Nhà văn Hồ Thủy Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử của hồ thủy giang (Trang 29 - 31)

7. Bố cục luận văn

1.2.2. Nhà văn Hồ Thủy Giang

1.2.2.1. Tiểu sử và con người

Hồ Thủy Giang sinh ngày 20/06/1947 tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Năm 1960, ông theo gia đình lên Thái Nguyên định cư. Hiện, ông sống ở tổ 16, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên. Gần cả đời ông sống ở Thái Nguyên nên ông coi đây như quê hương thứ hai của mình. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật - Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên.

Ngay từ nhỏ, ông đã yêu thích đọc và sáng tác văn chương. Năm 19 tuổi, thơ của ông đã được in. Năm 21 tuổi ông đã có truyện ngắn đầu tay Ngàn làm

máy in trên tạp chí Văn nghệ Việt Bắc. Sau đó Hồ Thủy Giang viết tiếp một

loạt tác phẩm về đề tài công nghiệp hóa nông thôn và nhận được giải thưởng của Báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam năm 1971 với tác phẩm Cô bánh xích. Giai đoạn 1969-1980, Hồ Thủy Giang là giáo viên dạy văn ở Trường

THCS Đại Từ. Trong 11 năm vừa dạy học, vừa sáng tác, ông đã tự học hết chương trình Đại học.

Năm 1980, Hồ Thủy Giang chuyển về công tác ở Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thái Nguyên. Từ đó ông thực sự dành nhiều thời gian, tâm huyết cho sáng tác văn chương và đoạt nhiều giải thưởng của Trung ương và địa phương. Năm 1983, Hồ Thủy Giang làm Phó phòng Xuất bản Sở Văn hóa Bắc Thái. Năm 1987 ông chuyển sang làm Ủy viên Thường vụ Thường trực Hội Văn học nghệ thuật Bắc Thái. Năm 1992 đến nay Hồ Thủy Giang giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật - Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên.

Với niềm đam mê văn chương mãnh liệt, từ khi cầm bút sáng tác đến nay, Hồ Thủy Giang đã cho ra mắt độc giả 15 tập truyện ngắn, 2 tập thơ, 5 tiểu thuyết, 3 cuốn phê bình văn học và 4 kịch bản phim truyền hình. Hơn 40 năm cầm bút, Hồ Thủy Giang vinh dự được nhận trên hai mươi giải thưởng của Trung ương và địa phương ở các thể loại thơ, truyện ngắn tiểu thuyết, kịch bản phim truyện điện ảnh.

1.2.2.2. Sự nghiệp sáng tác

Với bốn mươi năm cầm bút, Hồ Thủy Giang được nhận hơn hai mươi giải thưởng của trung ương và địa phương. Sau đây là một số giải thưởng tiêu biểu:

Giải thưởng báo văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam năm1971 Giải thưởng báo Giáo viên Nhân dân năm 1976

Giải thưởng Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1981, 1990

Giải thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1997.

Giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam năm 2002, 2004, 2008, 2009.

Giải thưởng truyện ngắn Tạp chí Tài hoa trẻ năm 2001.

Giải thưởng kịch bản phim truyện của Bộ văn hóa năm 2007.

Giải thưởng liên hoan phim truyện truyền hình toàn quốc năm 2010.v.v. Hồ Thủy Giang là người ham học hỏi, có niềm đam mê mãnh liệt với văn chương. Đến nay tác giả cho ra mắt độc giả 15 tập truyện ngắn, hai tập thơ, 5 tiểu thuyết, hai cuốn phê bình văn học và bốn kịch bản phim truyền hình. Các tác phẩm tiêu biểu như: Bạn cùng lớp (truyện vừa) năm 1981; Cô bánh xích (tập truyện ngắn) năm 1985; Có một cô gái trong đời (tập truyện ngắn) năm 1987; Con tàu đến muộn (tập truyện ngắn) năm 1989; Bông hoa cô đơn (tập truyện ngắn) năm 1990; Biệt li (tiểu thuyết) năm 1994 (tái bản năm 2006 với nhan đề Những phương trời lá rụng); Ảo ảnh (tập truyện ngắn) năm 1997…

Trong văn chương, ông là người sớm nổi danh, đặc biệt với truyện ngắn, chẳng hạn như các truyện ngắn (Cô Bánh Xích, Lúc ấy biển hoàng hôn, Cuồng phong, Người đẹp thường nhiều bí ẩn, Không phải là ảo ảnh…) 5 tập

truyện thiếu nhi (Bạn cùng lớp, Chuyện cái chỏm đầu, Cây đỗ dại khờ…) 3 tập Phê bình văn học và 2 tập thơ.

Hồ Thủy Giang luôn nhận mình bén duyên muộn với tiểu thuyết song chỉ chưa đầy 4 năm (2011 - 2016), ông đã tạo được dấu ấn trong dòng văn học địa phương cũng như của nước nhà với 5 cuốn tiểu thuyết trình làng (Tiếng súng

bên sông Cầu, Con đường cát bụi, Tể tướng Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên -

1917, Những người mở đường), trong đó 2 tác phẩm đoạt giải 3 giải thưởng

của Trung ương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử của hồ thủy giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)