3.3.1 Mẫu nghiên cứu
Kích thƣớc mẫu: chính là độ lớn của mẫu đƣợc chọn, kích thƣớc mẫu tỷ lệ thuận với độ tin cậy của thông tin. Đối với việc lựa chọn số lƣợng kích thƣớc mẫu, theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phân tích tuyến tính đều cho rằng: phƣơng pháp này đòi hỏi cần có kích thƣớc mẫu lớn, vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman, 1995). Tuy nhiên, cỡ mẫu bao nhiêu là tối ƣu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phƣơng pháp phân tích dữ liệu, phƣơng pháp ƣớc lƣợng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ƣớc lƣợng và quy luật phân phối của tập các lựa chọn của dữ liệu.
Theo nghiên cứu của Roger (2006) thực hiện cho thấy cỡ mẫu tối thiểu đƣợc áp dụng trong các nghiên cứu thực hành là từ 150 - 200. Với thông tin này, tác giả sử dụng cỡ mẫu là 300 cho nghiên cứu.
Trong đề tài này, tác giả sử dụng thông tin và dữ liệu của 300 KHCN tại NHTMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2016.
3.3.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Các bảng câu hỏi đƣợc các chuyên viên quan hệ khách hàng tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Sài Gòn hoàn thành bằng dữ liệu khách hàng mà các chuyên viên đó đang trực tiếp quản lý.
Dữ liệu này đƣợc tổng hợp từ các báo cáo hàng tháng và hồ sơ khách hàng lƣu trữ tại MB Sài Gòn.
3.3.3 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc sàng lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, một số phƣơng pháp phân tích sẽ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu, cụ thể nhƣ sau:
- Phân tích thống kê mô tả nhóm mẫu khảo sát: Thống kê mô tả trên SPSS thƣờng đƣợc áp dụng để tính toán các biến định lƣợng. Các đại lƣợng thƣờng đƣợc sử dụng là: mean (trung bình cộng), Std. Deviation (độ lệch chuẩn), minimum (giá trị nhỏ nhất), maximum (giá trị lớn nhất)… Ngoài ra, tác giả còn vẽ biểu đồ để thể hiện tỷ lệ phần trăm chi tiết của các biến trong nghiên cứu.
- Phân tích tƣơng quan:
Kiểm định mối tƣơng quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình: giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Sử dụng hệ số tƣơng quan Pearson để lƣợng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lƣợng: giá trị tuyệt đối của hệ số này càng gần đến một thì hai biến này có mối tƣơng quan tuyến tính càng chặt chẽ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Trong mô hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tƣơng quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, đồng thời cũng xem xét mối tƣơng quan giữa các biến độc lập với nhau để nhận diện đa cộng tuyến.
Để kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân trong mô hình, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tƣơng quan với hệ số tƣơng quan “Pearson correlation coefficient”, đƣợc kí hiệu bởi chữ “r”. Giá trị trong khoảng -1 <= r <= 1.
Nếu r > 0 thể hiện tƣơng quan đồng biến. Ngƣợc lại, r < 0 thể hiện tƣơng quan nghịch biến. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.
|r| 1: quan hệ giữa hai biến càng chặt |r| 0: quan hệ giữa hai biến càng yếu
Mức ý nghĩa “sig” của hệ số tƣơng quan, cụ thể nhƣ sau: < 5%: mối tƣơng quan khá chặt chẽ
< 1%: mối tƣơng quan rất chặt chẽ - Phân tích hồi quy Binary logistic:
Chúng ta có thể xác định đƣợc mô hình dự đoán tốt đến đâu thông qua bảng phân loại (Clasification table), bảng này sẽ so sánh số trị số thực và trị số dự đoán cho từng biểu hiện và tính tỷ lệ dự đoán đúng sự kiện.
Hồi quy Binary logistic cũng đòi hỏi ta phải đánh giá độ phù hợp của mô hình dựa trên chỉ tiêu -2LL (viết tắt của -2 log likelihood), thƣớc đo này có ý nghĩa giống nhƣ SSE (Sum of squares of error), nghĩa là càng nhỏ càng tốt và thể hiện độ phù hợp càng cao của mô hình. Giá trị nhỏ nhất của -2LL là 0 (tức là không có sai số), khi đó mô hình có độ phù hợp hoàn hảo.
Ngoài ra, căn cứ vào mức ý nghĩa quan sát mà SPSS đƣa ra thông qua bảng Omnibus Tests of Model Coefficients chúng ta cũng có thể kiểm định đƣợc mức độ phù hợp tổng quát của mô hình (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Kết luận chƣơng 3
Từ việc vận dụng các lý thuyết về phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua mô hình hồi quy Binary logistic cũng nhƣ xử lý dữ liệu thực tế dựa trên mô hình nghiên cứu đã xây dựng ở chƣơng 3, tác giả đi vào phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu ở chƣơng 4.
Giới thiệu chƣơng 4
Trong chƣơng này, tác giả nêu lên nội dung tổng quan về ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Sài Gòn, quá trình hình thành phát triển, kết quả cho vay KHCN thực tế cũng nhƣ những thuận lợi và khó khăn đang còn tồn tại ở chi nhánh. Bên cạnh đó, nội dung quan trọng ở chƣơng 4 là tác giả đi sâu phân tích, đánh giá kết quả xử lý dữ liệu trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Sài Gòn để từ đó đi đến kết luận các nhân tố nào có tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng trả nợ của KHCN.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn 4.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội 4.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội
Ngày 30/12/1993, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội (MB) đƣợc thành lập theo quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và đến ngày 4/11/1994, MB chính thức đi vào hoạt động với giấy phép số 0054/NH- GP của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, thời gian hoạt động là 50 năm.
Với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng và 25 thành viên, MB hoạt động với mục đích đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp quân đội hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế đất nƣớc và đƣờng lối chính sách đúng đắn, MB không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp quân đội mà còn phục vụ có hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, góp một phần quan trọng vào sự phát triển của các khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Phƣơng châm hoạt động của MB là hoạt động an toàn, hiệu quả và luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của ngân hàng.
Trải qua 23 năm, MB với thƣơng hiệu “Vững vàng, tin cậy” đã khẳng định vị trí vững chắc trong nhóm 05 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với vốn điều lệ đạt 17,127 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 270,000 tỷ đồng và gần 8,000 nhân sự đang làm việc trong 258 điểm giao dịch đƣợc phủ rộng trên toàn quốc. Ngoài ra, MB còn phát triển thêm hai chi nhánh tại Lào, Campuchia và bảy công ty con trực thuộc. MB đang phát triển trở thành một tập đoàn tài chính lớn với nhiều công ty con hoạt động hiệu quả gồm: Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC), Công ty CP Chứng khoán MB (MBS), Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tƣ MB (MB Capital), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản MB (MB AMC), Công ty cổ phần Địa ốc MB (MB Land).
Với những nỗ lực không ngừng, MB đã vinh dự đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, các Bộ, ban ngành Trung ƣơng tặng thƣởng Huân chƣơng, Cờ thƣởng; các tỉnh, thành phố tặng nhiều cờ thi đua, bằng khen, giấy khen
cho những thành tích xuất sắc. Nhiều giải thƣởng uy tín trong và ngoài nƣớc cũng liên tục đƣợc trao tặng cho MB nhƣ: Sao Vàng đất Việt; Thƣơng hiệu mạnh; Thƣơng hiệu chứng khoán uy tín; Thƣơng hiệu nổi tiếng Asian; danh hiệu Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Asia Money bình chọn 2 năm liên tiếp (2013, 2014); 2 lần nằm trong tốp 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam và Tạp chí Nhịp cầu đầu tƣ bình chọn, Giải vàng Chất lƣợng quốc gia 2013 và danh hiệu cao nhất “World Class Award” của giải thƣởng Chất lƣợng Châu Á – Thái Bình Dƣơng… Song song với hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, MB cũng luôn chú trọng các hoạt động cộng đồng, xã hội, coi đó là trách nhiệm xã hội và là nhiệm vụ chính trị quan trọng của mình. MB đã tổ chức nhiều chƣơng trình, hoạt động tri ân trên khắp mọi miền đất nƣớc nhƣ: thăm và tặng quà trung tâm điều dƣỡng thƣơng binh tỉnh Phú Thọ, Nghệ An; đóng góp quỹ Nhà tình nghĩa - Nhà đồng đội của Bộ Quốc phòng…
MB nhận thức đƣợc rằng trách nhiệm với cộng đồng là nền tảng cho sự phát triển bền vững của mình. Đây cũng là cam kết để MB tiếp tục phấn đấu, hoàn thiện mình, tạo giá trị bền vững, lâu dài, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc.
4.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Sài Gòn Quân Đội chi nhánh Sài Gòn
Là một trong những chi nhánh của MB thành lập sớm nhất tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động ngày 01/11/2009 tại trụ sở chính số 172 Hai Bà Trƣng, phƣờng Đakao, quận 1, TP HCM. MB Sài Gòn khởi đầu với 12 phòng giao dịch (PGD) và 3 điểm giao dịch trực thuộc trên địa bàn thành phố, gần 400 cán bộ nhân viên, quy mô dƣ nợ cho vay hơn 7,000 tỷ đồng, huy động vốn gần 5,000 tỷ đồng và lợi nhuận hàng năm hơn 200 tỷ đồng - là chi nhánh lớn thứ 2 tại khu vực phía Nam trong hệ thống MB.
Đến nay sau gần tám năm không ngừng nỗ lực phấn đấu, vƣợt qua nhiều khó khăn, thử thách, MB Sài Gòn đã từng bƣớc phát triển ổn định, vững chắc, khẳng
định vị thế trong hệ thống MB. Đồng thời chi nhánh là cái nôi khởi đầu của các điểm giao dịch có quy mô lớn nhƣ Kỳ Đồng, Khánh Hội, Võ Văn Tần, Nguyễn Tri Phƣơng… và là nơi đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ cấp quản lý (CBCQL) tiềm năng cho các chi nhánh MB ở miền Nam. Theo định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh của Ban lãnh đạo ngân hàng, vào cuối năm 2016, MB Sài Gòn sau nhiều lần chia tách có quy mô thu nhỏ lại với 01 chi nhánh chính, 05 PGD và 01 điểm giao dịch trực thuộc, số lƣợng nhân viên khoảng 130 ngƣời, quy mô dƣ nợ cho vay hơn 4,000 tỷ đồng, huy động vốn gần 2,900 tỷ đồng và lợi nhuận mỗi năm khoảng 60 tỷ đồng. Tuy nhiên với việc sở hữu các cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tràn đầy nhiệt huyết nên MB Sài Gòn không bị mất đi năng lực cạnh tranh so với các chi nhánh trong cùng hệ thống hay các ngân hàng đối thủ trên địa bàn thành phố, chi nhánh Sài Gòn vẫn là chi nhánh MB có quy mô dƣ nợ lớn nhất ở miền Nam trong nhiều năm liền.
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức MB Sài Gòn
(Nguồn: phòng hành chính tổng hợp MB Sài Gòn)
4.2 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn Quân đội chi nhánh Sài Gòn
4.2.1 Kết quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn Quân đội chi nhánh Sài Gòn
Qua kết quả trong bảng 4.1, ta thấy phân khúc cho vay KHCN chiếm tỷ trọng khá thấp tại MB Sài Gòn ở năm 2013, nhƣng tỷ trọng này đã có xu hƣớng tăng trƣởng qua các năm. Tại thời điểm năm 2013 dƣ nợ cho vay KHCN là 356 tỷ đồng, chỉ chiếm 10% trên tổng dƣ nợ của chi nhánh. Sang đến năm 2014, dƣ nợ cá nhân ở mức 512.2 tỷ đồng (tăng hơn 43% so với năm 2013), chiếm 12.2% tỷ trọng. Năm 2015, tốc độ tăng trƣởng ở phân khúc cho vay cá nhân của MB Sài Gòn có sự chững lại chỉ đạt 17.5%. Nguyên nhân là ở thời điểm này MB có sự thay đổi các chính sách cho vay nhƣ siết chặt hoạt động cho vay đối với lĩnh vực bất động sản và
Ban Giám Đốc Phòng kinh doanh Phòng KH doanh nghiệp lớn Phòng KH doanh nghiệp vừa và nhỏ Phòng KH cá nhân Phòng kế toán và dịch vụ KH chính tổng hợp Phòng hành PGD trực thuộc PGD Đakao PGD Hàm Nghi PGD Tân Định PGD Bến Thành
PGD Phù Đổng Điểm giao dịch Tân Cảng
có sự điều chỉnh ở khâu xét duyệt hồ sơ vay, hạn chế hạn mức phê duyệt của cấp chi nhánh và chuyển dịch từ thẩm định hồ sơ vay riêng lẻ ở từng chi nhánh sang xét duyệt hồ sơ tập trung tại một trung tâm thẩm định. Tuy nhiên vào năm 2016, MB Sài Gòn có sự bứt phát khá tốt ở mảng dƣ nợ KHCN khi đạt gần 900 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2015, sự tăng trƣởng này đến từ nền kinh tế thị trƣờng có sự khởi sắc sau giai đoạn khủng hoảng, các chính sách kích cầu tiêu dùng của chính phủ và mức sống ngƣời dân tại TP HCM dần đƣợc nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, đặc biệt là nhu cầu mua nhà và ô tô. Bên cạnh đó còn có sự nỗ lực và tinh thần làm việc hăng hái của các cán bộ nhân viên tại MB Sài Gòn.
Bảng 4.1: Tình hình cho vay KHCN của MB Sài Gòn giai đoạn 2013 – 2016
(Đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng dƣ nợ 3,556 4,184 4,452 4,803 Dƣ nợ KHCN 356 512.2 601.1 894 Tỷ trọng (%) 10% 12.2% 13.5% 18.6% Tốc độ tăng trƣởng (%) 43.9% 17.5% 48.6%
(Nguồn: Phòng kinh doanh MB Sài Gòn)
Song song với việc tăng trƣởng quy mô dƣ nợ, MB Sài Gòn đã có những giải pháp quản lý và kiểm soát các khoản nợ quá hạn tốt hơn. Cụ thế tại bảng 4.2, nợ quá hạn năm 2013 là 17.8 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 5% so với tổng dƣ nợ của KHCN), trong hai năm 2014 và 2015 thì chỉ số này lần lƣợt tăng lên ở mức 23.5 và 31.4 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu là do yêu cầu tăng trƣởng nhanh của hoạt động cho vay KHCN, cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác, dẫn đến việc đánh giá khách hàng (KH) chƣa chính xác, quy trình thẩm định còn nhiều sai sót và kiểm soát khoản vay thiếu chặt chẽ. Đến năm 2016, xuất phát từ công tác triển khai tập trung
thu hồi nợ quá hạn, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ nhân viên, cải thiện chính sách và quy trình kiểm soát khoản vay chặt chẽ, MB Sài Gòn không chỉ đƣa tổng dƣ nợ của KHCN tăng hơn 2,5 lần so với năm 2013 mà tỷ lệ nợ quá hạn cũng đã đƣợc kiểm soát tốt hơn, giảm còn 18 tỷ đồng, tƣơng ứng ở mức 2% trên tổng dƣ nợ cho vay cá nhân.
Bảng 4.2: Tình hình nợ quá hạn KHCN tại MB Sài Gòn giai đoạn 2013 – 2016
(Đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dƣ nợ KHCN 356 512.2 601.1 894
Nợ quá hạn
KHCN 17.8 23.5 31.4 18
Tỷ trọng (%) 5.0% 4.6% 5.2% 2.0%
(Nguồn: Phòng kinh doanh MB Sài Gòn)
4.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn
Thuận lợi
- Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Sài Gòn hiện đã hoạt động kinh doanh lâu năm trên địa bàn quận 1. Có thể nói với lợi thế ở trung tâm thành phố, có tầng lớp dân cƣ và lao động trí thức đông đúc, đây là địa bàn trọng tâm và đầy tiềm năng để phát triển mảng KHCN. Bên cạnh đó MB Sài Gòn có mối quan hệ khá tốt với chính quyền quận và có những lợi thế đặc thù đáp ứng đƣợc nhóm khách hàng