Nghĩa của hoạt động cho vay đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình điền sài gòn (Trang 33)

5 Đóng góp của đề tài

2.4. nghĩa của hoạt động cho vay đối với DNNVV

2.4.1. Đối với doanh nghiệp

Đáp ứng nhu cầu vốn của DN một cách kịp thời: hiện nay, NHTM vẫn là nguồn cung cấp tài chính lớn và quan trọng nhất của các DN nói chung và DNNVV nói

riêng. Trên thực tế, có rất ít DN chỉ dựa vào VCSH để phục vụ cho hoạt động sản

xuất kinh doanh mà đa phần các DN phải tìm thêm các nguồn khác để tài trợ cho hoạt động của DN, trong số đó có vốn vay ngân hàng. Trong điều kiện kinh tế thị trường mọi thứ diễn ra rất nhanh chóng, theo chiều hướng thay đổi đa dạng, khó lường đòi hỏi các DNNVV phải nắm bắt được cơ hội và luôn luôn đổi mới để đáp ứng nhu cầu

thị trường. Nếu không huy động được nguồn vốn đủ, kịp thờithì sẽ ảnh hưởng rất lớn

đến hiệu quả kinh doanh của DN.

Nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của các DN. Để có được nguồn vốn này bắt buộc đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân

hàng và chi phí sử dụng vốn. Một DN được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn, thì

DN cũng chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Khi DN vay vốn, DN phải cam kết trả một mức lãi suất cho ngân hàng. Lãi suất này phụ thuộc vào tình hình thực tế trên thị trường tài chính.

Đáp ứng nhu cầu vốn một cách linh hoạt về quy môvốn, thời hạn, phương thức

tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, loại hình vay phù hợp tùy theo nhu cầu sử dụng

vốn để thực hiện dự án đầu tư ban đầu, mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới công

nghệ hoặc bổ sungsựthiếu hụtvềvốn lưu động…

Bên cạnh việc tiếp cận nguồn vốn vay, các DNNVV còn tiếp cận với các sản

hàng hiện đại cung cấp…từ đó giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giao dịch kinh doanh.

2.4.2. Đối với ngân hàng

Với chính sách khuyến khích phát triển DNNVV của Chính phủ, mục tiêu

hướng đến của các NHTM luôn xem và hướng đến sự phát triển của các DNNVV

trong nền kinh tế vì loại hình DN này nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vì

vậy DNNVV được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, số lượng DNNVV tăng

đáng kể qua các năm nên nhóm khách hàng này được xem là thị trường chiến lược

của nhiều NHTM trong việc phát triển và mở rộng hoạt động cho vay.

Đồng thời, do đặc điểm của DNNVV hoạt động với quy mô nhỏ nên nhu cầu

vay vốn thường nhỏ, trong khi cho vay bán lẻ - giá trị khoản vay/khách hàng nhỏ và

cho vay với số lượng lớn khách hàng là xu hướng chung của hầu hết các ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng mà vẫn mang lại hiệu quả đáng kể cho ngân hàng.

Bên cạnh sản phẩm tín dụng, ngân hàng có thể tận dụng số lượng lớn khách hàng là DNNVV để bán chéo các sản phẩm khác như sản phẩm tiền gửi, thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, các dịch vụ ngân hàng điện tử góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng, đặc biệt là nguồn thu dịch vụ - nguồn thu chiếm tỷ trọng

ngày càng cao trong tổng thu nhập của các NHTM hiện nay.Qua nguồn vốn huy động

và hoạt động cho vay khách hàng, NHTM sẽ xác định được tỷ lệ cho vay trên vốn

huy động (LDR – Loan to deposit ratio). Tỷ lệ này thể hiện tính tuân thủ của ngân

hàng thương mại trong việc chấp hành quy định của NHNN và cũng như đo lường tính thanh khoản của các ngân hàng.

2.4.3. Đối với nền kinh tế

Với sự phát triển và hội nhập của các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới,

hệ thống ngân hàng là nguồn cung cấp tín dụng cho hầu hết các đối tượng có nhu cầu

về vốn, cả nhóm khách hàng DN và nhóm khách hàng cá nhân. Các NHTM luôn tập

ngân hàng trực tiếp hỗ trợ các DNNVV đầu tư cơ sở hạ tầng,tài sản cố định, mua sắm

trang thiết bị, nhà xưởng sản xuất, … mặt khác gián tiếp góp phần đóng góp vào sự

phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.

Khi các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng, các DN này sẽ sử dụng các nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ góp phần cung cấp nhiều hơn sản phẩm chất lượng cho nền kinh tế, gia tăng xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào GDP của vùng, miền và đất nước góp phần chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo định hướng của Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, hạn chế được thất nghiệp và các vấn đề xã hội tiêu cực phát sinh do nạn thất nghiệp gây ra…

2.5. Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.5.1. Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.5.1. Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khái niệm phát triển chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX; cụ thể là những năm

sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong các tài liệu của Hội Quốc liên năm 1919, khái niệm phát triển được sử dụng đi đôi với khái niệm không phát triển, chậm phát triển. Khái niệm phát triển lúc này gắn với khái niệm văn minh. Chính là với khái niệm đó mà chủ nghĩa thực dân phương tây đã tự cho mình có nhiệm vụ lịch sử đem ánh sáng

văn minhđến khai hóa cho các dân tộc lạc hậu. Mãi sau này, đến những năm 30, khái

niệm phát triển mới gắn với kinh tế, và lúc này người ta sử dụng nó gần như đồng nhất với phát triển kinh tế (Bùi Đình Thanh, 2015).

“Phát triển” tuy ban đầu được cácnhà kinh tế học định nghĩa là “tăng trưởng

kinh tế”, nhưng nội hàm của nó từ lâu đãvượt khỏi phạm vi này, được nâng cấp sâu

sắc hơn và chính xác hơn. Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá

trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên,ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội (Nguyễn Như Ý, 1999).

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc

thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong, nguồn gốc của phát triển là sự thống

nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” (Hội đồng biên soạn, 1995).

Việc sử dụng khái niệm “phát triển” thay thế “tăng trưởng kinh tế” từ lâu đã là bằng chứng cho sự hạn chế của việc sử dụng các thông số đo lường như GDP để đánh giá sự phồn vinh của quốc gia. Thực tiễn phát triển ngày nay cho thấy, khái niệm “phát triển” liên quan nhiều đến những vấn đề rộng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thành tựu giáo dục, tình trạng dinh dưỡng, giá trị những quyền tự do cơ bản và đời sống tinh thần… Sự chú trọng vào tính bền vững của phát triển đã đưa ra cách nhìn mới, cho rằng điều quan trọng là các nỗ lực của chính sách phải nhằm đạt được những thành tựu phát triển dài lâu trong tương lai. Theo cách tiếp cận này, từ “phát triển” được hiểu là đem đến lợi ích trước mắt.

Phát triển là quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân thông qua sự gia tăng sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư. Đối với các nước đang phát triển thì phát triển kinh tế là quá trình nền kinh tế chậm phát triển thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế, văn hóa, pháp luật, thậm chí về kỹ năng quản lý, phong cách và tập tục. Theo định nghĩa về phát triển đó, thì phát triển dịch vụ bán lẻ là sự

gia tăng về chất và lượng của các dịch vụ ngânhàng, để cung cấp các sản phẩm dịch

vụ tài chính cho khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ được thêm vào những giá trị định tính và

định lượng giúp cho dịch vụ bán lẻ mà ngân hàng cung cấp đến tay người tiêu dùng/

khách hàng của mình một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

Theo đó, phát triển hoạt động cho vay DNNVV là sựtăng lên về quy mô và số lượng các khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các khách hàng trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Sựphát triển của một khoản cho vay có thể được thể hiện bằng sốtương đối hay tuyệt đối của sốdưnợ các khoản tín dụng (trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng) và số khoản tín dụng của kỳ sau so với kỳ trước. Sốtương đối thể hiện tốc độ phát triển/tăng trưởng trong hoạt động cho vay

của ngân hàng cao/thấp hay nhanh/chậm, còn số tuyệt đối thể hiện quy mô phát triển của các khoản tín dụng như thế nào. Sự phát triển cho vay không chỉ là sựtăng lên về quy mô và số lượng các khoản tín dụng của một hình thức tín dụng nào đó, mà

còn thể hiện ở sự đa dạng danh mục sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho

nền kinh tế.

Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của hoạt động cho vay còn được

thể hiện ở chất lượng của các khoản tín dụng mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng

của mình, thông qua việc đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay và chất lượng của khoản cho vay thông qua chỉ tiêu nợ xấu, tỷ lệ dự phòng, xếp hạng tín nhiệm khách hàng, rủi ro tín dụng… Hơn nữa, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng và có tính bền vững là một khía cạnh để thể hiện sự phát triển của hoạt động cho vay khách hàng.

2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá việc phát triển cho vay DNNVV

2.5.2.1. Số lượng DNNVV vay vốn

Đây là một chỉ tiêu cho biết sốlượng DNNVV thực tếđang được NH cho vay trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm):

Tỷ trọng số lượng DNNVV= Số lượng DNNVV

Tổng số doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng*100%

Số lượng DNNVV thể hiện tỷ lệ các DNNVV đang có hợp đồng vay vốn trong

tổng số các loại hình doanh nghiệp đang vay tại ngân hàng trong cùng một thời điểm.

2.5.2.2. Quy mô cho vay DNNVV

Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV=

Dư nợ cho vay năm t - Dư nợ cho vay năm t-1

Dư nợ cho vay năm t-1 *100%

Quy mô cho vay DNNVV thể hiện tăng trưởng/sự phát triển của hoạt động cho

Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV trên tổng thu nhập từ tín dụng:

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụngDNNVV= Thu nhập từ tín dụng đối với DNNVV

Tổng thu nhập từ tín dụng *100%

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay. Trong đó, lợi nhuận được tính bằng sự chênh lệch giữa chi phí huy động vốn để cho vay DNNVV và lãi thu được từ việc cho vay đối với DNNVV. Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với các NHTM vì lợi nhuận mà ngân hàng thu được chủ yếu là từ hoạt động cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả càng cao trong hoạt động cho vay và ngược lại. 2.5.2.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với DNNVV

Dư nợ cho vay theo kỳ hạn= Dư nợ cho vay DNNVV theo kỳ hạn

Tổng dư nợ cho vay *100%

Dư nợ cho vay theo ngành= Dư nợ cho vay DNNVV ngành i

Tổng dư nợ cho vay *100%

Với ngành nghề kinh doanh như: công nghiệp chế biến, xây dựng, dịch vụ… 2.5.2.4. Chỉ tiêu phản sánh sự tăng lên về chất lượng

Hoạt động cho vay DNNVV của một NHTM không những chỉ quan tâm đến doanh số cho vay hay dư nợ tín dụng, mà còn phải đánh được chất lượng tín dụng tốt hay xấu. Phát triển cho vay DNNVV chỉ khi đồng thời có sự mở rộng về quy mô và sự tăng lên về mặt chất lượng. Chất lượng hoạt động cho vay DNNVV được phản ánh qua một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:

-Cơ cấu nhóm nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (%)

Cơ cấu nhóm nợ = Dư nợ nhóm I/ II/ III-V

Tổng dư nợ cho vay *100%

-Nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

-Nợ xấu:

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN và Thông tư số

09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN. Theo đó, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định về phân loại nợ.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Theo thông lệ quốc tế, mức an toàn cho phép của tỷ lệ nợ xấu là 5%.

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNNVV được tính theo công thức: Tỷ lệ nợ xấu trong

cho vay DNNVV =

Dư nợ xấu DNNVV

x 100%

Dư nợ cho vay DNNVV

Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng cho vay của một NH. Nếu tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNNVV cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của NH thì thể hiện chất lượng các khoản cho vay DNNVV kém hơn chất lượng trong tổng cho vay chung tại NH. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay DNNVV càng kém, tức là khả năng thu hồi các khoản nợ đến hạn không tốt, trích lập DPRR tăng, rủi ro tín dụng cao, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản của NH.

Cụ thể theo Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014, tỷ lệ trích lập dự

phòng rủi ro cụ thể đối với từng nhóm nợ: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%;

Nhóm 4: 50%, Nhóm 5: 100%. Mức trích lập dự phòng chung được tính bằng 0,75%

tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng DNNVV 2.6.1. Các nhân tố từ phía DNNVV 2.6.1. Các nhân tố từ phía DNNVV

Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các DNNVV còn hạn chế chủ yếu là

do bản thân doanh nghiệp với quy mô nhỏ, vốn thấp, chưa chú trọng đầu tư cải tiến

công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tay nghề của người lao động và trình độ quản lý, còn khó khăn trong việc xây dựng phương án, dự án kinh doanh

khả thi, thiếu minh bạch trong thực hiện báo cáo tài chính… vì vậy đã làm giảm lòng tin của các TCTD, việc doanh nghiệp nổ lực cải thiện được các vấn đề trên sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Nhiệm vụ tiếp cận khách hàng có thể là khó khăn đối với một DNNVV. Sức

mạnh tài chính của các công ty lớn cho phép họ làm cho mình được biết đến qua các

phương tiện truyền thông hiện đại, tiên tiến, nhưng đối với các DNNVV, việc tiếp

cận một số lượng khách hàng đáng kể có thể là một nhiệm vụ đòi hỏi nhiều năm nỗ lực. Ngoài ra, ít nổi tiếng hơn so với các đối thủ lớn hơn, các DNNVV có thể gặp khó

khăn hơn trong việc thông tin cho khách hàng của họ sự an toàn mà một DN lớn có

thể cung cấp cho khách hàng.

2.6.2. Các nhân tố từ phía ngân hàng thương mại

Sự phát triển tín dụng đối với DNNVV phụ thuộc chủ yếu vào chính sách phát triển tín dụng của các TCTD, đặc biệt là chính sách đối với DNNVV, chính sách này bao gồm chính sách lãi suất cho vay, phí dịch vụ, chính sách về TSĐB, nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình điền sài gòn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)