7. Bố cục luận văn
3.3.2. Ngôn ngữ mang dấu ấn đời thường
Việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, bình dân đã đưa người anh hùng từ thế giới cao sang trở về gần gũi, thân thuộc, xoá nhoà khoảng cách quan phương, lịch sử. Đây cũng có thể coi là ưu điểm được các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử thời kì hiện đại sử dụng nhiều, chẳng hạn như Phạm Minh Kiên (với Lê triều Lý thị), Nguyễn Xuân Khánh (với Hồ Quý Ly)… Hồ Thuỷ Giang cũng kế tục kinh nghiệm của người đi trước khi sử dụng một ngôn ngữ một mạc, bình dân, thậm chí là suồng sã trong các tiểu thuyết lịch sử của mình. Chỉ trong một đoạn đối thoại với ngôn ngữ bình dân, hình ảnh nhân vật hiện lên đậm chất đời thường:
“- Hôm nay là ngày 30 sao chúng nó không phát lương? Định ăn quịt
của bố nó à?
Viên cai trực ban há hốc mồm, lo sợ:
- Chết, ra thày Cai Mánh! Thế thày không biết đây là lệnh của thày Phó Quản Lạp chứ không phải của ma-đam tài vụ à?
Cai Mánh vằn mắt:
- Thằng Phó Quản Lạp thì tao cũng chửi cha lên chứ tao sợ à? […] Cai Mánh càng hăng tiết, quát to:
Tao sợ đ…gì thằng Đội Hành. Tao thách thằng dê cụ ấy lên tâu hót với
quan thày. Đây Mo phú tuốt” [12, tr.8-9].
Một số ngôn ngữ thông tục, đời thường như: tao, thằng, ăn quỵt, bố nó,
chửi cha, thằng dê cụ, tâu hót… thậm chí cả là lời văng tục: Tao sợ đ… gì
đã được sử dụng trong đoạn đối thoại giữa Cai Mánh và viên cai trực ban. Điều này cho thấy sự sinh động, đồng thời cũng hé lộ cho bạn đọc tính chất
đời thường của nhân vật vốn là những quan chức trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp.
Một bộ phận không nhỏ ngôn ngữ đời thường mang màu sắc địa phương cũng được Hồ Thuỷ Giang sử dụng trong các tiểu thuyết viết về lịch sử nhằm tô đậm thêm màu sắc địa phương và xuất thân của các nhân vật. Chẳng hạn những đoạn miêu tả ngôn ngữ và suy nghĩ của nhân vật Lưu Nhân Chú, của Ngọc Tiêm và của Slao - cô gái dân tộc vùng Nậm Cang. Khi miêu tả tiếng sáo da diết nhớ quê hương, tác giả đã đưa nhân vật Lưu Nhân Chú gợi nhớ về văn hoá quê hương Thái Nguyên. Mỗi khi tiếng sáo vang lên như đưa hồn người trở về những khúc hát lượn, đối đáp, giao duyên tình tứ của trai gái người Thổ đầy ân tình và sâu sắc:
“Ong bướm bay đi về đại ngàn
Biết ngày nào hoa rơi lại nở Ong lại được vui xuân cùng bạn Như em ước với anh cùng về”
Đó là những lời ước hẹn tình duyên đằm thắm ân tình của những chàng trai cô gái miền núi vào những ngày hội đã trao cho nhau. Và thậm chí, không đến được với nhau, “thất duyên” nhau họ vẫn đầy hi vọng và mong chờ:
“Nếu không được làm vợ chồng thì thôi Có con rồi sẽ gả cho nhau
Để hồn phách về trời yên phận”
Tiếng sáo đã nói hộ nỗi lòng của bao chàng trai cô gái vùng đất Thuận Thành, Đại Từ, Thái Nguyên, mang màu sắc văn hoá của con người quê hương. Đó còn là ngôn ngữ miêu tả sự ngây thơ đến đáng yêu của hai cô gái thanh niên xung phong người dân tộc. Họ còn rất trẻ, nhiều điều còn rất mới mẻ mà chưa từng được biết đến, thậm chí họ chưa từng được ăn kem: “Sao và Mỵ mặt đỏ bừng, hau háu đứng chờ người bán kem đang lấy ra
một que”. Sự hớn hở, hồ hởi khi lần đầu được thấy kem và ăn kem, nhưng
hai cô gái lại không biết ăn:
“- A lúi! Mỵ ơi, sợ quá! Sao cái kem lại bốc khói nhiều thế này lố?
...Sao đắn đo vài giây rồi quyết định đưa kem vào miệng. Mặt Sao bỗng nhăn nhúm lại, miệng há rộng, nhổ vội miếng kem ra ngoài. Mặt Sao biến sắc, sợ hãi quẳng mạnh chiếc kem xuống đất, ôm lấy má:
- A lúi! Rụng hết răng rồi cái mày ơi! Vứt đi! Vứt cái kem đi! Đừng ăn nữa! Chết đấy lố!
Mỵ nhìn cử chỉ đau đớn của Sao, cũng vội ném cái kem ra xa. Cả hai chạy như bị ma đuổi” [10, tr.71].
Tác giả đã tái hiện được tâm hồn và tính cách của những cô gái trẻ tham gia thanh niên xung phong rất ngây thơ và lạ lẫm với tất cả mọi thứ. Bạn đọc vừa buồn cười, vừa cảm thương cho sự thiếu thốn, ít có điều kiện sống của những con người nơi miền núi.
Tiểu kết chương 3
Mỗi thời kì lịch sử lại có một sứ mệnh, mỗi nhà văn viết sử lại có những sáng tạo riêng. Với Hồ Thuỷ Giang, bước đầu ông đã thành công với ba tiểu thuyết viết về lịch sử gắn liền với con người và vùng đất Thái Nguyên. Bên cạnh việc hư cấu gắn với các chi tiết lịch sử, cốt truyện của tiểu thuyết Hồ Thuỷ Giang mang màu sắc huyền sử, tái hiện được các bối cảnh lịch sử và con người ở Thái Nguyên. Tuy nhiên, các chi tiết lịch sử chỉ là cái khung để tác giả gửi trao những hư cấu của mình. Nhân vật được xây dựng từ ngoại hình, hành động đến miêu tả nội tâm mang những đặc trưng riêng của những võ tướng (như Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến, Lưu Nhân Chú). Ngôn ngữ mang màu sắc lịch sử và đậm chất đời thường và dấu ấn địa phương.
KẾT LUẬN
Tiểu thuyết lịch sử mang những đặc trưng riêng. Nó vừa có tính lịch sử lại mang màu sắc hư cấu nghệ thuật. Đó là một thể loại đã thu hút nhiều cây bút sáng tạo và có nhiều thành tựu tiêu biểu.
Nhà văn Hồ Thuỷ Giang đã đạt 2 giải thưởng về tiểu thuyết: Giải thưởng tiểu thuyết (2013 - 2015) do Hội nhà văn và Bộ công an đồng tổ chức; Giải thưởng tiểu thuyết (2013 - 2015) do Hội nhà văn và Bộ giao thông đồng tổ chức. Điều này đã khẳng định phần nào những đóng góp của tiểu thuyết Hồ Thuỷ Giang. Bởi vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết viết về lịch sử của Hồ Thuỷ Giang để chỉ ra những đóng góp của tác giả cho dòng chảy văn học địa phương Thái Nguyên nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại viết về lịch sử nói chung là việc làm cần thiết. Qua đó cũng góp phần khẳng định giá trị của văn học địa phương, củng cố nguồn tài liệu tham khảo quan trọng là tư liệu cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu văn học địa phương trong chương trình phổ thông, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Nhìn từ phương diện nội dung, tiểu thuyết của Hồ Thuỷ Giang đã có đóng góp quan trọng cho văn học Thái Nguyên nói riêng và tiểu thuyết lịch sử nói chung khi phản ánh được những cảm hứng tự hào ngợi ca về những chiến công của dân tộc, cảm hứng bi hùng về những mất mát, đau thương. Những người con anh hùng với những phẩm chất tốt đẹp sẵn sàng hi sinh thân mình để cống hiến cho dân tộc, cho đất nước. Những sự hi sinh của họ đã góp phần làm nên chiến thắng cho dân tộc và nước nhà.
Nhân vật người anh hùng luôn là hồn cốt làm nên giá trị trong các tác phẩm viết về lịch sử. Họ ở vị trí trung tâm và mang những đặc điểm của mẫu nhân vật chính diện, luôn dũng cảm, mưu trí có lòng yêu nước sâu sắc, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc. Với cách xây dựng nhân vật từ các tư liệu lịch sử có thật, hầu hết các nhân vật đều gắn liền với một sự kiện lịch sử có nguồn gốc từ thực tế đấu tranh của dân tộc. Họ được tái hiện lại từ các dấu mốc lịch sử, được ghi
nhận, ngợi ca bởi những công lao với đất nước với dân tộc. Những đặc điểm về nhân vật người anh hùng ấy cũng được thể hiện sinh động trong các truyện, kí của các tác giả Thái Nguyên khi viết về người anh hùng.
Trong các tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thuỷ Giang như Tể tướng Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên 1917, Những người mở đường... hình ảnh những
người anh hùng hiện lên với các phẩm chất tốt đẹp. Họ là những người anh hùng mang tình yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu quê hương đất nước sâu đậm. Họ đều bắt đầu với những khó khăn của hoàn cảnh, nhưng ý chí luôn dâng trào trong tâm hồn họ. Đối với các nhân vật người anh hùng như: Lưu Nhân Chú, Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến, hay những thanh niên thuộc đại đội thanh niên xung phong 915 đã hi sinh hạnh phúc cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc để tham gia vào con đường gian nan, có thể lấy đi tính mạng họ bất cứ lúc nào chỉ với một mục đích bảo vệ tổ quốc. Họ đã chiến đấu với ý chí kiên cường, không chịu khuất phục trước kẻ thù. Những chiến công họ giành được và những mất mát họ gánh chịu đã là những viên gạch quý xây lên lâu đài chiến thắng. Mỗi chiến thắng ấy họ đã phải đánh đổi xương máu tính mạng của mình mới có được, họ xứng đáng là những anh hùng của dân tộc, đặc biệt là những người anh hùng của mảnh đất Thái Nguyên.
Qua hình tượng nhân vật anh hùng Lưu Nhân Chú, chúng ta có thể thấy, tiểu thuyết gia Hồ Thuỷ Giang đã gửi gắm một thông điệp, chiến tranh là bi kịch, đâu phải nỗi đau chỉ ở kẻ thua? Người thắng cũng chẳng an lòng khi hàng vạn người đầu rơi, máu chảy dù đó là kẻ thù! Tác giả đã truyền tải đến bạn đọc một thông điệp đậm tính nhân văn. Sinh mạng của con người trong tất cả các cuộc chiến đều mong manh và đáng thương biết bao. Và trong các cuộc chiến tranh kiến quốc “chiến tranh là bắt buộc, nhưng mỗi bước đi của chinh chiến
luôn cần hướng tới sự hoà hiếu chứ không phải là thù hận nối thù hận muôn đời” [11, tr.183]. Chính điều này đã tô đậm tính nhân văn của tướng quân Lưu
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Cao Thị Hảo, Dương Thị Hiệu (2020), Nghiên cứu - Phê bình “Về nhân vật người anh hùng trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú của Hồ Thủy Giang”, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (301) - 2/2020, Tạp chí của Liên hiệp các
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Kiều Anh (2005), Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu phê bình Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Luận án Tiến sĩ Ngữ
văn, Trường ĐH KHXH và NV, ĐH Quốc gia, Hà Nội.
2. Lê Huy Bắc (2001), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại (in
trong (Hợp tuyển công trình nghiên cứu), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ môn Lí luận văn học & Văn học VN hiện đại (2015), Vi Hồng - tác phẩm và dư luận Nxb Đại học Thái Nguyên
4. Nông Quốc Chấn (chủ biên), (2007), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Trần Trí Dõi (1998), Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Hoàng Cẩm Giang (2016), “Sự thể hiện chất liệu lịch sử trong tiểu thuyết
Việt Nam đầu thế XXI: từ đối thoại liên văn bản đến sự hoài nghi các đại tự sự”, Tạp chí Khoa học XH & NV, tập 2, số 6.
8. Hồ Thuỷ Giang (2007), Văn học Thái Nguyên, tác giả và tác phẩm, Nxb
Văn hoá dân tộc.
9. Hồ Thuỷ Giang (2010), Thái Nguyên - một dòng chảy văn chương, Nxb Hội Nhà văn.
10.Giang (2016) Hồ Thuỷ Giang (2016), Những người mở đường, Nxb Văn học, Hà Nội.
11.Hồ Thuỷ Giang (2016), Tể tướng Lưu Nhân Chú, Nxb Đại học Thái Nguyên. 12.Hồ Thuỷ Giang (2017), Thái Nguyên 1917, Nxb Đại học Thái Nguyên. 13.Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2006), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14.Nguyễn Đức Hạnh (chủ biên) (2016), Văn học địa phương miền núi phía Bắc, Nxb Đại học Thái Nguyên.
15. Cao Thị Hảo (2017), “Tích hợp văn hóa bản địa trong dạy học văn học địa phương - trường hợp văn học Cao Bằng", Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia: Nghiên cứu và dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới giáo dục, tổ
chức tại Trường ĐHSP - ĐH Huế, tháng 3/ 2017, Tr.526-530.
16.Cao Thị Hảo (2018), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại - từ một góc nhìn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
17.Cao Thị Hảo (2019), Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX từ góc nhìn văn hoá, Nxb ĐH Thái Nguyên.
18.Trần Hinh (2010), Khuynh hướng tiểu thuyết - điện ảnh trong văn học Pháp
thế kỷ XX, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.
19.Cao Thị Hồng (2017), Lý luận - phê bình văn học: một góc nhìn mới, Nxb
ĐH Thái Nguyên.
20.Ngọc Thị Kẹo (2003), Nhật kí cô văn thư, Nxb Thanh niên. 20 a. Thân Thị Mai Linh Lan (2017), Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Thuỷ Giang, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Thái Nguyên.
21.Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Những chân dung tiêu biểu, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
22.Phương Lựu (chủ biên) (1999), Lý luận văn học (Tái bản lần thứ hai), Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
23.M.Bakhtin (1993), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch),
Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
24.Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn, Nxb Giáo dục.
25.Nguyễn Thị Tuyết Minh (2009), “Khuynh hướng tiểu thuyết hoá lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2009.
26.Nhiều tác giả (2000), Tuyển tập văn thơ Thái Nguyên (1990 - 2000), Hội
27.Nhiều tác giả (2007), Tuyển tập văn xuôi Thái Nguyên ( 2001- 2006), Hội Văn học nghệ thuật Thái Nguyên.
28.Nhiều tác giả (2008), Văn học Thái Nguyên, (Tài liệu giảng dạy văn học địa
phương cấp THCS), Sở GD & ĐT Thái Nguyên xuất bản.
29.Nhiều tác giả (2019), Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy
văn học về đề tài lịch sử dân tộc, ĐH Hồng Đức (5/2019 tại Thanh Hoá),
Nxb Văn học, Hà Nội.
30.Nhiều tác giả (2019), Kỷ yếu Hội thảo văn học Thái Nguyên với đề tài lịch
sử, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên.
31.Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
32.Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2006), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
33.Nguyễn Huy Quát (2018), Nghiên cứu, phê bình một số tác giả văn học Thái
Nguyên và trong nhà trường, Nxb ĐH Thái Nguyên.
34.Trần Đình Sử (2000), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35.Thanh Tâm (2017), Hội thảo về tiểu thuyết “Những người mở đường” của
Hồ Thủy Giang, Báo Văn nghệ Thái Nguyên.
36.Nguyễn Quang Thân (2012), Hội thề, Nxb Phụ nữ. 37.Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa, Nxb Giáo dục.
38.Nguyễn Ngọc Thiện (2015), Văn chương nghệ thuật và thẩm mỹ tiếp nhận
(Tiểu luận - Phê bình), Nxb Hội nhà văn.
39.Phan Thức (2019), Thượng Thư Đỗ Cận, Nxb Đại học Thái Nguyên. 40.Lâm Tiến, (2002), Văn học và miền núi. Nxb Văn hoá dân tộc.
41.Hà Đức Toàn (2007), Tuyển tập Hà Đức Toàn, Nxb Lao động.
42.Trung (2012) Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hảo (2012), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại - Một số đặc điểm, Nxb Đại học Thái Nguyên.
43.Trần Thị Việt Trung, Nguyễn Đức Hạnh (2014), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Đại học Thái Nguyên.
44.Vũ Anh Tuấn (1995), Bắc Thái văn học, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Thái. 45.Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Tài (2017), Nhân vật nữ trong văn xuôi Hồ Thuỷ Giang, Luận văn thạc sĩ Ngữu văn, Trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên.
47.Phạm Văn Vũ (2017), Kiến giải lịch sử trong tiểu thuyết “Tể tướng Lưu Nhân Chú” của Hồ Thủy Giang, báo Văn nghệ Thái Nguyên.