7. Bố cục luận văn
2.1.2. Cảm hứng bi hùng về những mất mát đau thương
Hiện thực được đề cập trong tác phẩm không chỉ là những chiến công, những ngày tháng chiến thắng hay khởi binh mà còn có cả những tội ác và sự tàn bạo của kẻ thù cũng được tái hiện khá cụ thể. Những mất mát, đau thương trong chiến trận là có thật, những hi sinh về người và của là không thể phủ nhận. Nhưng đó là sự hi sinh có ý nghĩa, mang tính chính nghĩa. Thông qua những hiện thực đó, cảm hứng bi thương xuất hiện. Tuy nhiên, trong các tiểu thuyết lịch sử, nhất là những tác phẩm chính sử, cảm hứng bi thương luôn đi cùng với sự hùng tráng tạo nên âm hưởng bi hùng khi phản ánh những mất mát đau thương.
Trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú, qua lời băn khoăn của
Phạm Cuống, chúng ta hình dung được phần nào tội ác của giặc Minh: “Giặc
Ngô bạo ngược, đi đến đâu cũng chém giết, cướp bóc, hãm hiếp. Ngót hai năm nay, kể từ khi chúng giày xéo lên mảnh đất tổ tiên, bá tính phải sống trong
cảnh nước sôi lửa bỏng. Nhưng người có sức vóc như chúng ta làm sao có thể ngồi yên, thưa cha” [11, tr.25]. Hiện thực này cho thấy sự tàn bạo của quân
giặc khi chúng xâm lược nước ta ở thế kỷ XV. Đồng thời dấy lên lòng căm thù giặc của người dân đất Việt. Tuy nhiên không chỉ đau thương trước những mất mát mà ẩn trong đó, chúng ta bắt gặp sự không khuất phục và biến đau thương thành ý chí và quyết tâm chống giặc. “Chúng ta làm sao có thể ngồi yên” là câu hỏi nhưng cũng là lời tự vấn, khẳng định rõ tấm lòng vì nước của người anh hùng Phạm Cuống.
Người đọc luôn bị ám ảnh bởi tiếng sáo của Lưu Nhân Chú nhưng day dứt hơn cả khi tiếng sáo thể hiện khúc bi ai cực độ trước sự hi sinh của Slao - người con gái cùng quê chân thành và nghĩa khí, yêu thương anh hết lòng đã hi sinh vì anh. Và trước cảnh quân giặc “máu chảy thành sông, thây chất đầy nội…” tiếng sáo cất lên vào lúc đêm khuya đã nói lên tấm lòng yêu thương con
người của vị tướng quân dù đó là ta hay địch cũng một kiếp người. Qua đó cho thấy tấm lòng nhân đạo, bao dung của vị tướng tài Lưu Nhân Chú.
Trong tiểu thuyết Thái Nguyên 1917, tiếng gào thảm thiết vọng vào tận rừng sâu của Đội Giá trước sự hi sinh của Luyến - người con gái anh yêu thương, cũng là mối tình đầu của anh khiến chúng ta xúc động nghẹn ngào:“Giá đặt nhẹ Luyến xuống bãi cỏ cháy xác xơ. Anh giơ tay lên trời gào
lên thảm thiết:
Luyến! Luyến ơi! Luyến ơi!
Tiếng gọi của Giá vọng vào tận rừng sâu
Vầng trăng tháng 8 đỏ quạch như một quầng máu lửng lơ trên bầu trời đùng đục bóng mây” [12].
Nỗi đau tưởng như vô tận, không gì thay thế được nhưng nó biến thành hành động anh dũng. Đội Giá đã trả thù cho Luyến và cho những người bạn của mình. Sự hi sinh của Luyến khiến anh hụt hẫng, đau khổ đến tột cùng nhưng ý chí của những người anh hùng dám xả thân vì tổ quốc thân yêu đã giúp họ gạt
Trong tiểu thuyết Những người mở đường là tiếng gọi, tiếng gào thét lạc giọng của những cô gái thanh niên xung phong khi chứng kiến 60 đồng đội của mình hi sinh không còn nguyên vẹn hình hài trước sự tàn phá của bom B52.
“ Mận vừa chạy vừa bắc tay làm loa gọi to:
- Có ai C15 thanh niên xung phong ở đây không? Có ai không? Tâm cũng gào lên trong nước mắt:
Các anh, các chị ơi, có ai còn sống không? Có ai còn sống không? Mỵ ơi…Sao ơi…
Những tiếng gọi vọng vào đêm đen ghê rợn, không một tiếng trả lời. Họ vượt qua những đám cháy nhôm nhoam. Những đốm lửa đỏ lòm trong đêm như những con mắt đang rỉ máu”[10].
Chiến tranh là một sự tàn phá khủng khiếp và nghiệt ngã. Toàn bộ đại đội thanh niên xung phong làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, khí giới cho tiền tuyến phương Nam chống Mĩ ở ga Lưu Xá năm đó đã trúng bom và ra đi mãi mãi. Trước hiện thực tàn khốc đó, nỗi đau của những đồng đội và người thân ở lại không gì khoả lấp. Những thử thách ác liệt ấy không làm nhụt ý chí của những đồng đội khác. Nỗi đau đã tôi luyện lên những con người yêu nước, họ sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của tổ quốc.
Đó là giây phút sinh tử khi hàng loạt trận bom trút xuống đầy cam go và thử thách:
“Tiếng máy bay gầm rít như phá vỡ bầu trời. Thấy tình hình bất ổn, Cương hô to:
- Vào hầm trú ẩn ngay! Các em nhỏ vào trong để phía ngoài chúng tôi che chắn!
Mọi người vội vã chui vào cái hầm lớn hình chữ U ở cuối sân. Những chiếc bát sắt đựng cơm tung tóe trên mặt đất.
Cương đứng ở của hầm quan sát. Tiếng bom rít lên xen lẫn tiếng máy bay gầm rú rợn người. Những tiếng nổ lộng óc, khói mù mịt. Mặt đất bị xới tung lên, chao đảo.
Từ trên cao, một tiếng rít rợn người. Chỉ một tích tắc ngay sau đó, căn hầm lớn trúng bom, gạch, đất đá, tre nứa nảy tung lên cao…”[10, tr.37].
Cả một không gian bị bủa vây bởi tiếng súng, đạn và bom. Người đọc như lặng đi trước những mất mát đau thương quá lớn giáng xuống những người chiến sĩ còn rất trẻ của đại đội thanh niên 915. Các anh, chị đã hi sinh trên chính mảnh đất quê hương Thái Nguyên khi tuổi đời mới 18, 20. Sự hi sinh của họ đã thắp lên niềm tin mãnh liệt cho sự chiến thắng của dân tộc và hi vọng thống nhất đất nước.
Là người nhạy cảm trước lịch sử, Lưu Nhân Chú (trong Tể tướng Lưu Nhân Chú) đã nhận thức được rằng: các cuộc dấy binh ở xung quanh phủ Thái
Nguyên khi ấy còn lẻ tẻ và non yếu, lại chưa có minh chủ nên dễ bề thất bại. Ông đã đề xuất với cha hành hương vào đất Lam Sơn để tham gia cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi khởi xướng. Đồng thời hướng dẫn để Ngọc Tiêm - vợ mình cùng với Slao ở bản Nậm Cang thiết lập một đội binh hùng mạnh hỗ trợ cho nghĩa quân sau này. Suy nghĩ của Ngọc Tiêm đã phần nào khắc họa rõ nét lòng căm thù giặc, tình yêu nước của Lưu Nhân Chú: “Năm ngoái, có một ông thầy vi hành qua đất Đại Từ, vừa gặp mặt chàng đã khơi khơi nói rằng chàng có tướng rồng, không làm vương thì cũng làm tới tứ trụ trong triều. Không. Nàng chẳng có mơ chi đến những thứ cao sang đó. Và nàng cũng biết, chàng ra đi chỉ vì một cứu cánh duy nhất là không chịu được nhục, một nỗi nhục mất nước đã bao đời lưu truyền lại trong tâm mỗi người dân Đại Việt này” [11, tr.51]. Chính vì vậy, trong tác phẩm, tác giả dành nhiều đoạn văn miêu tả cảnh Lưu Nhân Chú trên chiến trường, mong manh với tấm áo chàm nhưng rất oai phong, dũng mãnh. Trận Lạc Thủy cũng như nhiều trận đánh khác, Lưu Nhân Chú đã dũng cảm xông pha nơi chiến trận, giết nhiều tướng giặc khiến chúng khiếp sợ:
“Lưu Nhân Chú ngửa người trên ngựa, khua ngang thanh đao rồi bất ngờ lướt ngược lưỡi đao từ phía dưới lên. Đầu tên tướng giặc rơi xuống đất”[11, tr.112].
Lưu Nhân Chú dành trọn cuộc đời mình để cống hiến cho cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi dấy binh, sau đó là phục vụ triều Lê phát triển. Đến khi bị Lê Sát hãm hại, Lưu Nhân Chú chỉ cảm thấy hơi buồn vì mình từng tung hoành trận mạc
nhưng phải chết âm thầm trong ngục thất. Ông chấp nhận cái chết một cách thanh thản vì đã làm xong phận sự đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.