5 Đóng góp của đề tài
2.5.2.2. Quy mô cho vay DNNVV
Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV=
Dư nợ cho vay năm t - Dư nợ cho vay năm t-1
Dư nợ cho vay năm t-1 *100%
Quy mô cho vay DNNVV thể hiện tăng trưởng/sự phát triển của hoạt động cho
Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV trên tổng thu nhập từ tín dụng:
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụngDNNVV= Thu nhập từ tín dụng đối với DNNVV
Tổng thu nhập từ tín dụng *100%
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay. Trong đó, lợi nhuận được tính bằng sự chênh lệch giữa chi phí huy động vốn để cho vay DNNVV và lãi thu được từ việc cho vay đối với DNNVV. Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với các NHTM vì lợi nhuận mà ngân hàng thu được chủ yếu là từ hoạt động cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả càng cao trong hoạt động cho vay và ngược lại. 2.5.2.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với DNNVV
Dư nợ cho vay theo kỳ hạn= Dư nợ cho vay DNNVV theo kỳ hạn
Tổng dư nợ cho vay *100%
Dư nợ cho vay theo ngành= Dư nợ cho vay DNNVV ngành i
Tổng dư nợ cho vay *100%
Với ngành nghề kinh doanh như: công nghiệp chế biến, xây dựng, dịch vụ… 2.5.2.4. Chỉ tiêu phản sánh sự tăng lên về chất lượng
Hoạt động cho vay DNNVV của một NHTM không những chỉ quan tâm đến doanh số cho vay hay dư nợ tín dụng, mà còn phải đánh được chất lượng tín dụng tốt hay xấu. Phát triển cho vay DNNVV chỉ khi đồng thời có sự mở rộng về quy mô và sự tăng lên về mặt chất lượng. Chất lượng hoạt động cho vay DNNVV được phản ánh qua một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:
-Cơ cấu nhóm nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (%)
Cơ cấu nhóm nợ = Dư nợ nhóm I/ II/ III-V
Tổng dư nợ cho vay *100%
-Nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn
-Nợ xấu:
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN và Thông tư số
09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN. Theo đó, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định về phân loại nợ.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Theo thông lệ quốc tế, mức an toàn cho phép của tỷ lệ nợ xấu là 5%.
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNNVV được tính theo công thức: Tỷ lệ nợ xấu trong
cho vay DNNVV =
Dư nợ xấu DNNVV
x 100%
Dư nợ cho vay DNNVV
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng cho vay của một NH. Nếu tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNNVV cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của NH thì thể hiện chất lượng các khoản cho vay DNNVV kém hơn chất lượng trong tổng cho vay chung tại NH. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay DNNVV càng kém, tức là khả năng thu hồi các khoản nợ đến hạn không tốt, trích lập DPRR tăng, rủi ro tín dụng cao, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản của NH.
Cụ thể theo Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014, tỷ lệ trích lập dự
phòng rủi ro cụ thể đối với từng nhóm nợ: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%;
Nhóm 4: 50%, Nhóm 5: 100%. Mức trích lập dự phòng chung được tính bằng 0,75%
tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng DNNVV 2.6.1. Các nhân tố từ phía DNNVV 2.6.1. Các nhân tố từ phía DNNVV
Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các DNNVV còn hạn chế chủ yếu là
do bản thân doanh nghiệp với quy mô nhỏ, vốn thấp, chưa chú trọng đầu tư cải tiến
công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tay nghề của người lao động và trình độ quản lý, còn khó khăn trong việc xây dựng phương án, dự án kinh doanh
khả thi, thiếu minh bạch trong thực hiện báo cáo tài chính… vì vậy đã làm giảm lòng tin của các TCTD, việc doanh nghiệp nổ lực cải thiện được các vấn đề trên sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Nhiệm vụ tiếp cận khách hàng có thể là khó khăn đối với một DNNVV. Sức
mạnh tài chính của các công ty lớn cho phép họ làm cho mình được biết đến qua các
phương tiện truyền thông hiện đại, tiên tiến, nhưng đối với các DNNVV, việc tiếp
cận một số lượng khách hàng đáng kể có thể là một nhiệm vụ đòi hỏi nhiều năm nỗ lực. Ngoài ra, ít nổi tiếng hơn so với các đối thủ lớn hơn, các DNNVV có thể gặp khó
khăn hơn trong việc thông tin cho khách hàng của họ sự an toàn mà một DN lớn có
thể cung cấp cho khách hàng.
2.6.2. Các nhân tố từ phía ngân hàng thương mại
Sự phát triển tín dụng đối với DNNVV phụ thuộc chủ yếu vào chính sách phát triển tín dụng của các TCTD, đặc biệt là chính sách đối với DNNVV, chính sách này bao gồm chính sách lãi suất cho vay, phí dịch vụ, chính sách về TSĐB, nâng cao chất lượng phục vụ, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ,…
Sự hiện diện của “finance gap” (tạm dịch làchênh lệch tài chính) chủ yếu là kết quả của sự tồn tại của sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà cung cấp tài chính (NHTM) và người vay(Abor, 2010). Ví dụ, một người đi vay vay vốn thường có thông tin tốt hơn về lợi nhuận tiềm ẩn và rủi ro liên quan đến các dự án đầu tư của chính họ. Thông tin bất cân xứng tạo ra các vấn đề trong hệ thống tài chính trên hai mặt, cụ thể là lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức; trong khi các ngân hàng chỉ nắm được thông tin được cung cấp bởi người đi vay (Mishkin, F. S. và Eakin, S. G., 2009). Chính sự bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến các khoản nợ xấu phát sinh trong quá
trình cấp tín dụng của các NHTM.Hơn nữa, rủi ro đạo đức trên thị trường tài chính
là rủi ro mà người đi vay có thể tham gia vào các hoạt động không mong muốn theo quan điểm của người cho vay, bởi vì họ làm cho ít có khả năng khoản vay sẽ được trả lại. Bởi vì rủi ro đạo đức làm giảm khả năng khoản vay sẽ được hoàn trả, người
cho vay có thể quyết định rằng họ sẽ không thực hiện khoản vay (Mishkin, F. S. và Eakin, S. G., 2009).
2.6.3. Các nhân tố khác từ môi trường kinh tế vĩ mô
Đặc điểm của DNNVV là rất nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế nên sự thay đổi của nền kinh tế sẽ tác động ngay đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời những thay đổi về pháp lý hay bất kỳ sự điều chỉnh nào trong chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước như chính sách tiền tệ, chính sách thuế,… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động làm thay đổi nhu cầu vốn của doanh nghiệp hoặc gián tiếp qua sự điều chỉnh của các TCTD theo chính sách kinh tế vĩ mô nên sẽ ảnh hưởng
đến phát triển tín dụng đối với DNNVV.
Mặc dù linh hoạt hơn trong việc xử lý các thay đổi, việc thiếu khả năng tài chính
có thể gây ra vấn đề lớn cho một DNNVV nếu như họ phải đối mặt với thời gian
khủng hoảng kéo dài. Vì lý do này, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các DNNVV
thường gặp khó khăn rất lớn để tồn tại, điều này gây ra sự phá sảncủa nhiều DN.
2.7. Các nghiên cứu trước có liên quan
Liên quan đến nội dụng nghiên cứu của luận văn, đã cónhiều công trình trong
và ngoài nước thực hiện. Tuy nhiên do đặc điểm khách nhau ở các quốc gia và tình
hình kinh tế đời sống xã hội, nên việc phát triển và đẩy mạnh cho vay đối với các DNNVV cũng sẽ khác nhau.Cụ thể:
Nguyễn Trương Thuần Mẫn (2012), “Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Vân”, nghiên cứu cho thấy cho vay DNNVV đã và đang trở thành một sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho các
NHTM. Việc mở rộng cho vay đối với DNNVV có vai trò quan trọng, đó là: không
chỉ tạo ra lợi nhuận cho các NHTM, mà còn hỗ trợ DNNVV phát triển và thực hiện vai trò điều tiết, phát triển kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của
Chính phủ. Bằng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, so sánh, phân tích
và thu thập thông tin từ nhiều kênh khác nhau như từ nội bộ Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân, từ các NHTM khác trên địa bàn TP Đà Nẵng. Tác giả
đã hệ thống hoá các vấn đề cho vay đối với DNNVV. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân; so sánh tương quan thị phần cho vay DNNVV của BIDV Hải Vân so với các NHTM khác; chỉ ra được những khó khăn và tồn tại của BIDV Hải Vân ảnh hưởng
đến quá trình mở rộng cho vay DNNVV. Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp để
tăng quy mô dư nợ cho vay đối với DNNVV, đồng thời kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng thu nhập từ cho vay đối với DNNVV.
Võ Đức Toàn(2012), luận án tiến sỹ kinh tế, “Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” luận án đã hệ thống hóa các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và cho thấy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, đề tài nghiên cứu hệ thống hóa các định hướng phát triển tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa ra một số giải pháp và khuyển nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.
Theo nghiên cứu của Dương Thị Tuyết Anh (2013)với đề tài Luận văn thạc sỹ
“Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh”,
tác giảđã tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DNNVV trong quá trình
phát triển kinh tế, kinh nghiệm phát triển DNNVV ở một số địa phương, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quá trình phát triển DNNVV tại thành phố Trà
Vinh. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn.
Nguyễn Văn Lê (2014), luận án tiến sỹ kinh tế, “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn” luận án đã làm rõ Làm rõ cơ sở lý luận về tăng trưởng TDNH đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, và đúc kết những bài học phù hợp nhất cho việc tăng trưởng TDNH đối với DNNVV Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế. Đồng thời, phân tích môi trường cho tăng trưởng TDNH đối với DNNVV Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn; Phân tích và đánh giá thực trạng tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn tại Việt Nam;
Tác giả đã đưa một số đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng ngân hàng cho
DNNVV Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn.
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Việt Hà (2017) về “Phát triển cho vay doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh
Xuân”đã tìm ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế việc phát triển cho vay DNNVV tại BIDV Thanh Xuân. Từ đó tác giả đưa ra giải pháp phát triển cho vay DNNVV cho ngân hàng.
Những nghiên cứu nước ngoài như Racheal và Muogbo (2018) trong nghiên
cứu “Vai trò của NHTM trong việc cấp tín dụng cho các DNNVVtại Nigeria: Nghiên
cứu trường hợp tại các ngân hàng và các DN nhà nước Anambra, Nigeria“. Nghiên
cứu đã xem xét vai trò của các NHTM trong việc tài trợ cho các DNNVV ở Nigeria.
Nghiên cứu được tiến hành bởi phương pháp định lượng dựa trên kết quả khảo sát để đưa ra kết quả nghiên cứu. Ba giả thuyết nghiên cứu đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng bình phương. Tuy nhiên, bộ câu hỏi 109 được quản lý cho các chủ ngân hàng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được phân tích và trình bày trong các bảng với
việc sử dụng tỷ lệ phần trăm và phương pháp chi bình phương. Do đó, nghiên cứu
cho thấy các DNNVV gặp phải vấn đề trong việc tiếp cận các khoản vay từ các NHTM; tuy nhiên NHTM đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của các DNNVV
thông qua các khoản vay để giúp các DN thực hiện sản xuất kinh doanh, mở rộng
hoạt động và tăng trưởng trong lợi nhuận. Do đó, nghiên cứu khuyến nghị rằng để
các DNNVV tồn tại, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữ NHTM và các DNNVV thông qua quan hệ tín dụng.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài, những thành quả nghiên cứu về phát triển hoạt động cho vay các DNNVV ở các NHTM, luận văn phân tích thực trạng cho vay DNNVV trong bối cảnh nghiên cứu tại BIDV
2.8. Bài học kinh nghiệm
2.8.1. Kinh nghiệm phát triển cho vay DNNVV tại một số ngân hàng
-Kinh nghiệm phát triển cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển chi nhánh Nam Hà Nội: nhờ các chủ trương chính sách khuyến khích và thúc
đẩy mở rộng và phát triển các DNNVV của Nhà nước và BIDV hội sở đã tạo điều
kiện cho các DNNVV ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Từng bước
nâng cao uy tín, khẳng định khả năng đối với chi nhánh Nam Hà Nội và do vậy làm
tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của Chi nhánh. Bên cạnh đó là do Chi nhánh đã có
nhiều chính sách chủ trương nhằm khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động vay đối với các DNNVV. Cơ cấu cho vay của Chi nhánh đã mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế. Từ các Công ty Nhà Nước cho tới các Công ty Tư nhân. Mọi thành phần kinh tế ngày càng được xét duyệt công bằng trong khi cho vay. Đặc biệt, doanh số cho vay của các thành phần kinh tế như công ty cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn, và các
doanh nghiệp tư nhânđều tăng mạnh trong các quý của năm 2016 và năm 2018 có xu
hướng tiếp tục tăng mạnh trong các năm tiếp theo.
-Kinh nghiệm phát triển cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển BIDV Chi nhánh An Giang: việc mở rộng mạng lưới của BIDV An Giang không chỉ đơn giản là tăng số lượng phòng giao dịch. Nhận thấy những khó khăn của các DNNVV trong việc tiếp cận vốn tín dụng, BIDV An Giang đã sớm đưa ra các chính sách khơi thông nguồn vốn và đồng hành với DN trong sản xuất kinh doanh. BIDV An Giang còn triển khai đơn giản hóa hồ sơ thủ tục xét duyệt tín dụng và giải ngân,
áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN. Đặc biệt,
BIDV An Giang còn triển khai dịch vụ tư vấn dành cho DNNVV để nâng cao năng lực hoạt động, đây là dịch vụ riêng của BIDV An Giang nhằm hỗ trợ tư vấn các giải pháp tài chính cho DNNVV cũng như cung cấp các thông tin về tiềm năng, cơ hội phát triển các ngành nghề cho loại hình doanh nghiệp này. Đồng thời, BIDV An Giang còn xây dựng bộ công cụ hỗ trợ DNNVV trong việc lập báo cáo tài chính theo
đúng chuẩn mực, xây dựng các phương án, kế hoạch kinh doanh, dự án đầu tư cũng như hệ thống thông tin hỗ trợ DNNVV.
-Kinh nghiệm phát triển cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng Công thương