Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tân định (Trang 42 - 44)

Định hướng quản lý rủi ro của ngân hàng

Đây là một yếu tố chủ quan hết sức quan trọng thuộc về bản thân mỗi NHTM, nó quyết định mức độ quan tâm đến hoạt động quản lý RRTD. Định hướng quản lý RRTD của ngân hàng là một kế hoạch hay chiến lược tổng thể phát triển hoạt động tín dụng và quản lý RRTD gồm một hệ thống các mục tiêu, chương trình, chính sách và giải pháp cụ thể được xây dựng một cách phù hợp các diễn biến về chính trị, kinh tế, xã hội trong nước tại từng thời kỳ, quy mô của mỗi ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

Công nghệ thông tin là yếu tố có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng đặc biệt trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Theo Basel II, sự đầu tư công nghệ này, kết hợp với cơ sở dữ liệu chi tiết dó thu thập được, theo thời gian tất yếu sẽ phát huy được lợi ích tiềm tàng to lớn của nó trong định giá và quản lý rủi ro nói chung, cũng như trong điều hành quản lý ngân hàng nói riêng. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cải thiện môi trường làm việc, tăng nhanh tốc độ xử lý công việc, xử lý giao dịch và độ an toàn cao hơn do giảm bớt sự can thiệp thủ công và vì vậy cải thiện được dịch vụ. Trình độ áp dụng công nghệ thấp, dịch vụ ngân hàng sẽ nghèo nàn, tốc độ xử lý kém, không đảm bảo an toàn do phải qua nhiều khâu lao động thủ công. Đặc biệt, việc ứng dụng các mô hình quản lý RRTD hiện đại cần một hệ thống thông tin chuẩn xác thì yếu tố hỗ trợ công nghệ chiếm một vai trò vô cùng quan trọng.

Trình độ nhân lực

Yếu tố con người luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ một lĩnh vực nào, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, một dịch vụ đặc biệt vừa liên quan đến tài chính, đến kỹ thuật, đến con người một cách trực tiếp. Ngân hàng nào dự báo được những thay đổi của thị trường một cách chính xác, đưa ra những chính sách khai thác hợp lý và sớm hơn các ngân hàng khác thì sẽ có được cơ hội. Việc lựa chọn mô hình quản lý rủi ro nào cho ngân hàng cũng phải xem xét, trình độ, năng lực của nhân viên trong lĩnh vực tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng có một đội ngũ cán bộ am hiểu về kỹ thuật đo lường rủi ro thì việc ứng dụng các mô hình đo lường RRTD cũng không khó khăn. Do đó, để có khả năng áp dụng mô hình quản lý RRTD hợp lý, ngoài việc ứng dụng công nghệ mới nhất của ngành ngân hàng, đòi hòi đội ngũ nhân viên làm công tác quản lý rủi ro phải không ngừng trau dồi và trang bị kiến thức mới để có thể am hiểu về hệ thống quản lý rủi ro để hoạt động quản lý rủi ro mang lại kết quả cao.

Quy mô ngân hàng

Quy mô của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đối với việc quyết định mô hình quản lý RRTD. Nếu ngân hàng có quy mô nhỏ bé, hoạt động tín dụng tập trung ở một

số ngành nhất định, sẽ lựa chọn các mô hình quản lý rủi ro theo mô hình đơn, gọn nhẹ. Nếu ngân hàng có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp, cần có các mô hình quản lý rủi ro tập trung định lượng, kiểm soát kép.

Nhìn chung, thực tiễn đã chỉ ra rằng, các nhân tố trên đây có quan hệ đan xen nhau, tác động tổng thể nhiều chiều tới hoạt động quản lý rủi ro của NHTM. Do đó, các NHTM cần tiến hành phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên cũng như phải biết vận dụng cơ chế của Nhà nước, chủ động nắm bắt sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và quản lý RRTD của các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tân định (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)