Cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh sài gòn (Trang 31 - 32)

Mô hình định mức tín nhiệm ra đời cách đây khoảng hơn 50 năm nhằm xây dựng phƣơng pháp lƣợng hóa khả năng thanh toán và mức độ tín nhiệm của khách hàng trong giao dịch. Việc này đã giúp các ngân hàng và tổ chức tín dụng đƣa ra quyết định chính xác, khách quan, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tối đa việc thu hồi nợ khi ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

David Duran (1941) là ngƣời đầu tiên ứng dụng phƣơng pháp này vào việc phân biệt các khoản nợ tốt và xấu. Thời gian tiếp sau đó, nhiều tổ chức tín dụng đã xây dựng các hình thức nền tảng ban đầu đặt nền móng cho việc ra đời của hệ thống định mức tín nhiệm thể nhân dựa trên các nguyên lý thống kê. Vào năm 1975 – 1976, đạo luật Cơ hội tín dụng ngang bằng ở Mỹ đã đƣợc thông qua và nêu lên nội dung cấm sự phân biệt đối xử trong việc cấp tín dụng trừ khi đƣợc chứng minh trên cơ sở thống kê. Điều này đã thể hiện đƣợc tầm quan trọng của mô hình định mức tín nhiệm thể nhân và sức mạnh của nó trong việc giúp các tổ chức tín dụng đƣa ra quyết định đúng đắn.

Vào những năm 80, mô hình định mức tín nhiệm dần thành công và lan tỏa trong các sản phẩm về thẻ tín dụng và các khoản vay của cá nhân, các phƣơng pháp hồi quy log và quy hoạch tuyến tính cũng trở nên đáng tin cậy cho các tổ chức tín dụng.

Ngày nay, việc đánh giá khả năng trả nợ đƣợc của khách hàng đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp nghiên cứu thống kê, thông qua các mô hình hồi quy probit, tobit, logistic… để hỗ trợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng đảm bảo việc thu hồi tín dụng, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh sài gòn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)