Để nhận biết RRTD, có thể căn cứ vào các chỉ tiêu trực tiếp như: nợ quá hạn, nợ xấu, dự phòng RRTD. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu gián tiếp cũng rất quan trọng cho biết dấu hiện nhận biết rủi ro đối với ngân hàng như: tốc độ tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế, cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay.
1.1.5.1. Các chỉ tiêu trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng:
❖ Chỉ tiêu nợ quá hạn
Chỉ tiêu nợ quá hạn cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh RRTD. Chỉ tiêu này phản ánh số số dư Nợ gốc và lãi quá hạn mà chưa thu hồi được. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà
một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”.
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = --- x 100
Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức RRTD cao và chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả.
❖ Chỉ tiêu nợ xấu
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Nợ xấu là nợ
thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của
ngân hàng không còn ở mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mất vốn. Nợ xấu được phản ánh qua chỉ tiêu:
Số dư nợ quá hạn Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu (%) = --- x 100
Đây là một chỉ tiêu cơ bản để phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp, tức RRTD càng cao.
❖ Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp RRTD
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung”. Dự phòng chung được tính bằng 0,75% giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng cụ thể tùy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro: Nhóm 1: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100%. Mức dự phòng cũng phụ thuộc vào loại và giá trị TSBĐ, giá trị TSBĐ càng lớn thì mức dự phòng phải trích càng nhỏ. Chỉ tiêu dự phòng RRTD gồm có ba chỉ tiêu sau
Tỷ lệ dự phòng RRTD (%) = --- x 100
= ---
Các chỉ tiêu này xét đến vấn đề trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể nên phản ánh chính xác hơn về RRTD. Nếu so sánh chung giữa giá trị nợ xấu thuộc các nhóm nợ khác nhau (nhóm 3, 4 và 5) với tổng Dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 sẽ không phản ánh đúng bản chất nguy cơ RRTD. Chỉ tiêu này cho biết dự phòng RRTD được trích lập có khả năng bù đắp bao nhiêu với khoản nợ có khả năng mất vốn. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ RRTD càng cao vì dự phòng trích lập nhiều, làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đến làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí còn gây thua lỗ.
Dư nợ xấu Tổng dư nợ cho vay
Dự phòng RRTD được trích lập Dư nợ cho kỳ báo cáo
Nợ quá hạn khó đòi Hệ số khả năng bù đắp RRTD
Dự phòng RRTD đã được trích lập Nợ quá hạn khó đòi
Việc sử dụng dự phòng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Mỗi ngân hàng cần có cách tính dự phòng phù hợp vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa tránh để chi phí tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
1.1.5.2. Các chỉ tiêu gián tiếp đánh giá rủi ro tín dụng:
❖ Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản cho vay qua các năm. Nếu chỉ tiêu này tăng trưởng quá nóng có thể dẫn tới việc ngân hàng mất kiểm soát chất lượng tín dụng, là tín hiệu về RRTD sẽ gia tăng trong tương lai. Cũng có những ngân hàng nhằm che giấu tỷ lệ nợ xấu cao đã tăng cường cấp tín dụng trước khi thanh tra. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng là tín hiệu về RRTD sẽ gia tăng trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở nước đang phát triển thường 10-20%, còn ở nước phát triển 5-10% (Nguyễn Văn Tiến 2015)
❖ Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng phản ảnh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền... do đó, tuy không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhưng nếu cơ cấu tín dụng quá tập trung vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh RRTD tiềm năng. Cơ cấu tín dụng hợp lý có thể giảm thiểu RRTD và có thể đem lại hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng. Theo Nguyễn Văn Tiến (2015), cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm sau:
Cơ cấu tín dụng theo ngành: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của từng lĩnh vực
ở một thời điểm. Nếu ngân hàng quá tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào đó thì mức độ tập trung rủi ro cao.
Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín
dụng của từng thành phần kinh tế ở một thời điểm. Nếu quá tập trung vào một nhóm khách hàng nào đó thì mức độ rủi ro cao, chất lượng tín dụng thấp.
Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ở một thời điểm. Ngân hàng cần duy trì một sự cân bằng
tương đối giữa tỷ trọng cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.