7. Bố cục luận văn
3.3.1. Ngôn ngữ mang dấu ấn lịch sử
Trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú, số lượng từ ngữ mang dấu ấn lịch sử thời kỳ trung đại được sử dụng khá nhiều như: tướng quân, tướng công, chủ soái, quân sư, khởi binh, an toạ… Các từ ngữ này được sử dụng
thường được sử dụng trong cả miêu tả và đối thoại giữa các nhân vật. Điều này khiến cho người đọc cảm nhận được không khí của thời đại - thời trung đại trên những trang viết. Chẳng hạn như:
“- Xin chúa công an toạ. Lưu Nhân Chú cũng chỉ là một tướng trẻ. Chúa
công cần phải giữ uy của bậc đại vương” [11, tr.96].
Hoặc:
“- Bẩm chủ tướng! Mọi việc ở Thuận Thượng đã sắp đặt xong xuôi. Hiện
Thuận Thượng, Nậm Cang đã gây được một đội binh hùng mạnh” [11, tr.96].
Đó là ngôn ngữ của người bề dưới nói với người bề trên đầy trọng vọng, tôn kính. Cách sử dụng các đại từ như: chúa công, chủ tướng, bậc đại vương… vừa cho thấy sự kính trọng của người đối thoại đồng thời cũng thể hiện uy thế của vị vua Lê Lợi - vị chủ tướng đồng thời là linh hồn của dấy binh khởi nghĩa chống lại giặc Minh ở thế kỷ XV của quân dân ta.
Ngôn ngữ đã tái hiện được không khí lịch sử của thời đại khi miêu tả chân dung nhân vật, tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật. Chẳng hạn khi nhớ thương Lưu Nhân Chú, Ngọc Tiêm đã thầm tự thốt lên: “Lưu Nhân Chú chàng
ơi. Thấm thoát ngày chàng ra đi đã hơn chục mùa nương rồi. Cũng ngần ấy năm thiếp vò võ năm canh một mình một bóng nhớ chàng” [11, tr.153]. Các đại
từ xưng hô chàng - thiếp để chỉ chồng - vợ mà Ngọc Tiêm thầm nói với Lưu Nhân Chú mang hơi hướng, màu sắc của thời kì trung đại. Nhớ chồng, người vợ truyền thống chỉ biết mong ngóng và chợ đợi với nỗi lo âu khắc khoải trong lòng.
Trong tiểu thuyết Thái Nguyên 1917, chúng ta còn bắt gặp kiểu ngôn
ngữ ảnh hưởng tiếng Pháp thường được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp của các quan chức trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp những năm đầu thế kỷ XX ở nước ta như: ma - đam, gơrúp, xếch xông, mét xì, ba - giăng…
Đây là những từ tiếng Pháp đã được đọc phiên âm theo kiểu tiếng Việt. Chẳng hạn như:
- Thế thày không biết đây là lệnh của thày Phó Quản Lạp chứ không phải của ma-đam tài vụ à? [12, tr.8].
- Mét xì! Mét xì quan thanh tra! Mét xì ngài Giám binh! [12, tr.101].
Ngoài ra còn có tên riêng của các quan chức người Pháp như: Nô - en, Pê
- rô; tên của các cơ quan hành chính thời Pháp như: Sở Cẩm, giám binh, Sở Sen đầm, toà công sứ, lính khố xanh…Ví dụ như:
- Các thầy có biết người ngồi trên xe là ai không? Ngài Pê - rô! Sếp của phòng Thanh tra lính Khố xanh Bắc Kỳ đấy. Ngài Pê - rô là một chuyên gia chống bạo động nức tiếng. Thế là ở trại của ta có chuyện rồi đây [12, tr.20].
Một loạt từ ngữ chỉ địa danh, chức vụ, tên tuổi… mang dấu ấn lịch sử của những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện. Khi văn hoá Pháp - Việt giao thoa, một lượng lớn các từ pha tạp tiếng Pháp đã được sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp thông dụng thời đó. Do vậy, việc sử dụng những ngôn ngữ này đã giúp tiểu thuyết Hồ Thuỷ Giang mang dấu ấn đậm nét của một thời kì lịch sử - thời cận đại những năm đầu thế kỷ XX ở nước ta.
So với hai tác phẩm viết ở thời trung đại và cận đại với dấu vết ngôn ngữ lịch sử khá đậm nét thì tác phẩm Những người mở đường lại được viết về thời kì hiện đại. Trong tác phẩm này, bối cảnh sự kiện và khoảng cách lịch sử không xa, đó là thời kì chống Mỹ của dân tộc ta. Chính vì vậy, màu sắc ngôn ngữ lịch sử mang tính truyền thống hầu như vắng mặt. Ngôn ngữ đời thường, gần gũi chiếm đại đa số. Khi viết tác phẩm này, Hồ Thuỷ Giang cũng chia sẻ trong Lời
tác giả ở đầu cuốn sách: “Cuốn sách dù gắn với một số tình tiết có thật nhưng nó vẫn là một tác phẩm văn học, được hình thành từ hư cấu nghệ thuật, không nên coi nó là một tiểu thuyết lịch sử. Điều quan trọng là tiểu thuyết Những người mở đường đã cố gắng tái tạo một cách chân thực khúc bi tráng, những hệ luỵ của một thời chiến tranh cùng những đóng góp của các nhân tố mới
trong thời hậu chiến” [10, tr.6]. Trong tác phẩm bên cạnh những trang miêu tả
thời hiện đại là những kí ức về chiến tranh được tái hiện lại như những thước phim quay chậm.