Quân đội chi nhánh Sài Gòn
4.2.1 Kết quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn Quân đội chi nhánh Sài Gòn
Qua kết quả trong bảng 4.1, ta thấy phân khúc cho vay KHCN chiếm tỷ trọng khá thấp tại MB Sài Gòn ở năm 2013, nhƣng tỷ trọng này đã có xu hƣớng tăng trƣởng qua các năm. Tại thời điểm năm 2013 dƣ nợ cho vay KHCN là 356 tỷ đồng, chỉ chiếm 10% trên tổng dƣ nợ của chi nhánh. Sang đến năm 2014, dƣ nợ cá nhân ở mức 512.2 tỷ đồng (tăng hơn 43% so với năm 2013), chiếm 12.2% tỷ trọng. Năm 2015, tốc độ tăng trƣởng ở phân khúc cho vay cá nhân của MB Sài Gòn có sự chững lại chỉ đạt 17.5%. Nguyên nhân là ở thời điểm này MB có sự thay đổi các chính sách cho vay nhƣ siết chặt hoạt động cho vay đối với lĩnh vực bất động sản và
Ban Giám Đốc Phòng kinh doanh Phòng KH doanh nghiệp lớn Phòng KH doanh nghiệp vừa và nhỏ Phòng KH cá nhân Phòng kế toán và dịch vụ KH chính tổng hợp Phòng hành PGD trực thuộc PGD Đakao PGD Hàm Nghi PGD Tân Định PGD Bến Thành
PGD Phù Đổng Điểm giao dịch Tân Cảng
có sự điều chỉnh ở khâu xét duyệt hồ sơ vay, hạn chế hạn mức phê duyệt của cấp chi nhánh và chuyển dịch từ thẩm định hồ sơ vay riêng lẻ ở từng chi nhánh sang xét duyệt hồ sơ tập trung tại một trung tâm thẩm định. Tuy nhiên vào năm 2016, MB Sài Gòn có sự bứt phát khá tốt ở mảng dƣ nợ KHCN khi đạt gần 900 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2015, sự tăng trƣởng này đến từ nền kinh tế thị trƣờng có sự khởi sắc sau giai đoạn khủng hoảng, các chính sách kích cầu tiêu dùng của chính phủ và mức sống ngƣời dân tại TP HCM dần đƣợc nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, đặc biệt là nhu cầu mua nhà và ô tô. Bên cạnh đó còn có sự nỗ lực và tinh thần làm việc hăng hái của các cán bộ nhân viên tại MB Sài Gòn.
Bảng 4.1: Tình hình cho vay KHCN của MB Sài Gòn giai đoạn 2013 – 2016
(Đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng dƣ nợ 3,556 4,184 4,452 4,803 Dƣ nợ KHCN 356 512.2 601.1 894 Tỷ trọng (%) 10% 12.2% 13.5% 18.6% Tốc độ tăng trƣởng (%) 43.9% 17.5% 48.6%
(Nguồn: Phòng kinh doanh MB Sài Gòn)
Song song với việc tăng trƣởng quy mô dƣ nợ, MB Sài Gòn đã có những giải pháp quản lý và kiểm soát các khoản nợ quá hạn tốt hơn. Cụ thế tại bảng 4.2, nợ quá hạn năm 2013 là 17.8 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 5% so với tổng dƣ nợ của KHCN), trong hai năm 2014 và 2015 thì chỉ số này lần lƣợt tăng lên ở mức 23.5 và 31.4 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu là do yêu cầu tăng trƣởng nhanh của hoạt động cho vay KHCN, cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác, dẫn đến việc đánh giá khách hàng (KH) chƣa chính xác, quy trình thẩm định còn nhiều sai sót và kiểm soát khoản vay thiếu chặt chẽ. Đến năm 2016, xuất phát từ công tác triển khai tập trung
thu hồi nợ quá hạn, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ nhân viên, cải thiện chính sách và quy trình kiểm soát khoản vay chặt chẽ, MB Sài Gòn không chỉ đƣa tổng dƣ nợ của KHCN tăng hơn 2,5 lần so với năm 2013 mà tỷ lệ nợ quá hạn cũng đã đƣợc kiểm soát tốt hơn, giảm còn 18 tỷ đồng, tƣơng ứng ở mức 2% trên tổng dƣ nợ cho vay cá nhân.
Bảng 4.2: Tình hình nợ quá hạn KHCN tại MB Sài Gòn giai đoạn 2013 – 2016
(Đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dƣ nợ KHCN 356 512.2 601.1 894
Nợ quá hạn
KHCN 17.8 23.5 31.4 18
Tỷ trọng (%) 5.0% 4.6% 5.2% 2.0%
(Nguồn: Phòng kinh doanh MB Sài Gòn)