5 Đóng góp của đề tài
2.4.2. Đối với ngân hàng
Với chính sách khuyến khích phát triển DNNVV của Chính phủ, mục tiêu
hướng đến của các NHTM luôn xem và hướng đến sự phát triển của các DNNVV
trong nền kinh tế vì loại hình DN này nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vì
vậy DNNVV được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, số lượng DNNVV tăng
đáng kể qua các năm nên nhóm khách hàng này được xem là thị trường chiến lược
của nhiều NHTM trong việc phát triển và mở rộng hoạt động cho vay.
Đồng thời, do đặc điểm của DNNVV hoạt động với quy mô nhỏ nên nhu cầu
vay vốn thường nhỏ, trong khi cho vay bán lẻ - giá trị khoản vay/khách hàng nhỏ và
cho vay với số lượng lớn khách hàng là xu hướng chung của hầu hết các ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng mà vẫn mang lại hiệu quả đáng kể cho ngân hàng.
Bên cạnh sản phẩm tín dụng, ngân hàng có thể tận dụng số lượng lớn khách hàng là DNNVV để bán chéo các sản phẩm khác như sản phẩm tiền gửi, thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, các dịch vụ ngân hàng điện tử góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng, đặc biệt là nguồn thu dịch vụ - nguồn thu chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong tổng thu nhập của các NHTM hiện nay.Qua nguồn vốn huy động
và hoạt động cho vay khách hàng, NHTM sẽ xác định được tỷ lệ cho vay trên vốn
huy động (LDR – Loan to deposit ratio). Tỷ lệ này thể hiện tính tuân thủ của ngân
hàng thương mại trong việc chấp hành quy định của NHNN và cũng như đo lường tính thanh khoản của các ngân hàng.