7. Bố cục luận văn
2.2.2. Những vị anh hùng quyết đoán và quả cảm
Trong cuốn tiểu thuyết Thái Nguyên 1917 ngay trong đêm khởi nghĩa,
Đại đô đốc Trịnh Văn Cấn đã phát đi lời hịch kêu gọi binh lính, nhân dân Thái Nguyên tham gia khởi nghĩa giết giặc Pháp :
“Bản chức Thái Nguyên Quang phục quân Đại đô đốc, từ trước tới nay không hề có giây phút nào lãng quên nỗi khổ của đồng bào dân chúng. Ngay khi còn sống lam lũ ở chốn quê làm nghề cày ruộng, lòng hằng băn khoăn tức tối về thảm hoạ vong quốc. Nhiều lần ta đã nhập tâm xướng nghĩa khởi binh tuốt gươm giết giặc. Nhưng rồi lại ngậm hờn khoanh tay là bởi ta chưa gặp thời cơ nào thuận tiện. Vì thế ta đành ẩn nhẫn ra đi lính tập, phải ngậm làm thin. Nhưng lúc nào cũng nuôi hoài bão cừu thù với Pháp tặc không hề biến tâm thoái chí.
Phen này chúng ta quyết ra sức phấn đấu để khôi phục độc lập cho Tổ Quốc. Nếu bất hạnh mà mục đích không đạt, đại công không thành thì cuộc đời thà hy sinh tất cả chúng ta cũng chẳng thiết sống làm gì cho nhọc nhằn khốn khổ.
Anh em! Ta hãy cố sức phấn đấu phen này, đồng tâm hiệp lực, đả đảo quân thù… Tuốt gươm giết giặc” [12, tr.134,135].
Lời hịch đó như một hồi trống xung trận thúc giục anh em binh lính ra trận. Theo đúng giờ đã qui định, Đội Cấn cùng nghĩa quân nhanh chóng giết được tên giám binh Nô - en và một số tên tay sai đắc lực như Phó Quản Lạp, Đội Hành và tuyên bố khởi nghĩa trước sự đồng tình của anh em binh lính. Sau đó nghĩa quân được lệnh phá nhà tù giải phóng các tù nhân, phối hợp với trại lính trong đánh ra, ngoài đánh vào. Riêng Lương Ngọc Quyến vì chân bị xiềng xích lâu ngày và bị Pháp tra tấn nên đã bị liệt được anh em cõng ra ngoài. Tiếp đó ông Đội Giá mở kho quân lương lấy quần áo, đạn dược trang bị cho nghĩa quân rồi tiếp tục đánh chiếm toà công sứ, nhà bưu điện, các công sở như : Sở Lục lộ, Toà án, Nhà Đoan, kho vũ khí…Có thể nói, sự quả cảm, quyết đoán và hành động anh dũng, táo bạo của những người đứng trong hàng ngũ giặc đã tiếp thêm sinh khí cho con người không chịu khuất phục trước kẻ thù.
Khi xung trận, Lưu Nhân Chú (trong Tể tướng Lưu Nhân Chú) đặc biệt ưu tiên dùng mưu sách, không lấy võ nghệ làm đầu mà quan tâm việc bày binh bố trận, đặc biệt luôn ý thức tránh tối đa sự sát phạt giết chóc đau thương. Ông không chỉ có cái uy dũng của một vị tướng đích thực, mà còn là một con người sống đầy nội tâm và nặng ân tình. “Khác với nhiều tướng trong nghĩa quân
thường có niềm vui say cuồng sau mỗi chiến thắng, đứng trước Lê Lợi họ luôn khoe khoang công trạng, điều quân tài giỏi ra sao, chém được bao nhiêu đầu giặc, nhưng Lưu Nhân Chú sau mỗi chiến thắng lại thường tìm một nơi vắng vẻ thả tâm hồn vào tiếng sáo trong một nỗi nhớ cố hương da diết” [11]. Không
giáp trụ, chẳng long đao, chỉ mong manh tấm áo chàm quê nhà, Lưu Nhân Chú dù trong binh lửa vẫn bình tâm tĩnh trí, đánh giặc bằng gươm đao mà coi nhẹ gươm đao. Đấy không chỉ là một võ tướng mà còn là một văn nhân.
Chính vì vậy, khi chiếm thành, ông đau đáu nghĩ phương kế làm cách nào để không tốn một giọt máu, khác hẳn với cách nghĩ của số đông “chỉ rặt
một bọn lấy chém giết làm tiếng hò reo”. Sau bao công trạng hiển hách, sắp đến
buổi tế cờ phong chức sắc, trong khi bao người đang háo hức tham vọng thì ông ung dung một mình ngồi thổi sáo. Phận sự hoàn thành, đại nghiệp dựng xong, ông lại bị kẻ tiểu nhân (dù đã từng cùng nhau xông pha sống chết trong chiến trận) ghen ghét hại chết. Người đọc có thể tiếc nuối xót thương khi ông không được chết lẫm liệt như một vị tướng cầm quân giữ nước mà chết âm thầm trong ngục thất, nhưng con người như ông đủ can trường, đủ trải nghiệm, đủ tầm vóc văn hóa để khi đón nhận kết cục oan nghiệt đã không hề oán thán. Lưu Nhân Chú đã ra đi thanh thản nhẹ nhàng như một thảo dân nước Việt, yêu hết tâm can và chết rũ sạch mình.
Điều gì đã làm nên bản lĩnh và vẻ đẹp ấy cho nhân vật? Cốt lõi vấn đề ở đây chính là ở phẩm tính bao dung trong tư tưởng người Việt - tư tưởng hòa hiếu nhân văn. Trong tiểu thuyết này, nếu như minh sư Nguyễn Trãi là người khởi dựng thì tướng quân Lưu Nhân Chú chính là người thi triển một cách xuất sắc tư tưởng hòa hiếu nhân văn ấy. “Mưu phạt nhi tâm công bất chiến tự khuất” - Thu phục lòng người thì không đánh mà tự quy thuận. Trước khi đánh thành Lam Sơn, Lưu Nhân Chú khẩn thiết đề xuất: “Bẩm chúa công, khi chiếm lại
thành Lam Sơn ta không nên đánh thẳng vào binh sĩ. Thần đang nghĩ đến một chiến thuật không tốn binh đao mà giặc phải quy hàng”. Trong trận tiêu diệt
tàn quân của địch, trong khi nhiều người say máu lao lên chém giết, thì Lưu Nhân Chú yêu cầu viên tướng giặc Thôi Tụ: “Làm chủ soái, nhìn thấy cảnh
quân sĩ rụng đầu như sung thế kia mà không động lòng sao? Ngươi mau leo lên cái đài cao kia cầm loa hạ lệnh toàn bộ quân sĩ buông vũ khí quy hàng để chấm dứt cảnh đầu rơi máu chảy kia” [11]. Sau chiến thắng đó, chính Lê Lợi đã thấm
thía hơn ai hết những ám ảnh khủng khiếp của xương máu oan khiên: “Sau
Lam Sơn cũng mệt mỏi rã rời. Đã vào nửa đêm. Doanh trại Bồ Đề chìm trong giấc ngủ. (…) Trong tâm trạng nửa ngủ, nửa mơ, Lê Lợi như nghe thấy những tiếng gươm đao và những ánh lửa rần rật ở phía trời xa cùng những tia máu vọt lên. Lồng ngực ông bỗng trĩu nặng bởi hàng ngàn bóng người đen ngòm đè lên” [11]. Lưu Nhân Chú chiến thắng trở về nhưng thất thần đau xót, vì ông
thấu hiểu hơn ai hết sự quý giá của mạng người. Đó là điều vị tướng quân này luôn trăn trở lo lắng, coi như lẽ sống, coi như nguyên tắc.
Cũng giống như một số tiểu thuyết Thái Nguyên viết về người anh hùng như Thượng thư Đỗ Cận của Phan Thái, anh hùng Lưu Nhân Chú cũng mang những biểu hiện của người anh hùng gần gũi với nhân dân, có xuất thân từ cuộc sống lam lũ của những người bình dân. Ông sinh ra ở làng quê Thuận Thành, thuộc huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Dòng dõi gia đình gia thế và có uy tín trong dân làng. Bởi mọi việc cha ông làm đều là vì người dân nghèo. Từ việc dấy nghĩa thành lập “đội binh để bảo vệ làng bản” đến việc “tụ tập dân
bản đứng lên chống lại sự tàn phá, giày xéo của quân giặc” [11, tr.14]. Hay sẵn
sàng nuốt nhục vào trong lòng, chịu đòn phạt để nghĩ cách đối phó tránh tổn thất cho dân nghèo của Lưu Trung (cha đẻ của Lưu Nhân Chú): “- Bẩm tướng
công! Vì tất cả những người dân bản nghèo khổ trên đất Thuận Thượng này, xin quan lớn ban đủ trăm roi” [11, tr.20].
Ngay đoạn đầu tác phẩm tác giả đã giới thiệu Lưu Nhân Chú là một người tài ba, văn võ song toàn. Trong những năm tháng sống và lao động cùng gia đình, anh em, bạn bè, làng xóm Lưu Nhân Chú luôn giúp đỡ những người xung quanh mình, biểu hiện cụ thể như trong lễ hội Lồng Tồng tướng Minh và lũ tay sai cấm đoán dân chúng tụ tập đông người và bắt giữ những cô gái đem về để làm người hầu cho chúng, biết được dã tâm đó Lưu Nhân Chú đã cứu Slao một cô gái ở bản Nậm Cang thoát khỏi tay tên Ngũ Liệt dâm ô, “Lưu
Nhân Chú thừa cơ gạt ngã một tên lính rồi cầm tay Slao kéo mạnh ra khỏi đám đông” [11, tr.37] và để trả ơn lòng tốt của Lưu Nhân chú Slao đã theo con
đường cứu nước, cùng với Ngọc Tiêm người vợ của Lưu Nhân Chú xây dựng căn cứ Nậm Cang. Dưới sự đàn áp của giặc Minh đối với dân làng Lưu Nhân Chú đã vô cùng phẫn nộ và có suy nghĩ bảo vệ dân làng: “Nghĩ tới nghĩa quân
Áo đỏ, mắt Lưu Nhân Chú rực sáng lên. Người ta dám đứng lên cớ sao mình không dám đứng lên tự bảo vệ cho làng bản mình” [11, tr.15]. Chính những suy nghĩ ấy đã thôi thúc Lưu Nhân Chú cùng cha và em rể lên đường tìm đến Lam Sơn để cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, giành lại sự tự do cho quê hương, đất nước. Lưu Nhân Chú luôn mang trong mình cây sáo, hình ảnh ông luôn gắn liền với tiếng sáo mang “âm luật dân ca người Thổ quê hương của tướng quân Lưu Nhân Chú” [11, tr.133]. Tiếng sáo chứa đựng văn hóa, tâm hồn của người dân Thái Nguyên, là tâm hồn của những người con miền núi chân chất, mộc mạc. Không những thế những tiếng sáo của Lưu Nhân Chú có sự hân hoan, khi mà chàng trai “thủ lĩnh phường săn”Lưu Nhân Chú đã tìm ra
con đường cứu nước cho dân bản, cho quê hương. Ông luôn luôn mang theo cây sáo bên mình để nhớ về quê hương của mình.
Đối với Đại đô đốc Trịnh Văn Cấn ông sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời cuộc và hình thành lòng yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc. Sau khi bình định xong nước ta, thực dân Pháp thực hiện chính sách “Dùng người Việt trị người Việt”. Chúng ra sức bắt thanh niên trai tráng người Việt vào quân đội Pháp, trong đó có Trịnh Văn Cấn. Ông bị điều động đi đóng quân trong nhiều năm ở Thái Nguyên. Khi về đóng quân ở Tỉnh lị Thái Nguyên ông đã giữ chức đội trưởng đội lính khố xanh. Từ đó ông còn được gọi là Đội Cấn.
Trong những ngày nghĩa quân Đề Thám khởi nghĩa ở Thái Nguyên . Đội Cấn bị buộc phải cầm súng đi đàn áp nghĩa quân Yên Thế. Cũng chính vì những cơ hội đó,vốn sẵn lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, ông lại càng cảm phục và chịu ảnh hưởng rất lớn về tình thần bất khuất, anh dũng của nghĩa quân Đề Thám. Qua đó ông đã học tập được chiến thuật, chiến lược đánh
giặc, am hiểu hơn về địa hình, rừng núi, và cũng thấy rõ hơn bộ mặt thật, giả dối, tàn bạo của bọn thực dân Pháp. Tư tưởng nổi dậy càng nung nấu trong ông. Ý chí chiến đấu chống lại thực dân được thể hiện rõ nhất khi Đề Thám hy sinh và cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại.
Cảm phục, noi gương những người đi trước, Trịnh Văn Cấn đã nuôi hoài bão tiếp nối sự nghiệp của nghĩa quân Yên Thế. Tinh thần đấu tranh đang sục sôi, ông tập hợp những người cùng chung ý nguyện như Đội Trường, Đội Giá, Cai Mánh…, nên không bao lâu họ đã kết thành một tổ chức, liên lạc và bàn bạc với nhau những vấn đề thời cuộc. Và tinh thần yêu nước chống Pháp của Đội Cấn ngày càng dâng cao, chín muồi khi ông gặp Lương Ngọc Quyến - tự là Lập Nham (hay còn gọi là Ba Quyến - con trai cụ Lương Văn Can - người sáng lập ra Đông Kinh Nghĩa Thục). Sau đó ông đã cùng Lương Ngọc Quyến gấp rút chuẩn bị cuộc khởi nghĩa.
Sau nhiều lần dự định tiến hành cuộc khởi nghĩa không thành, đến 11giờ 30 rạng sáng ngày 31/8/1917 cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên bùng nổ. Ngay trong đêm khởi nghĩa, Đội Cấn đã phát đi lời hịch kêu gọi binh lính, nhân dân Thái Nguyên tham gia khởi nghĩa giết giặc Pháp :
“Bản chức Thái Nguyên Quang phục quân Đại đô đốc, từ trước tới nay không hề có giây phút nào lãng quên nỗi khổ của đồng bào dân chúng. Ngay khi còn sống lam lũ ở chốn quê làm nghề cày ruộng, lòng hằng băn khoăn tức tối về thảm hoạ vong quốc. Nhiều lần ta đã nhập tâm xướng nghĩa khởi binh tuốt gươm giết giặc. Nhưng rồi lại ngậm hờn khoanh tay là bởi ta chưa gặp thời cơ nào thuận tiện. Vì thế ta đành ẩn nhẫn ra đi lính tập, phải ngậm làm thinh. Nhưng lúc nào cũng nuôi hoài bão cừu thù với Pháp tặc không hề biến tâm thoái chí. Phen này chúng ta quyết ra sức phấn đấu để khôi phục độc lập cho Tổ Quốc. Nếu bất hạnh mà mục đích không đạt, đại công không thành thì cuộc đời thà hi sinh tất cả chúng ta cũng chẳng thiết sống làm gì cho nhọc nhằn khốn khổ.
Anh em! Ta hãy cố sức phấn đấu phen này, đồng tâm hiệp lực, đả đảo quân thù tuốt gươm giết giặc”.
Lời hịch đó như một hồi trống xung trận thúc giục anh em binh lính ra trận. Theo đúng giờ đã quy định, Đội Cấn cùng nghĩa quân nhanh chóng giết được tên giám binh Nô en và một số tên tay sai đắc lực như Phó Quản Lạp, Đội Hành và tuyên bố khởi nghĩa trước sự đồng tình của anh em binh lính. Sau đó nghĩa quân được lệnh phá nhà tù giải phóng các tù nhân, phối hợp với trại lính trong đánh ra, ngoài đánh vào. Riêng Lương Ngọc Quyến vì chân bị xiềng xích lâu ngày và bị Pháp tra tấn nên đã bị liệt được anh em cõng ra ngoài, tiếp đó ông Đội Giá mở kho quân lương lấy quần áo, đạn dược trang bị cho nghĩa quân rồi tiếp tục đánh chiếm toà công xứ, nhà bưu điện, các công sở như : Sở Lục lộ, Toà án, Nhà Đoan, kho vũ khí…
Như vậy chỉ trong một đêm binh sĩ yêu nước Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến đã đồng tâm nổi dậy làm chủ được Tỉnh lỵ . Sau khi làm chủ Tỉnh lỵ nghĩa quân Thái Nguyên tuyên bố thành lập Quang Phục Quân do Trịnh Văn Cấn làm Đại đô đốc, Lương Ngọc Quyến làm quân sư, phong hàm các sĩ quan.
Mặc dù được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ nhưng cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên vẫn thất bại vì phải đối phó với kẻ thù mạnh hơn mình nhiều lần. Cuối năm 1917 nghĩa quân đã suy kiệt và tan dã từng mảng, đến tháng 3 năm 1918 cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thất bại.
Thái Nguyên 1917 là tiểu thuyết mà tác giả Hồ Thủy Giang viết về cuộc khởi nghĩa trong lịch sử cận đại Việt Nam, với những sự kiện nhân vật mới đi qua một nửa thế kỷ. Hai nhân vật chính diện của tiểu thuyết Thái Nguyên 1917 đó là Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến đó chính là những người anh hùng xả thân cứu nước.
Lương Ngọc Quyến (1885-1917) quê gốc ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín Hà Nội ngày nay. Ông sinh ra trong một gia đình khoa cử khá giả
là con thứ của chí sĩ Lương Văn Can. Sau khi ông ra nước ngoài bị giặc bắt rồi đưa về nước chuyển giao nhiều nhà tù cuối cùng ông bị giam ở nhà tù Thái Nguyên, tại đây ông đã gặp Đội Cấn và cùng lập kế hoạch lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên.
Đội Cấn tên khai sinh là Trịnh Văn Đạt sinh năm 1881, người làng Yên Nhân, phủ Vĩnh Tường nay thuộc xã Vũ Di, Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đi lính khố xanh thay cho anh trai và lấy tên là Trịnh Văn Cấn làm việc cho cơ binh Pháp đóng ở Thái Nguyên sau thăng chức dần ông được gọi là Đội Cấn.
Trong tiểu thuyết Thái Nguyên 1917 tác giả đã xây dựng hình tượng
nhân vật người anh hùng Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến với một lòng yêu nước nồng nàn, xả thân vì nước. Trong tác phẩm Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến là chỉ huy chốt của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917. Quân Pháp lúc đó đã đàn áp dữ dội khiến cho nhân dân ta căm phẫn vì vậy Đội Cấn cùng Lương Ngọc Quyến đã huy động binh lính đứng lên khởi nghĩa. Tuy cuối cùng cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã nói lên được lòng yêu nước, sự dũng cảm hi sinh bản thân mình, xả thân cứu nước của những anh hùng dân tộc, thà hi sinh