Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tân định (Trang 30 - 33)

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ. Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín

dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước.

Ủy ban Basel thường tổ chức các cuộc thảo luận về những vấn đề xoay quanh sự hợp tác quốc tế nhằm giám bớt khoảng cách trong hoạt động giám sát ngân hàng, nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn thế giới. Để đạt được mục tiêu này, Ủy ban Basel tiến hành thực hiện ba hoạt động cơ bản sau: trao đổi thông tin về hoạt động giám sát cấp quốc gia, Cải thiện hiệu quả kỹ thuật giám sát hoạt động ngân hàng quốc tế, đặt ra những tiêu chuẩn giám sát tối thiểu trong lĩnh vực mà Ủy ban thật sự quan tâm.

Cho đến nay Ủy Ban đã ban hành 3 Hiệp ước về vốn bao gồm Basel I, Basel II, Basel III. Các hiệp ước vốn ngày càng hoàn thiện hơn, phiên bản sau thường hướng tới việc khắc phục các hạn chế của những phiên bản trước đồng thời thích ứng với những thay đổi của thị trường tài chính

Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc đánh giá quản lý RRTD của các ngân hàng (BCBS, 2000). Nội dung cơ bản của các nguyên tắc này là:

Nhóm thứ nhất: Thiết lập môi trường RRTD phù hợp (nguyên tắc 1,2,3). Nội

dung của nhóm nguyên tắc này là các ngân hàng cần phải xây dựng chiến lược quản trị rủi ro cho từng giai đoạn, chiến lược quản trị RRTD phải phản ánh được khẩu vị RRTD và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng. Ngân hàng phải xác định nhiệm vụ của HĐQT, của Ban điều hành trong quản trị RRTD. HĐQT chịu trách nhiệm phê duyệt, Ban điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo sự phân tách, độc lập giữa các bộ phận tín dụng và bộ phận quản trị RRTD. Để giảm thiểu RRTD các ngân hàng cần phải nhận diện và quản lý rủi ro trong mọi hoạt động của mình.

Nhóm thứ hai: Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh (nguyên

tắc 4,5,6,7). Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, giới hạn cấp tín dụng và quy trình rõ ràng lành mạnh. Tiêu chuẩn cấp tín dụng lành mạnh là các tiêu chuẩn phải phù hợp với thị trường mục tiêu, người được cấp tín dụng phải có năng lực, có mức tín nhiệm, có khả năng trả nợ. Ngân hàng phải thiết lập giới hạn

cấp tín dụng đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng, từng lĩnh vực, từng sản phẩm, từng loại tiền. Đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro cho vay có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra những nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro cho vay.

Nhóm thứ ba: Duy trì việc cấp tín dụng hiệu quả (nguyên tắc 8, 9, 10, 11, 12, 13). Các ngân hàng cần phải có hệ thống theo dõi, quản lý thường xuyên các danh mục tín dụng có nguy cơ rủi ro phát sinh và tình trạng các khoản tín dụng. Ủy ban Basel khuyến khích các ngân hàng xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để quản trị RRTD. Các ngân hàng phải có hệ thống thông tin, kỹ thuật phân tích đánh giá thường xuyên tất cả các hoạt động tín dụng để đo lường RRTD, hạn chế tổn thất xảy ra. Các ngân hàng phải có hệ thống giám sát RRTD ở cả danh mục tín dụng và ở từng khoản tín dụng riêng lẻ về điều kiện cấp tín dụng, quy trình, phê chuẩn, giới hạn, chất lượng tín dụng. Khi đánh giá RRTD thì các ngân hàng phải xem xét đánh giá trong điều kiện thay đổi của nền kinh tế.

Nhóm thứ tư: Hệ thống kiểm soát RRTD (nguyên tắc 14,15,16). Ngân hàng

phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập, thường xuyên quy trình quản lý RRTD. Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng được quản lý thích hợp, RRTD ở mức tương thích với các tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn mà ngân hàng cho phép. Để thực hiện điều này các ngân hàng phải thiết lập và tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên nhằm đánh giá sự tuân thủ của chính sách, quy trình trong hoạt động tín dụng từ đó phát hiện những yếu kém và báo cáo lên lãnh đạo cấp cao để có biện pháp kịp thời hạn chế những tổn thất xảy ra. Ngân hàng phải thiết lập một bộ phận đánh giá lại với từng khoản tín dụng một cách độc lập để từ đó nhận diện, phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề để có biện pháp xử lý hạn chế rủi ro.

Nhóm thứ năm, Giám sát RRTD (nguyên tắc 17). Ủy ban Basel yêu cầu các

ngân hàng phải có một hệ thống giám sát, kiểm soát hiệu quả về RRTD. Bộ phận giám sát phải thực hiện giám sát một cách độc lập với các chiến lược, chính sách, quy

trình và việc tuân thủ của ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng và quản trị RRTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tân định (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)