Tự hào, ngợi ca về những chiến thắng của dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử của hồ thủy giang (Trang 35 - 38)

7. Bố cục luận văn

2.1.1. Tự hào, ngợi ca về những chiến thắng của dân tộc

Cũng như nhiều tiểu thuyết lịch sử của khác, các tác phẩm của Hồ Thủy Giang đã ghi lại những dấu ấn, sự kiện lịch sử của đất nước và dân tộc. Đó là những hiện thực lịch sử đã từng xảy ra trong quá khứ, tác giả đã dựa vào đó để tái hiện lại trong tác phẩm của mình từ một góc nhìn riêng. Ở cả ba tiểu thuyết lịch sử của ông, tuy mức độ khác nhau nhưng đều thể hiện được các sự kiện lịch sử của dân tộc ở các thời kì khác nhau từ trung đại đến cận đại và hiện đại. Qua đó thể hiện cảm hứng ngợi ca, tự hào.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Hồ Quý Ly từng cho rằng: “Tôi quan niệm, tiểu thuyết lịch sử phải tạo ra

một hiện thực làm sao để gây cho người đọc một ảo tưởng là có thật. Tiểu thuyết lịch sử phải dựng lại bối cảnh không khí của thời đại.” Cũng với quan điểm ấy,

trong Tể tướng Lưu Nhân Chú, những yếu tố lịch sử cũng được nhà văn Hồ Thủy Giang đưa vào tác phẩm nhằm dựng lại không khí thời đại dân tộc, về mảnh đất và con người Thái Nguyên thế kỷ XV để ngợi ca tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Những dấu ấn lịch sử được tái hiện qua việc miêu tả bối cảnh Lê Lợi làm lễ xuất quân với ngày tháng cụ thể: “Lam Sơn, năm Mậu Tuất,

tháng giêng, ngày Canh Thân [...]. Ngự trên đài cao, Lê Lợi cùng quân sư Nguyễn Trãi và gần năm mươi võ tướng Lê Sát, Lê Thạch, Lê Lễ, Lê Vấn, Lê Lý, Lê Ngân, Lưu Nhân Chú, Lưu Trung, Phạm Cuống... các quan văn Lê Văn Linh, Lê Quốc Hưng... đứng xếp hàng oai nghiêm. Phía dưới là trùng trùng mấy nghìn binh sĩ với hàng trăm thiết kị, mấy chục đội kị mã, hàng chục thớt voi gầm vang trời đất” [11, tr.99]. Một thời kì lịch sử oai nghiêm với khí thế

Tuy những dấu hiệu về ngày tháng này không xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhưng khi cần khắc hoạ chi tiết các mốc son lịch sử, Hồ Thuỷ Giang đã chỉ ra rất cụ thể. Chi tiết này đã nhấn mạnh dấu mốc của một thời kì lịch sử.

Đặc biệt là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc được tác giả thể hiện ở thái độ ngợi ca nhân vật Lưu Nhân Chú, một anh hùng văn võ song toàn. Tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú đã tái hiện được chân dung người anh hùng có thật của vùng đất Đại Từ, Thái Nguyên - Lưu Nhân Chú. Ông là một trong những công thần khai quốc thời Lê Sơ. Khi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hoá, ông đã từ giã quê hương Đại Từ, Thái Nguyên để tham gia tụ nghĩa. Lưu Nhân Chú đã tham gia nhiều trận đánh mang lại chiến thắng vang dội cho chủ tướng Lê Lợi. Ông đã được phong nhiều chức tước, trong đó cao nhất là Tể tướng (1427). Ngay từ khi còn ở làng quê, Lưu Nhân Chú đã thể hiện rõ quyết tâm chống giặc: “Người ta dám đứng lên, cớ sao mình không dám

đứng lên để tự bảo vệ cho làng bản của mình. Biết đâu sẽ có một ngày đội binh của Thuận Thượng và Văn Lãng lớn mạnh, rồi được thu nạp bởi một cuộc khởi nghĩa hùng mạnh nào đó trên đất Đại Việt chống lại giặc Minh” [11, tr.15].

Mặc dù cuối cùng Lưu Nhân Chú bị án oan phải chết nhưng dấu ấn lịch sử về con người nhân ái, tài ba và yêu nước đã được lịch sử khắc ghi.

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, ông là một trong những người đầu tiên dưới cờ khởi nghĩa và là tướng trụ cột của khởi nghĩa Lam Sơn. Suốt 10 năm nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến (1418-1427) là một vị tướng tài ba xuất chúng, ông cùng các tướng lĩnh khác đã có mặt ở hầu hết các mặt trận, tham gia chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng. Từ cảm hứng lịch sử, gắn với quê hương nguồn cội đó (Hồ Thủy Giang từng có nhiều năm dạy học ở Đại Từ), nhà văn đã viết cuốn tiểu thuyết để khắc họa đậm nét nhân vật Tể tướng Lưu Nhân Chú với tinh thần kính trọng, ngợi ca.

Với Thái Nguyên 1917, Hồ Thuỷ Giang đã tái hiện sự kiện lịch sử thời

kì cận đại khi nhân dân ta chống lại ách áp bức của thực dân Pháp với hai nhân vật lịch sử: Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến. Từ tư liệu lịch sử về Trịnh Văn Cấn là viên cai đội lính khố xanh ở Thái Nguyên cầm đầu cuộc nổi dậy vào đêm 30/8/1917, Hồ Thuỷ Giang đã xây dựng thành công cuốn tiểu thuyết về thời kì lịch sử năm 1917 ở Thái Nguyên. Đội Cấn cùng với gần 200 lính đã giết giám binh người Pháp, cai ngục và phá ngục giải cứu Lương Ngọc Quyến cùng hơn 200 tù nhân ở trại giam ở Thái Nguyên. Mặc dù cuộc khởi nghĩa chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khoảng 5 tháng (từ tháng 8/1917 đến tháng 1/1918), với số lượng không nhiều và thành phần đa dạng (gồm lính vệ binh, tù nhân, dân phu và dân địa phương) nhưng đã để lại tiếng vang lớn và cho thấy sự kiên gan, bền chí và quyết không khuất phục sự áp bức của thực dân Pháp của nhân dân ta. Linh hồn của cuộc khởi nghĩa là Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến. Hai người anh hùng đã góp sức tô đậm màu sắc lịch sử của đất và người Thái Nguyên.

Ở tiểu thuyết Những người mở đường, các dấu mốc lịch sử cũng được tái hiện trong từng trang viết. Đó là những năm tháng sôi nổi, hào hùng của những thanh niên xung phong ở thời kì chống Mĩ. Sự kiện lịch sử máy bay Mĩ ném bom ga Lưu Xá trong đêm Noel 24/12/1972 khiến 60 đồng chí hi sinh đã để lại nỗi đau lớn trong lòng người ở lại. Sự tàn khốc và bất ngờ của chiến tranh, của bom đạn đã huỷ diệt và chặn đứng những ước mơ và huỷ diệt những số phận bất hạnh. Tuy nhiên, dấu ấn này không được tái hiện cụ thể mà nó chỉ được gợi nhắc trong kí ức của những người ở lại. Vì thế tác phẩm giống như những trang hồi kí được người trong cuộc kể lại mang nhiều chi tiết hiện thực. “Ông Thịnh làm sao quên được những năm tháng ác liệt từng xảy ra trên khu

đất này. Thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng phong toả cảng Hải Phòng bằng ngư lôi để chặn đường tiếp tế của miền Bắc. Khu đất ga Lưu Sơn đã trở thành một “cảng nổi” tiếp nhận, tập kết hàng hoá quân sự và vận chuyển ra tiền tuyến.Vì vậy nó từng là một trong những trọng điểm ác liệt

máy bay Mỹ bắn phá. Kho ga Lưu Sơn lúc bấy giờ là một đầu mối lớn và cũng là túi bom của máy bay Mĩ” [10, tr.12]. Mặc dù chi tiết tên gọi của ga đã được

viết chệch đi (ga Lưu Xá thành ga Lưu Sơn) nhưng sự kiện và dấu ấn lịch sử vẫn được tác giả chú trọng. Những năm 1972-1973 là thời kì Mỹ đã leo thang bắn phá miền Bắc ác liệt. Quân và dân miền Bắc nước ta đã chịu nhiều thiệt hại nặng nề về sức người, sức của. Đặc biệt là quân đội Mỹ thường nhắm vào nơi đầu mối tiếp viện cho miền Nam nhằm chặt đứt liên lạc, viện trợ để cô lập miền Nam. Sự bám trụ của các thanh niên xung phong để đảm bảo tuyến đường giao thông huyết mạch được thông suốt thật đáng ngưỡng mộ và ngợi ca.

Nhìn chung, cảm hứng tự hào, ngợi ca được phản ánh trong tác phẩm khá rõ nét khi miêu tả những sự kiện, dấu ấn lịch sử của dân tộc, tài năng và chiến công của những người anh hùng trên mảnh đất Thái Nguyên. Với những người thật, việc thật, Hồ Thuỷ Giang đã ghi dấu trong ba tiểu thuyết của mình những mốc son đáng nhớ của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử của hồ thủy giang (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)