Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tân định (Trang 33 - 35)

Theo Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng mô hình quản trị rủi ro tín dụng là mô hình tổ chức theo chức năng của các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc nội bộ của ngân hàng, nó bao gồm tất cả các khâu liên quan gián tiếp hay trực tiếp đến hoạt động tín dụng.

Hiện nay, ở Việt Nam đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng. Đó là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán. Ngoài ra còn có mô hình kết hợp giữa tập trung và phân tán, tức là tùy từng lĩnh vực, ngành nghề, loại hình sản phẩm dịch vụ hay khách hàng có thể áp dụng mô hình quản trị tập trung tại Hội sở hay phân cấp xuống từng chi nhánh.

1.2.4.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

Điểm căn bản trong mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung là sự tách sự tách biệt một cách độc lập giữa ba khối (3 chức năng): khối kinh doanh, khối quản lý rủi ro và khối xử lý nội bộ (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Sự tách biệt này nhằm mục tiêu chính là tăng cường chuyên môn hóa cao ở từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng đồng thời tăng cường giám sát nghiệp vụ giữa các khâu từ đó làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng như rủi ro hoạt động của ngân hàng

Ưu điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung:

• Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả. Bởi với mô hình này: Tránh được tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” của hoạt động tín dụng; Giảm được rủi ro chủ quan từ phía đơn vị kinh doanh quyết định mang tính cá nhân, cố tình làm sai.

• Nâng cao được tính hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Theo mô hình này bộ phận kinh doanh giảm công việc xử lý nghiệp vụ do đó họ dồn thời gian sức lực vào hoạt động kinh doanh nên tăng hiệu quả kinh doanh. Đội ngũ cán bộ thẩm định và phê duyệt được chuyên nghiệp nên công tác thẩm định, phê duyệt

sẽ trở nên hiệu quả, chính xác và khách quan. Việc đôn đốc thu hồi nợ của bộ phận chuyên trách sẽ giúp nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng.

• Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực nhận diện, đo lường và giám sát rủi ro tín dụng và là cơ sở thiết lập chính sách quản lý rủi ro toàn ngân hàng.

• Mô hình quản lý rủi ro tập trung thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

Nhược điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung:

• Thứ nhất, việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.

• Thứ hai, đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

• Thứ ba, với mô hình này quy trình tín dụng trở nên cồng kềnh, do phải qua nhiều bộ phận, nhiều công đoạn dẫn đến tốn kém thời gian.

• Thứ tư, đòi hỏi hệ thống tin phải hiện đại, phải đủ mạnh để xử lý tập trung hoàn hảo mọi nghiệp vụ.

1.2.4.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. Mô hình quản trị rủi ro phân tán tạo cho mỗi chi nhánh ngân hàng có một vị thế, có tính độc lập rất cao với hội sở như một ngân hàng con trong ngân hàng mẹ.

Ưu điểm của mô hình quản lý phân tán

• Gọn nhẹ nên có thể giảm thiểu được chi phí, cơ cấu tổ chức đơn giản do đó có thể tinh giảm biên chế tiết kiệm chi phí Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ và không đòi hỏi chi phí đắt tiền cho công nghệ

Nhược điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán

• Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu, do đó chất lượng thẩm định tín dụng yếu kém, không có đầy đủ thông tin.

• Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

• Cán bộ tín dụng vừa tiếp thị vừa thẩm định tín dụng nên không đánh giá khách quan độc lập, độc lập về tình hình khách hàng.

• Do cán bộ tín dụng thực hiện nhiều công việc một lúc nên không có đủ thời gian để bám sát tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm soát việc sử dụng vốn vay.

• Rủi ro đạo đức do thông đồng với khách hàng.

Như vậy, có hai mô hình quản trị rủi ro tín dụng mỗi mô hình có ưu điểm,

nhược điểm. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của Ủy ban Basel cũng như tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, các ngân hàng lựa chọn mô hình quản trị rủi ro cho phù hợp. Ở Việt Nam thì hầu hết các ngân hàng lựa chọn mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung. Mô hình này tách bạch hoạt động tín dụng ở chi nhánh và hội sở. Ở chi nhánh chỉ thực hiện chức năng kinh doanh/bán hàng/quan hệ khách hàng còn ở hội sở thực hiện chức năng quản lý rủi ro tín dụng/thẩm định/phân tích tín dụng và phê duyệt tín dụng và chức năng tác nghiệp hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tân định (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)