Kiến nghị đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh sài gòn (Trang 80 - 82)

Gòn

- Quy định các nhân viên ngân hàng phải duy trì mối liên hệ, thƣờng xuyên gặp gỡ với KH (trung bình 1 lần/tháng) là cách hiệu quả để có thêm thông tin về tình hình KH nhƣ tài chính, nơi ở, gia đình,… và là cơ sở tạo mối quan hệ thân thiết và khai thác các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng đối với KH. Đồng thời

khi nhận thấy có dấu hiệu cảnh báo gây bất lợi đến khả năng trả nợ hay ảnh hƣởng không tốt đến khoản vay của KH, cán bộ nhân viên có thể kịp thời báo cáo Ban lãnh đạo ngân hàng để tìm kiếm giải pháp, ngăn chặn tình trạng mất khả năng trả nợ của KH.

- Thực hiện chính sách quản lý khoản vay an toàn, hạn chế rủi ro: yêu cầu các KH thực hiện mua bảo hiểm khoản vay về tài sản, bảo hiểm nhân thọ trong suốt thời gian vay. Đây là một cách vừa chuyển nhƣợng một phần rủi ro cho công ty bảo hiểm, vừa giúp giảm gánh nặng trả nợ cho gia đình của ngƣời gặp nạn, mặt khác đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

- Khách hàng vay vốn tại MB Sài Gòn rất đa dạng và phong phú, bao gồm công nhân viên chức, cán bộ quản lý, ngƣời lao động và ngƣời có hoạt động SXKD với các phƣơng án vay khác nhau nhƣ mua nhà/đất, chung cƣ, ô tô, SXKD… Tùy theo từng giai đoạn và từng đối tƣợng mà chi nhánh cần có chiến lƣợc khách hàng mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn đối với khách hàng truyền thống thì MB Sài Gòn cần đƣa các điều kiện ƣu đãi nhƣ ƣu đãi về lãi suất, thời hạn, thủ tục… để củng cố mối quan hệ lâu dài.

- Ngân hàng cũng nên chú trọng khai thác KH mới từ các KH cũ của mình. Một KH thƣờng có nhiều mối quan hệ khác nhau (trong công việc, cuộc sống, xã hội…). Nếu mỗi KH cũ có thể giới thiệu cho ngân hàng thêm một KH mới thì không chỉ hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, mà hình ảnh và thƣơng hiệu của ngân hàng đó ngày càng đƣợc khẳng định và nâng cao. Chính vì vậy mà MB Sài Gòn nên khai thác các mối quan hệ từ chính các KH đang có quan hệ giao dịch với mình.

- MB Sài Gòn cần nhìn đúng thực trạng dƣ nợ để có biện pháp thích hợp xử lý nợ quá hạn phát sinh. Quá trình xử lý phải tuân thủ đúng cơ chế hiện hành kết hợp với các biện pháp xử lý linh hoạt vừa tránh tổn thất cho ngân hàng, đồng thời giúp KH tháo gỡ khó khăn. MB Sài Gòn cần tìm hiểu nguyên nhân KH vay vốn không trả đƣợc nợ vay đúng hạn. Từ đó ngân hàng có thể phân tích và tìm ra nguyên nhân nợ quá hạn phát sinh và đánh giá thực trạng nợ của từng hồ sơ cho vay để có biện

pháp xử lý. Ngoài ra, giao chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn đến từng cán bộ nhân viên, bình xét trả lƣơng kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của từng nhân viên và tạo động lực cho các cán bộ hoàn thành chỉ tiêu. Đồng thời định kỳ xét thƣởng cho các cá nhân có thành tích tốt trong xử lý nợ quá hạn.

- Hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất là yêu cấu đối với chi nhánh hiện nay. Điều này không những giúp nhân viên làm việc hiệu quả, phát huy hết khả năng của mình mà còn tạo ấn tƣợng tốt đối với khách hàng. Thời gian làm thủ tục hay giao dịch giữa ngân hàng và KH diễn ra nhanh chóng, đơn giản. Những yếu tố về cơ sở vật chất sẽ ảnh hƣởng đến tâm lý của KH về quy mô, vị thế của chi nhánh. Hoạt động cho vay KHCN có đặc điểm là số lƣợng KH vay nhiều nhƣng quy mô khoản vay nhỏ, do đó việc áp dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian thực hiện quy trình nghiệp vụ, phục vụ nhu cầu của KH nhanh chóng hơn, từ đó đem lại uy tín cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh sài gòn (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)