Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tân định (Trang 64 - 66)

VCB Tân Định là một chi nhánh thuộc VCB nên các hoạt động quản trị RRTD của chi nhánh đều tuân theo hoạt động quản trị RRTD do VCB đề ra. Để đánh giá thực trạng quản trị RRTD của VCB Tân Định, cần xem xét trên tất cả các nội dung: chính sách tín dụng, mô hình quản trị RRTD và quy trình quản trị RRTD.

2.3.1. Chính sách tín dụng

Theo từng thời kỳ, VCB đưa ra định hướng tín dụng mang tính định hướng cho toàn hệ thống VCB nhằm thực hiện công tác quản trị RRTD và có tính định hướng khi phát triển khách hàng của các chi nhánh VCB về các ngành nghề kinh tế, lĩnh vực kinh doanh, hình thức đầu tư,…

VCB Tân Định cũng thực hiện chính sách về giới hạn kiểm soát RRTD thống nhất cho toàn hệ thống như:

• Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của VCB.

• Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và khách hàng có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của VCB.

• Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một công ty con, hoặc một công ty liên kết của VCB hoặc doanh nghiệp mà VCB nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của VCB, và dư nợ cấp tín dụng của các đối tượng này không được vượt quá 20% vốn tự có của VCB.

• Tổng mức dư nợ cho vay 01 ngành/lĩnh vực không vượt quá 10% tổng dư nợ cho vay của VCB. Trường hợp đặc biệt, do diễn biến thực tế của thị trường, dư nợ cho vay 01 mặt hàng/lĩnh vực đầu tư có thể lên đến 15% so với tổng dư nợ cho vay của VCB song phải được hội đồng quản trị phê duyệt.

Căn cứ vào định hướng chung của VCB, chi nhánh Tân Định xây dựng định hướng tín dụng với các mục tiêu như sau:

• Thực hiện nguyên tắc mua buôn, bán lẻ: huy động vốn tập trung vào bán buôn, tăng tỷ trọng nguồn vốn giá rẻ; tín dụng tập trung vào bán lẻ, khách hàng có tình hình hoạt động an toàn và mang lại hiệu quả tổng thể cao.

• Định danh khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng. Phân tích thị phần, xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp, tiến độ phát triển, gia tăng thị phần đối với từng khách hàng

• Tập trung tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm, nhất là tín dụng ngắn hạn. Chủ động đẩy nhanh giải ngân đối các dự án, phương án vay vốn khả thi đi đôi với tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng bán buôn vào những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, các lĩnh vực kinh doanh truyền thống và rủi ro thấp, khách hàng có sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại Chi nhánh. Tăng cường tín dụng bán lẻ theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, tập trung cho vay sản phẩm chuẩn, lĩnh vực có lãi suất đầu ra cao, hạn chế cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay lĩnh vực tạo NIM thấp, thực hiện kiểm tra đánh giá tình hình vay vốn

• Đẩy mạnh tiến độ xử lý thu hồi nợ có vấn đề. Phân công trách nhiệm xử lý nợ có vấn đề đến từng cá nhân, tổ chức họp định kỳ đánh giá kết quả thực hiện, nguyên nhân chậm xử lý nợ để có biện pháp kiên quyết thu hồi nợ.

• Tăng cường công tác tự kiểm tra tại Chi nhánh. Tập trung chỉ đạo khắc phục tối đa tồn tại, sai sót, vi phạm được phát hiện qua công tác tự kiểm tra, kiểm tra nội bộ và các cơ quan thanh tra bên ngoài.

• Kiểm soát chặt chẽ rủi ro trong hoạt động. Tuân thủ triệt để các cơ chế, quy trình trong tác nghiệp. Tăng cường quán triệt, chấn chỉnh tác phong của cán bộ giao dịch với khách hàng, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm.

2.3.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Hiện nay, chi nhánh Tân Định vừa áp dụng mô hình quản trị RRTD phân tán vừa mô hình quản trị tín dụng rủi ro tập trung trong hoạt động tín dụng.

Mô hình quản trị RRTD phân tán: được áp dụng đối với các khoản vay có tổng mức cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của chi nhánh, như bảng 2.5.

Bảng 2.5: Thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với KHDN của VCB Tân Định

ĐVT: tỷ đồng (quy VND)

STT Cấp thẩm quyền

Phê duyệt giới hạn tín dụng

GHTD GHTD ngắn hạn GHTD trung dài hạn 1 Hội đồng tín dụng cơ sở chi nhánh ≤ 50 ≤ 35 ≤ 15 2 Giám đốc ≤ 35 ≤ 25 ≤ 10

Nguồn: Tác giá tổng hợp tại VCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tân định (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)