Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh sài gòn (Trang 28)

2.3.1 Khái niệm khả năng trả nợ vay

Khả năng trả nợ vay của KHCN là khả năng khách hàng tạo ra đủ thu nhập trong suốt thời gian vay để đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ hoàn trả các khoản nợ theo định kỳ.

Khả năng trả nợ thể hiện khách hàng có thực hiện tốt việc hoàn trả đầy đủ số tiền vay và thanh toán đúng hạn hay không.

Trong nội dung điều số 452, tài liệu Basel Committee on Banking Supervision – 2006, Ủy ban Basel định nghĩa khách hàng “default - không có khả năng trả nợ” là những khách hàng thuộc một trong các dấu hiệu hoặc tất cả dấu hiệu nhƣ sau:

- Khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn mà chƣa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hoàn trả.

- Khách hàng có các khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF - International Monetary Fund) định nghĩa về cơ bản một khoản nợ đƣợc coi là “nonperforming loan - nợ xấu” khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chƣa trả từ 90 ngày trở lên đã đƣợc nhập gốc, tái cấp vốn hoặc đồng ý chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dƣới 90 ngày nhƣng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ không đƣợc thanh toán đầy đủ. (Theo Comlilation Guide on Financial Soundness Indicators – 4.84-4.85 (2004)).

Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ của khách hàng và kết quả phân loại nợ

STT Khả năng trả nợ Kết quả phân loại nợ Thực trạng thanh toán nợ 1 Có khả năng Nợ nhóm 1 Không có NQH NQH < 10 ngày 2 Không có khả năng Nợ nhóm 3-5 (nợ xấu) NQH > 90 ngày Nợ cơ cấu

(Nguồn: Dựa trên quy định trong tài liệu Basel, IMF và kết quả XHTD thực tế tại các NHTM).

2.3.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng

Đặc điểm nhân khẩu học

- Giới tính

Trên thực tế, chúng ta cũng thấy rằng phụ nữ thƣờng có tính thận trọng, tỉ mỉ hơn đàn ông. Do đó, họ cũng thƣờng hay lo lắng và có tính trách nhiệm đối với khoản vay nợ để tránh tình trạng xảy ra nợ quá hạn.

- Độ tuổi

Những ngƣời có độ tuổi càng cao thƣờng đã có công việc ổn định, nguồn tài chính và tài sản tốt. Đồng thời họ cũng ý thức đƣợc trách nhiệm của mình với những khoản vay nợ.

- Tình trạng hôn nhân

Ngƣời đã lập gia đình thƣờng có xu hƣớng trở nên chững chạc, trƣởng thành và có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ.

Trình độ học vấn

Thông thƣờng trên thực tế, đối với những ngƣời có trình độ học vấn càng cao, họ có khả năng tiếp cận thông tin và chắt lọc thông tin có lợi, tính toán đƣợc hiệu quả sử dụng vốn vay cũng nhƣ làm thế nào để thanh toán một cách uy tín. Hơn

nữa, trình độ học vấn cũng thƣờng đi kèm với mức thu nhập tạo ra và ý thức trách nhiệm của ngƣời đi vay, từ đó khả năng trả nợ của khách hàng sẽ cao hơn.

Nghề nghiệp

Thông thƣờng, những ngƣời có vị trí công tác càng cao, địa vị xã hội tốt sẽ có khả năng về tài chính tốt hơn cũng nhƣ tầm hiểu biết, nhận thức và trách nhiệm cao hơn. Do đó, những ngƣời này thƣờng có xu hƣớng trả nợ đầy đủ và đúng hạn để không ảnh hƣởng đến uy tín cá nhân.

Thu nhập

Thu nhập của khách hàng là tổng thu nhập của ngƣời vay và ngƣời đồng trách nhiệm (nếu có) đƣợc tính bình quân mỗi tháng và theo đơn vị triệu đồng. Thu nhập của ngƣời đi vay đƣợc coi là một trong những yếu tố quan trọng khi muốn tiếp cận khoản vay, đặc biệt là đối với những khoản vay tín chấp. Đây đƣợc coi là một yếu tố cấu thành nên nền tảng trả nợ thành công trong tƣơng lai của ngƣời vay.

Đặc điểm khoản vay

- Tổng giá trị khoản vay

Tổng giá trị khoản vay đƣợc tính theo đơn vị triệu đồng. Khi các ngân hàng thực hiện công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, các khách hàng đƣợc cấp giá trị vay lớn thƣờng là những khách hàng có nguồn tài chính tốt, uy tín tín dụng tốt và có mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng.

- Lãi suất cho vay

Lãi suất càng thấp càng đỡ gánh nặng về chi phí cho khách hàng, khoản tiền khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng thấp hơn nên tạo điều kiện để khách hàng làm tròn trách nhiệm trả nợ.

- Hình thức cho vay

Tài sản bảo đảm là cơ sở pháp lý để bảo đảm an toàn cho các khoản vay của khách hàng và mang tính dự phòng rủi ro. Đối với các khoản vay thế chấp, khách hàng có trách nhiệm hơn với việc trả nợ vì tài sản của khách hàng đang đƣợc thế chấp vay vốn tại ngân hàng, giá trị tài sản đƣợc định giá luôn cao hơn tổng số tiền

khách hàng nhận nợ. Trong khi đó, các khoản vay tín chấp dựa trên sự tín nhiệm đối với mỗi cá nhân thƣờng mang lại rủi ro cao hơn.

2.4 Cơ sở lý thuyết đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân và các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng

2.4.1 Cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân

Mô hình định mức tín nhiệm ra đời cách đây khoảng hơn 50 năm nhằm xây dựng phƣơng pháp lƣợng hóa khả năng thanh toán và mức độ tín nhiệm của khách hàng trong giao dịch. Việc này đã giúp các ngân hàng và tổ chức tín dụng đƣa ra quyết định chính xác, khách quan, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tối đa việc thu hồi nợ khi ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

David Duran (1941) là ngƣời đầu tiên ứng dụng phƣơng pháp này vào việc phân biệt các khoản nợ tốt và xấu. Thời gian tiếp sau đó, nhiều tổ chức tín dụng đã xây dựng các hình thức nền tảng ban đầu đặt nền móng cho việc ra đời của hệ thống định mức tín nhiệm thể nhân dựa trên các nguyên lý thống kê. Vào năm 1975 – 1976, đạo luật Cơ hội tín dụng ngang bằng ở Mỹ đã đƣợc thông qua và nêu lên nội dung cấm sự phân biệt đối xử trong việc cấp tín dụng trừ khi đƣợc chứng minh trên cơ sở thống kê. Điều này đã thể hiện đƣợc tầm quan trọng của mô hình định mức tín nhiệm thể nhân và sức mạnh của nó trong việc giúp các tổ chức tín dụng đƣa ra quyết định đúng đắn.

Vào những năm 80, mô hình định mức tín nhiệm dần thành công và lan tỏa trong các sản phẩm về thẻ tín dụng và các khoản vay của cá nhân, các phƣơng pháp hồi quy log và quy hoạch tuyến tính cũng trở nên đáng tin cậy cho các tổ chức tín dụng.

Ngày nay, việc đánh giá khả năng trả nợ đƣợc của khách hàng đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp nghiên cứu thống kê, thông qua các mô hình hồi quy probit, tobit, logistic… để hỗ trợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng đảm bảo việc thu hồi tín dụng, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng.

2.4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng của khách hàng

Các nghiên cứu trên thế giới

- Nghiên cứu của Kohansal và Mansoori (2009) sử dụng mô hình hồi quy logit để tìm hiểu khả năng trả nợ của đối tƣợng khách hàng là nông dân, địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Khorasan và Razavi của Iran với mẫu dữ liệu gồm 175 nông dân vào năm 2008.

Nghiên cứu này đã kết luận rằng biến lãi suất của khoản vay là nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng tới khả năng trả nợ vay của ngƣời nông dân, kế tiếp là biến số kinh nghiệm làm việc của ngƣời nông dân. Bên cạnh đó thì các biến độ tuổi ngƣời vay, diện tích trang trại và biến sử dụng máy móc canh tác không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

- Nghiên cứu của Maharjan và ctg (1983) sử dụng mô hình hồi quy bội nghiên cứu về khả năng trả nợ của những ngƣời nông dân tại Nepal trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp trong một mẫu khảo sát điều tra gồm 150 nông dân trong năm 1983.

Kết quả hồi quy cho thấy nếu nhƣ kích cỡ trang trại càng lớn hoặc tỷ lệ chi tiêu của hộ gia đình càng lớn tính theo tỷ lệ thu nhập thì tỷ lệ trả nợ càng thấp, trong khi đó các biến số còn lại nhƣ: kích cỡ trang trại, thu nhập, tỷ lệ sản phẩm so với tổng sản lƣợng của thị trƣờng… đều tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với khả năng trả nợ của ngƣời nông dân. Các tác giả khi đƣa ra các khuyến nghị đã tập trung vào khả năng kiểm soát khoản cho vay từ quá trình thẩm định đầu vào tới khi ngƣời cho vay tiến hành trả nợ để năng cao hơn nữa khả năng trả nợ của ngƣời nông dân.

- Nghiên cứu của Antwi và ctg (2012) tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng tới rủi ro không trả đƣợc nợ tại Ghana cho những khoản vay ở ngân hàng Akuapem thông qua mô hình hồi quy logistic. Cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu gồm 800 quan sát từ năm 2006 đến năm 2010. Mô hình nghiên cứu của các tác giả nhƣ sau:

Tác giả đã đi đến kết luận rằng loại hình vay mƣợn (Loan type) và khoản vay đƣợc đảm bảo (Security) là hai biến số thực sự có ảnh hƣởng tới khả năng trả nợ của ngƣời vay và rằng các ngân hàng nên chú trọng tới khả năng đảm bảo khoản nợ vay bằng tài sản của ngƣời vay nợ để cải thiện rủi ro không trả đƣợc nợ của ngƣời vay.

- Shaik Abdul Majeeb Pasha (2014), nghiên cứu tài chính vi mô liên quan đến việc cung cấp tín dụng nhỏ, tiết kiệm, và các dịch vụ khác cho ngƣời nghèo không bao gồm các tài sản thế chấp của ngân hàng thƣơng mại và các lý do khác. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ các nguồn tài chính và phân tích bằng cách sử dụng mô hình logistic nhị phân. Tài chính vi mô là đề tài tƣơng đối mới với Ethiopia trong thời gian 1994-1995. Trong đó Viện nghiên cứu tài chính vi mô Sidama (SMFI) là một trong số 31 Viện tài chính vi mô (MFIs) để phục vụ ngƣời nghèo ở Ethiopia. Trên cơ sở này các nhà khoa học nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội chủ yếu và các yếu tố liên quan đến khoản vay đó sẽ xác định hiệu suất trả nợ vay của khách hàng. Trong thực tế, việc xác định và phân tích các yếu tố xác định tỷ lệ hoàn trả vốn vay là rất quan trọng trong việc đạt đƣợc lợi nhuận và tính bền vững của tổ chức tài chính vi mô. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 14 yếu tố quyết định đến hiệu suất trả nợ vay, trong đó có 9 biến có ý nghĩa thống kê và các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Dựa trên các phân tích, các nhà nghiên cứu cho rằng trình độ học vấn và đào tạo sẽ giúp ngƣời nghèo sử dụng vốn hữu ích và hiệu quả hơn. Hơn nữa, tuổi tác và kinh nghiệm kinh doanh tốt sẽ giúp họ có thể trả nợ vốn vay của viện tốt hơn.

- C.A.Wongnaa1, D.Awunyo-Vitor (2013), nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của các hộ nông dân trồng khoai lang tại quận Sene, Ghana. Trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã đi tìm các nhân tố ảnh hƣởng để tìm ra các giải pháp cải thiện khả năng trả nợ của các hộ dân. Tác giả lựa chọn 100 hộ nông dân bất kỳ để tiến hành khảo sát với bảng câu hỏi không cấu trúc. Mô hình nghiên cứu của tác giả sử dụng là mô hình probit.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giáo dục, kinh nghiệm, lợi nhuận, tuổi tác, giám sát và thu nhập phi nông nghiệp có tác động tích cực đến khả năng trả nợ. Ngƣợc lại, giới tính và hôn nhân có ảnh hƣởng tiêu cực đến khả năng trả nợ trong khi ảnh hƣởng của quy mô hộ đã đƣợc tìm thấy là không rõ ràng.

- Mohammad Reza Kohansal (2009), nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu suất trả nợ của nông dân trong tỉnh Khorasan Razavi của Iran. Mô hình logit giải thích xác suất trả nợ đúng hạn là kết quả hồi quy các biến độc lập xác định. Các hệ số của các biến độc lập và ý nghĩa của các biến đã đƣợc sử dụng để xác định tác động xác suất của mỗi biến lên biến phụ thuộc.

Kết quả cho thấy rằng kinh nghiệm của nông dân, thu nhập, mức vay dựa trên giá trị thế chấp có tƣơng quan tích cực trong khi lãi suất cho vay, tổng chi phí ứng dụng tác động tiêu cực đến hiệu suất trả nợ của ngƣời dân. So sánh độ nhạy của các biến quan trọng chỉ ra rằng lãi suất cho vay là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình của các nhà khoa học. Kinh nghiệm chăn nuôi và tổng chi phí ứng dụng là những yếu tố tiếp theo tƣơng ứng.

- Ifeanyi A.Ojiako and Blessing C.Ogbukwa (2012), sử dụng mô hình Tobits để nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi trả nợ của hộ kinh doanh nông nghiệp nhỏ tại Bắc Yewa, bang Ogun, Nigeria. Trong số các ràng buộc đƣợc xác định để tiếp cận tín dụng chính thức là yếu tố không có khả năng để cung cấp tài sản thế chấp, giải ngân kịp thời, và chi phí lãi suất cao. Mức cho vay và thu nhập phi nông nghiệp là yếu tố quyết định đáng kể hiệu suất hoàn trả vốn vay. Mức vốn cho vay tác động tiêu cực đến hành vi trả nợ của ngƣời vay. Tuy nhiên, thu nhập phi nông nghiệp có ảnh hƣởng tích cực đến hành vi trả nợ, chỉ ra rằng hầu hết ngƣời đi vay phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn thu nhập phi nông nghiệp của họ để trả nợ vay.

Các nghiên cứu trong nước

- Nghiên cứu của Vƣơng Quân Hoàng (2006) về phƣơng pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm thể nhân. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả nhằm xây dựng mô hình định mức tín nhiệm trên cơ sở giải quyết hai bài toán là phân

nhóm khách hàng và phân biệt khách hàng. Tác giả tiến hành khảo sát 1727 khách hàng tại Techcombank nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng. Mô hình hồi quy Logit đƣợc sử dụng để kiểm định bao gồm 16 biến: tuổi tác, trình độ học vấn, loại hình công việc, thời gian công tác, thu nhập hàng tháng, tình trạng hôn nhân, nơi cƣ trú, thời gian cƣ trú, số ngƣời phụ thuộc, phƣơng tiện đi lại, phƣơng tiện thông tin, chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng, giá trị các khoản nợ, quan hệ với Techcombank và uy tín trong giao dịch.

Kết quả nghiên cứu đã loại 2 biến thời gian công tác và uy tín trong giao dịch, và chỉ ra rằng các biến mức thu nhập hàng tháng, chênh lệch thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc. Các biến còn lại có tác động trái chiều lên biến phụ thuộc.

- Nghiên cứu của Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh hậu Giang với 436 hộ nông dân đã đƣợc khảo sát trong năm 2011. Các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy probit với các biến số nhƣ sau:

Y = f (mục đích sử dụng vốn, thu nhập sau khi vay, lãi suất vay, tuổi của ngƣời đi vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ, số thành viên trong gia đình tạo ra thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ).

Trong đó : Y là khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ, Y nhận giá trị 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh sài gòn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)