5 Đóng góp của đề tài
2.8.2. Bài học kinhnghiệm phát triển cho vay DNNVV tại BIDV – ch
Bình Điền Sài Gòn.
Một là, thực hiện các chính sách cho vay đa dạng, hình thức cho vay linh hoạt, đa dạng hóa các sản phẩm đểđáp ứng kịp thời theo nhu cầu khách hàng và mặt bằng chung của thịtrường.
Hai là, rút giảm quy trình, mẫu biểu nhằm rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục và thông báo sớm cho khách hàng về kết quả thẩm định.
Ba là, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đặc thù theo từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, theo từng ngành nghề của khách hàng.
Bốn là, cung cấp các sản phẩm trọn gói về cho vay, tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, bảo hiểm, trả lương, giải pháp quản lý tài chính, thu hộ, quản lý dòng tiền, dịch vụ ngân hàng điện tử,… thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực cho DN.
Năm là, thực hiện nhiều chương trình tín dụng, nguồn vốn ưu đãi đểđáp ứng nhu cầu tài chính của các DNNVV phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sáu là, có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng tinh thông về nghiệp vụ, có kiến thức sâu về pháp luật, nắm bắt kịp thời thông tin và dự báo về thị trường để tư vấn, hỗ trợ tốt cho các DNNVV.
Bảy là, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ DNNVV trong việc lập báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực, xây dựng các phương án, kế hoạch kinh doanh, dựán đầu tư cũng như hệ thống thông tin hỗ trợ DNNVV.
Tám là, triển khai dịch vụtư vấn dành cho DNNVV đểnâng cao năng lực hoạt động và hỗ trợ tư vấn các giải pháp tài chính cho DNNVV cũng như cung cấp các thông tin về tiềm năng, cơ hội phát triển các ngành nghề cho doanh nghiệp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý luận khoa học liên quan đến đề
tàinhư khái niệm về tín dụng, về cho vay khách hàng DNNVV, khái quát về vai trò
và đặc điểm của loại hình DNNVV cùng với cácnghiên cứu thực nghiệm trước đây
về sự phát triển của loại hình cho vay DNNVV tại các NHTM ở Việt Nam và một số
quốc gia trên thế giới…. Trong hoàn cảnh cạnhtranh gay gắt không chỉ với các ngân
hàng trong nước mà còn với các ngân hàngnước ngoài vốn là các tổ chức tài chính
hùng mạnh trên thế giới không những về tiềm lực tài chính, công nghệ mà còn về
năng lực quản lý lãnh đạo, kinh nghiệm,…thì BIDV –CN Bình Điền Sài Gòn phải
không ngừng nỗ lực phấn đấu nhằm đưa tiếp cận với các DNNVV, tận dụng thế mạnh để khai thác tiềm năng vốn có của loại hình DN này thông qua mối quan hệ cấp tín
dụng. Để đạt được điều này, BIDV nói chung và chi nhánh Bình Điền Sài Gòn nói
riêng phải không ngừng tìm kiếm khách hàng, xây dựng mối quan hệ hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV nhằm giúp các DN trong việc tiếp cận vốn, vừa đẩy mạnh hoạt động cho vay và tăng thu nhập lãi của ngân hàng. Các cơ sở lý luận đã trình bày bên trên sẽ là tiền đềđể tác giả đi sâu tìm hiểu về thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định tính. Với các công cụ như:
-Phương pháp so sánh thông qua các dữ liệu thứ cấp của BIDV –CN Bình Điền
Sài Gòn qua 2 năm (2017, 2018), do chi nhánh mới thành lập vào tháng 9năm 2016.
-Phương pháp lịch sử: kế thừa những thành quả nghiên cứu và tư liệu thống kê
của các tác giả nghiên cứu trước đây trong các tạp chí, bài báo khoa học, luận văn, luận án và các văn bản pháp luật liên quan đến đề tài.
-Ngoài ra, trong nghiên cứu này, tác giả còn dụng phương pháp định tính được
tiến hành bằng cách khảo sát lấy ý kiến của các khách hàng đang vay vốn tại chi
nhánh đến thời điểm 31/08/2019. Số lượng khách hàng DNNVV dự kiến khảo sát là
250 khách hàng, với thời gian khảo sát từ tháng 06/2019 đến tháng 07/2019.
-Các kỹ thuật tổng hợp, phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng
DNNVV và đánh giá sự phát triển của hoạt động này tại BIDV –CN Bình Điền Sài
Gòn thông qua một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển. Phương pháp phân tích lý thuyết trong đề tài liên quan đến tìm hiểu cơ sở lý luận về tín dụng, khái niệm DNNVV và phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại các NHTM. Phương pháp tổng hợp lý thuyết này giúp tác giả liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu trong luận văn. Bên cạnh đó, phương pháp định tính còn bao gồm phương pháp phân loại và hệ thống hoá. Phương pháp phân loại là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của tác giả thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị ngân hàng hoặc chi nhánh khác nhau ở các khoảng thời gian nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu có điểm chung là cùng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá việc phát triển của hoạt động cho vay DNNVV tại BIDV –CN Bình Điền Sài Gòn.
3.2.Quy trình nghiên cứu
Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu 3.3.Mẫu nghiên cứu
3.3.1. Tổng thể mẫu nghiên cứu
Tác giả thực hiện nghiên cứu trênnhóm đối tượng khách hàng DNNVV đã và
đang vay vốn tại BIDV –CN Bình Điền Sài Gòn: 250 khách hàng.
Thống kê mô tả
Vấn đềnghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu
Phân tích
so sánh Khảo sát bằng bảng hỏi
Đánh giá thực trạng phát triển CVTD tại BIDV Chi nhánh Bình Điền Sài Gòn
2017 - 2018
Thu thập ý kiến của khách hàng và cán bộ liên quan về phát triển CVTD tại BIDV
Chi nhánh Bình Điền Sài Gòn
Tổng hợp
3.3.2. Kỹ thuật lấy mẫu
Các phiếu khảo sát thu vềđược tác giả tiến hành sàn lọc với các tiêu chí đây đủ thông tin và trả lời khách quan, các phiếu khảo sát không được trả lời cùng 1 mức độ. Tổng số phiếu được chuẩn bị là 250 phiếu, mỗi dịch vụ sẽ có 3 câu hỏi với thang đánh giá (likert) từ 1 đến 5, tương ứng mức 1 là hoàn toàn không hài lòng; mức 2 là chưa hài lòng; mức 3 là bình thường; mức 4 là hài lòng và mức 5 là rất hài lòng. Mục đích sử dụng phương pháp khảo sát để đánh giá sự hài lòng về hoạt động cho vay của ngân
hàng đối với khách hàng DNNVV đang có quan hệ tín dụng tại BIDV – CN Bình
Điền Sài Gòn. Nội dung khảo sát gồm các câu hỏi liên quan đến mức độ hài lòng về lãi suất cho vay, sự phù hợp của thời hạn cho vay, trình độ chuyên môn và quy mô
vốn cho vay của ngân hàng BIDV –CN Bình Điền Sài Gòn.
3.4.Cỡ mẫu
Từ kỹ thuậtlấy mẫu trên, số lượng mẫu để khảo sát là: khách hàng DNNVV đã
và đang vay vốn tại BIDV –CN Bình Điền Sài Gòn: 250 mẫu.
3.5.Công cụ nghiên cứu
- Công cụ nghiên cứu của đề tài là bảng câu hỏi để khảo sát có 05 mức độ, theo thứ tự từ 1 đến 5, thể hiện mức độ tăng dần (mức 1 là hoàn toàn không hài lòng; mức 2 là chưa hài lòng; mức 3 là bình thường; mức 4 là hài lòng và mức 5 là rất hài lòng).
- Trình tự lập bảng câu hỏi khảo sát:
+ Bước 1: Phỏng vấn xin ý kiến các chuyên gia, lãnh đạo để hình thành các câu hỏi.
+ Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ.
+ Bước 3: Khảo sát sơ bộ khoảng 50 khách hàng giao dịch tín dụng thường
xuyên, 10 CBTD phụ trách cho vay DNNVV tại BIDV –CN Bình Điền Sài Gòn.
- Luận văn 01 loại phiếu dùng để khảo sát các DNNVV đã và đang vay vốn tại BIDV –CN Bình Điền Sài Gòn.
3.6. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của BIDV trong 3 năm 2016 đến 2018; trong khi số liệu của BIDV –CN Bình Điền Sài Gòn chỉ trong hai năm 2017, 2018 (do chi nhánh mới thành lập vào tháng 9 năm 2016).
- Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình điều tra của phiếu khảo sát từ 250
DNNVV đã và đang vay vốn tại BIDV –CN Bình Điền Sài Gòn.
3.7.Phương pháp xử lý số liệu
-Xử lý số liệu thứ cấp: được xử lý bằng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích
từ thông tin, số liệu đã thu thập được.
-Xử lý số liệu sơ cấp: thu thập từ phiếu khảo sát sẽ được xử lý bằng công cụ
phần mềm Excel.
-Ngoài ra, tác giả sử dụng thêm các bảng, hình minh họa nhằm tăng tính trực
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3đã đề cập đến các phương pháp sẽ được thực hiệntrong luận văn nhằm
đạt được những mục tiêu mà tác giả đặt ra. Những phương pháp đóbao gồm phương pháp
nghiên cứu định tính liên quan đến các kỹ thuật thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp khảo sát. Sử dụng các phương pháp này nhằm mục đích khái quát
thực trạng hoạt động cho vay của BIDV nói chung và BIDV –CN Bình Điền Sài Gòn nói
riêng. Từ đó, tác giả sẽ đánh giá cụ thể loại hình cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh
Bình Điền Sài Gòn và xem xét sự phát triển của hoạt động cho vay DNNVV thông qua
các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển loại hình cho vay này.
Những phương pháp nghiên cứu trình bày trong chương 3 sẽ làm cơ sở để tác giả
vận dụng vào việc phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu trong chương 4 và đề xuất
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.Giới thiệu về BIDV – Chi nhánh Bình Điền Sài Gòn
4.1.1. Tổng quan về BIDV – Chi nhánh Bình Điền Sài Gòn
Được sự chấp thuận của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam tại Quyết định số 1424/QĐ-BIDV ngày 13/05/2016, Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Điền Sài Gòn chính thức
khai trương và đi vào hoạt động với đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ cung cấp kể từ
ngày 16/09/2016, trụ sở chính hiện đặt tại số 230-232-234 Dương Bá Trạc, Phường
2, Quận 8, TP. HCM (theo Quyết định số 7371/QĐ-BIDV ngày 15/09/2016 của Tổng
Giám đốc).
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Điền Sài Gòn là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu, có bảng tổng kết tài sản, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với 01 (một) PGD trực thuộc là PGD Lê Hồng Phong toạ lạc tại số 156A Lý Thái Tổ,
Phường 1, Quận 3 TP. HCM.
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
4.1.2. Cơ cấu, chức năng của BIDV – Chi nhánh Bình Điền Sài Gòn
Lãnh đạo Chi nhánh đều là những cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cao, quyết đoán trong quản trị điều hành, nhờ vậy mà các chiến lược kinh doanh đưa ra đều rất nhạy bén và đạt nhiều thắng lợi.
Đội ngũ chuyên viênnhân viên tại Chi nhánh được tuyển chọn thông qua các kỳ
tuyển dụng của Trung ương có nền tảng kiến thức kinh tế, ngân hàng vững vàng, có bản lĩnh và phẩm chất đạo đức tốt. Nhờ vậy mà hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
cấu trẻ nên tính kế thừa của tổ chức được đảm bảo, thực hiện được mục tiêu mở rộng mạng lưới hoạt động trong tương lai.
Tại BIDV - Chi nhánh Bình Điền Sài Gòn, Phòng Khách hàng cá nhân thuộc
khối Quản lý khách hàng, được phân quyền thực hiện một số các chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Chức năng:
Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao.
Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy
trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi
nhánh.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn, chính xác, trung thực đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ, chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh.
Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin, tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh, của BIDV và theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.
Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về chi
vụ mà phòng được giao quản lý. Thường xuyên tự kiểm tra nghiệp vụ được phân công.
Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựng Chi nhánh vững mạnh. Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của Phòng để góp phần phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh.
Nhiệm vụ
-Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng
• Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng.
• Xây dựng chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách khách
hàng, phát triển thị trường, thị phần; triển khai các sản phẩm hiện có phù hợp với điều kiện của Chi nhánh và quy trình, quy định của BIDV.
• Xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu; xây dựng và triển khai
chương trình, kế hoạch bán sản phẩm tháng, quý, năm và các giải pháp tiếp thị, marketing nhằm phát triển khách hàng, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ theo mục tiêu của Chi nhánh và của BIDV.
• Đánh giá danh mục sản phẩm đối với các khách hàng cá nhân, đề xuất các
khả năng khai thác sản phẩm và các kiến nghị về sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh cũng như của hệ thống.
• Xây dựng các chính sách, biện pháp phát triển khách hàng, sản phẩm, dịch
vụ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và định hướng phát triển của BIDV.
• Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm: sản phẩm bán lẻ,