vốn Basel (Basel I và Basel II), www.sbv.gov.vn.

8. Quốc hội: Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010.

TIẾNG NƯỚC NGOÀI:

9. Anthony Sauders-Helen Lange (1996), Financial Institution

Management - A modern Perspective, Irwin.

10. Hennie Van Greuning-Sonia Brajovic Bratanovic (2003), Analyzing

banking Risk, World Bank Publications.

CÁC TRANG WEBSITE

11. www.navibank.com.vn.

12. www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 74)