3.3.2.1. Hệ thống thông tin tín dụng
Hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC của NHNN, bao gồm: Thông tin tín dụng phải bao gồm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM. Bên cạnh đó, cần áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để các NHTM có thể dễ dàng thu thập và khai thác triệt để thông tin. Ngoài ra,
cần quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM đối với chất lượng thông tin cung cấp, thời gian cung cấp và bảo mật thông tin.
Ngoài ra, tạo lập kênh thông tin liên thông giữa các cơ quan chức năng như thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan, toà án, công an,... với NHNN để có thể nắm bắt thông tin về các cá nhân, tổ chức. Trên cở sở đó, NHNN sẽ có các cảnh báo, lưu ý đối với các NHTM qua trung tâm CIC.
3.3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát
NHNN tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với các NHTM trong việc chấp hành các quy chế cấp tín dụng, tuân thủ các chỉ đạo, điều hành của NHNN, các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng và công tác xử lý nợ xấu tại từng NHTM. Do các nghiệp vụ NH đều liên quan mật thiết với nhau nên trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát về hoạt động tín dụng của NHTM cần kiểm tra, thanh tra, giám sát toàn diện hoạt động của NHTM, trong đó hoạt động tín dụng làm trung tâm, nhằm xác định được nguyên nhân cốt lõi của các phạm vi trong hoạt động tín dụng của các NHTM, nhằm xử lý kịp thời, hạn chế RRTD. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để kịp thời kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình cấp tín dụng cho các công ty con, công ty liên kết của các NHTM mà hiện tại các công ty này thường có mức dư nợ khá cao
Nâng cao chất lượng, trình độ nghiệp vụ, tư cách đạo đức của đội ngũ thanh tra ngân hàng.
Áp dụng các nguyên tắc của Basel về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng khi tiến hành thanh tra.
Tiếp cận và đẩy mạnh việc triển khai áp dụng các chuẩn mực thông lệ quốc tế về thanh tra ngân hàng
3.3.2.3. Ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng
Thời gian qua việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ của các NHTM đã và đang gặp không ít khó khăn, mất rất nhiều thời gian mới xử lý dứt điểm được một vụ
bán tài sản đảm bảo. Do đó, NHNN cần khẩn trương phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện kiểm soát Nhân dân tối cao đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn các quy định về xử lý tài sản đảm bảo, cũng như chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng để tạo điều kiện cho các TCTD xử lý tài sản đảm bảo của mình, nhanh chóng thu hồi nợ vay, giảm thiểu được nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng hoạt động tín dụng tại VCB Tân Định trong thời gian vừa qua, tác giả nhận thấy hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro nhưng chi nhánh không thể tránh né hoàn toàn các rủi ro tín dụng mà phải tìm cách để hạn chế nó nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng trở nên an toàn hơn. Vì vậy, đưa ra các giải pháp hữu hiệu có thể nhận diện, ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng có ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp được tác giả nêu ra ở chương 3 chủ yếu nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng xảy ra. Đồng thời tác giả cũng đề xuất với VCB Hội sở về việc hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ bằng việc lượng hóa rủi ro tín dụng, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin; kiến nghị với NHNN một số vấn đề để hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro tín dụng là công tác vô cùng quan trọng của các NHTM. Trong hoạt động ngân hàng, việc đương đầu và chấp nhận rủi ro tín dụng là việc hết sức bình thường. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là phải ngân hàng xác định ngưỡng rủi ro chấp nhận và làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng là một đề tài mà các nhà quản trị ngân hàng đã và đang tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa trong các thời kỳ kinh tế khác nhau và không ngừng thay đổi.
Tại VCB Tân Định, sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng cao, nợ quá hạn đã có dấu hiệu gia tăng. Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của VCB Tân Định trong thời gian tới.
Dựa trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, luận văn đi sâu vào nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng và nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại VCB Tân Định. Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp để VCB Tân Định có thể hoàn thành định hướng và mục tiêu trong giai đoạn 2018-2020.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh NHTM cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả tại VCB Tân Định. Do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường hoạt động kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Bùi Diệu Anh 2013, Hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nxb. Phương Đông,
TP.HCM
2. Chính phủ Việt Nam 2018, Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 v/v quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
3. Lê Thị Hạnh 2016, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện Tài Chính, Hà Nội
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
5. Lưu Dung 2018, Vietinbank và câu chuyện Basel II, truy cập tại https://www.vietinbank.vn/vn/tin-tuc/VietinBank-va-cau-chuyen-Basel-II-
20180213100200.html
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2014, Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xứ lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
7. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Định, 2018, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2013-2017.
8. Ngô Thị Thu Mai và Nguyễn Ngọc Bích 2017, ‘Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam’, Tạp chí điện tử tài chính ngày 26 tháng 12, truy cập tại http://www.tapchitaichinh.vn
9. Nguyễn Đăng Dờn 2010, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông, TP.HCM
10.Nguyễn Như Dương 2018, ‘Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng từ ngân hàng ANZ’, Tạp chí điện tử tài chính ngày 01 tháng 01, truy cập tại http://www.tapchitaichinh.vn
11.Nguyễn Quang Hiện 2016,Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân Đội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện Tài Chính, Hà Nội
12.Nguyễn Thị Gấm 2018, Quản trị rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp tại các
ngân hàng thương mại Việt nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh
tế Quốc Dân, Hà Nội
13.Nguyễn Thị Thu Đông 2012,Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sĩ kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
14.Nguyễn Văn Tiến 2015, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội 15.Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân 2017, Kỷ yếu hôi thảo khoa học Quốc gia: Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam: Cơ hội – thách thức và lộ trình thực hiện
16.Phạm Thái Hà 2017, ‘Nghiên cứu chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại’, Tạp chí điện tử tài chính ngày 16 tháng 9, truy cập tại http://www.tapchitaichinh.vn,
17.Phạm Thị Nguyệt Thanh 2011, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Công nghệ Ngân hàng, số 67 (tháng 10/2011), trang 29-34.
18.Phan Thị Thu Hà 2009, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
19.Quốc hội Việt Nam 2014, Luật doanh nghiệp.
20.Trần Việt Dung 2017, Áp dụng hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm quốc tế và
hàm ý cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học
21.Vũ Thị Hợp 2015, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. Basel Committee on Banking Supervision 2000, Principal for the Management of Credit Risk
2. H. Lange & Marcia Millon Cornett A. Saunders 2005, A Risk Management
Approach, McGraw Hill Publishers
3. International Monetary Fund 2004, Financial soundness indiator (FSls): Compilation Guide
4. Joel Bessis 2002, Risk Management in Banking, 2nd edn, John Wiley & Sons, Chichester
5. Timothy W. Koch 1995, Bank Management, University of South Carolina, The Dryden Press.