5 Đóng góp của đề tài
5.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước
NHNN nên định kỳ công bố thông tin vềdư nợ cho vay của các NHTM đối với DNNVV trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm đầu mối tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề, hội thảo chuyên ngành ngân hàng để các NHTM gặp gỡ trao đổi kinhnghiệm cũng như hợp tác lẫn nhau và cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp được tham gia để tiếp cận và hiểu thêm về các sản phẩm tín dụng nói riêng và các dịch vụ ngân hàng hiện đại do các NHTM cung cấp cũng như chính sách khách hàng mà các NHTM áp dụng cho DNNVV để doanh nghiệp thấy được mối quan tâm của ngành Ngân hàng đối với doanh nghiệp, điều này sẽ giúp DNNVV mạnh dạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng và hơn nữa là có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc vay vốn ngân hàng với chi phí thấp, thủ tục đơn giản, thời gian xử lý hồsơ nhanh.
NHNN cũng cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), cập nhật kịp thời tình hình dư nợ và quan hệ tín dụng tại các TCTD của DNNVV, cung cấp thêm các bài phân tích, nhận định về quá trình quan hệ tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh của DNNVV, của các ngành nghề kinh tế trong từng giai đoạn để các TCTD có thểkhai thác làm tư liệu tham khảo.
Đồng thời, NHNN cần có đề xuất với Chính phủ trong việc ban hành cơ chế khuyến khích các TCTD mở rộng cho vay đối với DNNVV, cần thiết phải có quy định cụ thểđối với các TCTD ưu tiên sử dụng vốn cho vay đối với DNNVV với một tỷ lệ nhất định tùy theo tình hình hoạt động của mỗi TCTD, làm trung gian gắn kết TCTD với doanh nghiệp để kịp thời chia sẻkhó khăn cùng doanh nghiệp.