Rủi ro từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh sài gòn (Trang 25 - 27)

- Về chiến lƣợc kinh doanh, chính sách của ngân hàng: Chính sách cho vay không minh bạch làm cho hoạt động cho vay lệch lạc, dẫn đến việc cho vay không đúng đối tƣợng, tạo ra khe hở cho ngƣời sử dụng vốn có những hành vi vi phạm hợp đồng và pháp luật của Nhà nƣớc, từ đó gây thất thoát nguồn vốn và giảm uy tín của ngân hàng.

Chiến lƣợc có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của NHTM, vì nó là tiền đề xác định phƣơng hƣớng hoạt động dài hạn, cung cấp khuôn khổ cho tƣ duy và hành động của các nhà lãnh đạo trong việc đề ra các chính sách và quyết định kinh doanh. Đối với hoạt động cho vay KHCN, việc xác định sai chiến lƣợc kinh doanh

là yếu tố rủi ro lớn nhất, không chỉ làm cho ngân hàng mất đi khả năng cạnh tranh, sụt giảm lợi nhuận mà còn ảnh hƣởng đến thị phần, uy tín, thậm chí ngân hàng không thể thu hồi đƣợc tiền vốn cho vay.

- Về chất lƣợng, đạo đức nhân viên: Trong quá trình cho vay, nhân viên ngân hàng cố tình làm sai quy tắc, hoặc trình độ yếu kém không đủ khả năng thẩm định những dự án phức tạp, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ còn hạn chế chƣa bắt kịp với những thay đổi của thị trƣờng, chính những yếu điểm này đã tạo ra khe hở cho khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Đồng thời, khi công tác trong môi trƣờng có mối liên hệ trực tiếp đến “tiền bạc” thì những cám dỗ là khó tránh khỏi, do đó đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng cũng là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.

- Về quy trình cho vay, kiểm soát khoản vay: Hệ thống ngân hàng Việt Nam còn đang trong quá trình đổi mới và cải thiện để bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Quy trình cho vay của ngân hàng vẫn chƣa đƣợc chuẩn hóa, hợp lý, các biện pháp giám sát khoản vay có hiệu quả không cao, việc thu thập và đánh giá thông tin về tình hình nhân thân, tài chính của khách hàng tiến hành chậm, thiếu chính xác làm cho ngân hàng giảm khả năng chủ động xử lý khi rủi ro cho vay xuất hiện. Ngoài ra, các cán bộ quản lý chƣa giám sát chặt chẽ nhân viên, còn nhiều nhân viên lơ là trong việc thực hiện quy trình cho vay, chƣa kiểm soát chặt chẽ khoản vay của khách hàng… hoặc do buông lỏng quản lý tạo điều kiện cho nhân viên ngân hàng thông đồng với khách hàng thực hiện các khoản cho vay mang lại nhiều rủi ro hoặc gây mất vốn ngân hàng.

Các ngân hàng thƣờng có thói quen tập trung nhiều trong việc thẩm định trƣớc khi cho vay mà nới lỏng việc kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho KH, một phần do ngân hàng chƣa có chính sách chặt chẽ trong việc giám sát và kiểm soát sau khoản vay của khách hàng.

- Về thu hồi gốc, lãi khoản vay: Khi một khoản vay phát sinh rủi ro mất hoặc tạm thời không có khả năng thanh toán sẽ làm cho ngân hàng không thể thu hồi đƣợc tiền vốn đúng hạn hay tiền lãi của khoản vay, từ đó ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản và hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh sài gòn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)