Đặc điểm nhân khẩu học
Giới tính (Gender): Thông thƣờng, nữ giới thƣờng cẩn thận hơn nam giới, do đó, nữ giới có xu hƣớng thanh toán đầy đủ và đúng hạn gốc lãi cho ngân hàng. Một số nghiên cứu trƣớc nhƣ nghiên cứu của Chapman (1990), Weber và Musshoff (2012) đã chứng minh nợ xấu xảy ra ở nữ giới ít hơn ở nam giới. Hay nghiên cứu của Kinyondo (2009) cũng cho thấy kết quả nữ thƣờng có khả năng trả nợ cao hơn nam.
H1: Giới tính khách hàng vay là nữ có tác động dương (quan hệ cùng chiều) với khả năng trả nợ.
- Độ tuổi (Age): Nghiên cứu của Kohansal & Mansoori (2009) chỉ ra rằng khách hàng có độ tuổi càng cao càng có tính thận trọng và nhiều kinh nghiệm hơn nên khả năng trả nợ sẽ tốt hơn. Ngƣợc lại, nghiên cứu của Trƣơng Đông Lộc & Nguyễn Thanh Bình (2011) lại cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa hai biến số. Dựa trên tình hình cho vay khách hàng cá nhân thực tế tại NHTMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn, tác giả nhận thấy các đối tƣợng khách hàng ở độ tuổi càng cao thƣờng có ý thức trả nợ tốt hơn. Trong đề tài này, tác giả kỳ vọng có mối tƣơng quan dƣơng giữa độ tuổi và khả năng trả nợ của khách hàng.
H2: Khách hàng có độ tuổi càng cao thì khả năng trả nợ sẽ càng cao.
- Tình trạng hôn nhân (Marriage): Nghiên cứu thực nghiệm của Chapman (1990), Duygan-Bump và Grant (2008) hay Antwi và ctg (2012) không tìm thấy mối liên hệ này. Tuy nhiên, dựa trên tình hình thực tế cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Sài Gòn, tác giả kỳ vọng ngƣời đã lập gia đình có xu hƣớng trở nên chững chạc, trƣởng thành và có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ.
H3: Nếu người vay đã kết hôn thì khả năng trả nợ cao hơn.
Trình độ học vấn (Education): Thông thƣờng đối với những ngƣời có trình độ học vấn càng cao thì khả năng thanh toán nợ uy tín hơn. Tuy nhiên, tùy lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu mà mức độ tác động của nhân tố này là khác nhau. Nghiên cứu của Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) hay nghiên cứu của
Sileshi và ctg (2012) đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ giả thuyết này. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu nhƣ của Antwi và ctg (2012) thì lại cho kết quả ngƣợc lại. Ở đề tài này, tác giả kỳ vọng yếu tố trình độ học vấn có mối tƣơng quan thuận chiều với khả năng trả nợ của KH.
H4: Những người có trình độ học vấn càng cao thì khả năng trả nợ càng cao.
Nghề nghiệp (Career): Trong nghiên cứu của Chapman (1990) cũng đã chứng minh những nghề nghiệp đòi hỏi chất xám cao nhƣ giáo sƣ, nghệ sĩ hay những nghề nghiệp có tính ổn định cao nhƣ kế toán viên, nhân viên văn phòng có khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn. Trong khi đó những ngƣời công nhân không lành nghề thƣờng lâm vào tình trạng trả nợ trễ hạn. Trên thực tế, những ngƣời có vị trí công tác càng cao, địa vị xã hội tốt sẽ có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn hơn.
H5: Những người có vị trí công tác càng cao thì khả năng trả nợ càng cao.
Thu nhập (Earnings): Thu nhập của khách hàng đƣợc tính theo đơn vị triệu đồng. Những ngƣời có thu nhập tốt thì nguồn tài chính để trang trải các chi phí và thanh toán gốc lãi cho ngân hàng tốt hơn. Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) tìm hiểu khía cạnh thu nhập của tất cả các thành viên trong gia đình và thấy rằng nếu gia đình nào càng có nhiều thành viên có thu nhập cao thì khả năng trả nợ thành công càng lớn. Một số tác giả khác nhƣ Kohansal và Mansoori (2009) hay Sileshi và ctg (2012) cũng tìm thấy những bằng chứng ủng hộ giả thuyết trên.
H6: Thu nhập của khách hàng càng cao thì khả năng trả nợ càng tốt.
Đặc điểm khoản vay:
- Tổng giá trị khoản vay (Loan): đƣợc tính theo đơn vị triệu đồng. Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến ảnh hƣởng của giá trị khoản vay đối với khả năng trả nợ của khách hàng và có nhiều kết luận khác nhau. Theo nghiên cứu của Kohansal & Mansoori (2009) thì quy mô của khoản vay đƣợc kỳ vọng tác động dƣơng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nghiên cứu cho rằng khoản vay lớn giúp ngƣời vay dễ dàng tạo ra giá trị hơn so với những khoản vay nhỏ dùng cho các
mục đích tiêu dùng hoặc các mục đích mang tính rủi ro cao. Trong đề tài này, tác giả kỳ vọng có tác động cùng chiều giữa kích cỡ khoản vay và khả năng trả nợ.
H7: Tổng giá trị khoản vay càng lớn thì khả năng trả nợ của khách hàng càng cao.
- Lãi suất cho vay (Interest): tính theo đơn vị %/năm. Lãi suất càng thấp càng đỡ gánh nặng về chi phí cho khách hàng, khoản tiền khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng thấp hơn nên tạo điều kiện để khách hàng làm tròn trách nhiệm trả nợ. Nghiên cứu của Onyeagocha và ctg (2012) cũng đã chỉ ra mối tƣơng quan này.
H8: Lãi suất cho vay càng thấp thì khả năng trả nợ của khách hàng càng cao.
- Hình thức cho vay (Type): Đối với các khoản vay thế chấp, thông thƣờng khách hàng có trách nhiệm hơn với việc trả nợ. Trong khi đó, các khoản vay tín chấp dựa trên sự tín nhiệm đối với mỗi cá nhân thƣờng mang lại rủi ro cao hơn.
H9: Khách hàng vay vốn bằng hình thức thế chấp có khả năng trả nợ cao hơn.