Những người con sẵn sàng hi sinh, xả thân vì quê hương, đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử của hồ thủy giang (Trang 57 - 65)

7. Bố cục luận văn

2.2.3. Những người con sẵn sàng hi sinh, xả thân vì quê hương, đất nước

Trong văn học, quan niệm về người anh hùng ở mỗi thời kì lịch sử lại có những điểm khác nhau. Nếu như văn học Trung đại đề cao những anh hùng

trò “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” thì đến thời kì hiện đại quan niệm về người anh hùng đã có sự thay đổi. Phan Bội Châu trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm

sử và một số truyện ngắn viết về người anh hùng cho rằng: “Tôi cung kính sùng

bái những anh hùng cứu thế. Họ dám xoay chuyển càn khôn, ấp ủ chí quật cường và mưu sự nghiệp lớn” (Tái sinh sinh). Với Phan Bội Châu, người anh

hùng đẹp nhất là người dám xả thân cứu nước bất kể là đàn ông hay đàn bà, có danh vị hay vô danh đều đáng được trân trọng. Quan niệm này rất gần với quan niệm hiện đại. Trong tiểu thuyết của mình, Hồ Thuỷ Giang không chỉ khắc hoạ những người anh hùng có tên tuổi đã được sử sách ghi nhận như: Lưu Nhân Chú, Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến, 60 liệt sĩ của đại đội 915 mà còn xuất hiện cả những nhân vật phụ, có đóng góp cho quê hương, đất nước. Đó là hình ảnh những người phụ nữ trong cuộc đời Lưu Nhân Chú. Lưu tướng quân có Ngọc Tiêm - một người vợ đảm đang rất mực yêu chồng. Vì nghĩa lớn chồng ra đi nhập vào đoàn quân Lam Sơn, nàng đã hi sinh tuổi thanh xuân trong sự cô đơn và nhớ mong. Khi chồng nàng đi biệt bao năm tháng phò chủ tướng Lê Lợi đánh giặc cứu nước, nàng ở nhà không chỉ là một người vợ đảm một tay quán xuyến, gây dựng gia đình mà còn rèn tập tạo lập một đội quân tinh thông võ nghệ bảo vệ quê hương…“Ngọc Tiêm ngả người vung kiếm. Những đường

kiếm vun vút lấp loáng dưới ánh trăng. Từng chùm lá rơi lả tả trong không trung mỗi khi lưỡi kiếm của Ngọc Tiêm lướt qua” [11].

Rồi đó còn hình ảnh của Slao - một cô gái Tày xinh đẹp, giỏi giang và cũng sẵn lòng hi sinh bảo vệ cho chủ tướng của mình và cho người mà mình yêu thương, ngưỡng mộ. Slao đã lấy thân mình chắn mũi tên giặc để chết thay cho Lưu Nhân Chú.

Còn trong thời kì cận hiện đại, với tiểu thuyết Những người mở đường dưới làn bom đạn của chiến tranh hình tượng những người phụ nữ quả cảm không màng hi sinh tính mạng phá bom mở đường, vận chuyển hàng hóa tiếp ứng cho tiền tuyến của những chiến sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915.

Ngày 24-12-1972, 66 cán bộ và đội viên Đại đội 915 thực nhiệm vụ giải tỏa hàng quân sự, phục vụ chiến đấu tại Ga Lưu Xá đã làm việc miệt mài quên ăn, quên nghỉ. Mãi đến tối, các cán bộ, đội viên Đại đội 915 mới tạm nghỉ tay để ăn cơm tối. Nhưng chưa kịp ăn cơm tối thì 34 máy bay B52 và 40 máy bay chiến thuật của đế quốc Mỹ đã ồ ạt lao vào ném hơn 700 quả bom phá các loại xuống khu Nam thành phố Thái Nguyên. Một trong những trái bom oan nghiệt từ máy bay B52 của đế quốc Mỹ ném xuống đã trúng căn hầm trú ẩn của Đại đội 915, cướp đi sinh mạng của 59 cán bộ, đội viên Đại đội 915 và 1 Đội phó Đội TNXP 91; 7 TNXP khác trong Đội bị thương rất nặng…

“Tâm òa khóc.

Mắt Sao đờ đẫn khẽ mở ra vài giây rồi lả đi, mắt vẫn trừng trừng. Mận quan sát một lúc rồi khẽ rùng mình.

- Nó chết rồi. Chắc không còn ai sống sót nữa đâu anh Thịnh ơi.!”[10, Tr.65]

Vượt lên đau thương, mất mát, các thành viên còn lại của Ðại đội 915 và toàn Ðội TNXP 91 vẫn kiên trì bám trụ, kịp thời giải tỏa vận chuyển hết số lương thực, hàng hóa còn tồn đọng ra khỏi các trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ đến nơi an toàn; góp phần đánh bại âm mưu phong tỏa miền Bắc của đế quốc Mỹ trên mặt trận giao thông vận tải.

Nhờ vậy, nhân vật lịch sử bỗng trở nên gần gũi, không cao vời như một đấng bậc để ta ngưỡng vọng chiêm bái, mà hiện lên dung dị với tất cả giá trị Người phổ quát mà nó vốn có.

Trước tiên phải kể đến là nhân vật người anh hùng Lưu Nhân Chú. Lưu Nhân Chú là một trong những khai quốc công thần nhà Lê trong lịch sử nước Đại Việt, người xã An Thuận Thượng, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. Ông có nhiều công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nước Đại Việt đầu thế kỷ XV. Ông theo Lê Lợi từ trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra và là một trong 18 người có mặt tại hội thề Lũng Nhai năm 1416, khi Lê Lợi dấy binh Lưu Nhân Chú được phong chức Thứ thủ ở vệ kỵ binh quân Thiết

đột (1418), tham gia nhiều trận đánh thắng lợi và được phong nhiều chức, cao nhất là Tể tướng (1427). Dựa trên những sự kiện lịch sử ấy nhà văn Hồ Thủy Giang bằng những năng lực tưởng tượng sáng tạo của mình, nhà văn đã tạo nên hình tượng nhân vật Lưu Nhân Chú từ một thanh niên nông thôn miền núi bình thường trở thành một người có lòng yêu quê hương đất nước và vươn tới vị trí một tướng tài, có công lao lớn mang những đặc điểm của một người anh hùng mưu trí, dũng cảm, yêu quê hương đất nước.

Trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú, Lưu Nhân Chú mang một

thân phận dòng dõi, từ nhỏ đã có tài võ nghệ cao cường không chịu cúi đầu trước quân giặc để hưởng vinh nhàn mà ông luôn nung nấu chí lớn. Ông là người biết nhìn rộng nghĩ sâu, nhìn lũ giặc tung hoành gieo tội ác, áp bức dân làng, Lưu Nhân Chú cùng cha và em rể tìm đến con đường cứu nước, tìm đến Lê Lợi để lo nghiệp lớn. Khi xung trận Lưu Nhân Chú luôn ưu tiên dùng mưu sách, không lấy võ nghệ làm đầu mà quan tâm tới việc bày binh bố trận, mưu trí sách lược tránh cảnh chết chóc tang thương. Trong khi bàn với Lê Lợi và mọi người ông đã đưa ra mưu sách “Bẩm chúa công! Theo binh pháp của người xưa, khi lấy yếu địch mạnh, lấy ít địch nhiều ta không nên nghênh chiến mà cần phải theo lối đánh mai phục”[11, tr.104]. Ông là một vị tướng đích

thực, không giáp trụ, chẳng long đao dù binh lửa vẫn bình tâm tĩnh trí, đánh giặc bằng gươm đao nhưng ông lại coi nhẹ gươm đao. Khi chiếm thành ông đau đáu tìm kế sách làm sao cho chu toàn nhất. Trước khi đánh thành Lam Sơn ông đã khẩn thiết đề xuất “Bẩm chúa công, khi chiếm lại thành Lam Sơn ta không nên đánh thẳng vào binh sĩ. Thần đang nghĩ đến một chiến thuật không tốn binh đao mà giặc phải quy hàng”[11, tr.147] hay trong trận tiêu diệt tàn

quân của địch, trong khi nhiều người say máu lao lên chém giết, thì Lưu Nhân Chú yêu cầu viên tướng giặc Thôi Tụ: “Làm chủ soái, nhìn thấy cảnh quân sĩ

rụng đầu như sung thế kia mà không động lòng sao?- Kề đao vào cổ Thôi Tụ - Ngươi mau leo lên cái đài cao kia cầm loa hạ lệnh toàn bộ quân sĩ buông vũ

khí quy hàng để chấm dứt cảnh đầu rơi máu chảy kia!” [11, tr.178]. Điều đó thể hiện Lưu Nhân Chú có một lòng bao dung sâu sắc, xót thương cho những tướng sĩ, lấy tư tưởng hòa hiếu làm trọng, làm sao để giảm thiểu tối đa sự chết tróc, đầu rơi máu chảy một cách cần thiết. Không chỉ dừng lại ở sự mưu trí Lưu Nhân Chú còn là người vô cùng dũng cảm, trong chiến đấu ông luôn dốc toàn tâm toàn lực, hi sinh bản thân mình để chiến đấu với quân giặc. Khi mà bị quân Ngô mai phục Lưu Nhân Chú vội rút gươm để mở đường máu đưa chúa công và gia quyến về núi Chí Linh. Khi cần người đóng giả Lê Lợi để đánh lạc hướng quân giặc, Lưu Nhân Chú đã dũng cảm nhận nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm này: “Bẩm chúa công! Đúng là tình cảnh hiện nay không thể làm khác. Xin chúa công hãy vì đại nghĩa mà ban lệnh. Thần xin tình nguyện đóng giả làm chúa công để xuống núi”[11, tr.144].

Tuy là người giỏi võ nghệ, mưu trí, dũng cảm nhưng Lưu Nhân Chú không khoe khoang mà ngược lại lại rất khiêm nhường, luôn học hỏi mọi người. Đối với Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú luôn khiêm tốn nhận mình là kẻ võ biền. Vì nghĩa lớn mà đồng lòng nên ông được Lê Lợi cảm phục và tin tưởng. Sau hơn 7-8 năm nếm mật nằm gai cùng nghĩa quân Lê Lợi, Lưu Nhân Chú đã trở về quê nhà thăm Ngọc Tiêm, Slao và quân dân Nậm Cang, với lòng nuôi chí lớn, ý chí quyết tâm chống giặc Lưu Nhân Chú đã bàn bạc với mọi người dùng số lương thực, ngựa, vũ khí, quân trang đã tích trữ nhiều năm nay để tiếp viện cho nghĩa quân Lam Sơn khi gặp khó khăn. Và rồi số lương thực, ngựa, vũ khí ấy đã được dùng để cứu tế khi quân ta bị mắc kẹt ở núi Chí Linh. Một đoàn ngựa chiến 300 con chở gạo, ngô được đóng thành bao, vượt qua chặng đường rừng núi trong đêm tối, tiến đến Lam Sơn. Thể hiện một sự chuẩn bị chu toàn của Lưu Nhân Chú, nhờ có sự viện trợ nghĩa quân, tài cầm binh võ nghệ mà sức chiến đấu của Lê Lợi tăng lên rõ rệt, nhờ đó mà nghĩa quân đã giành được chiến công liên tiếp ở Nghệ An, Tây Đô... tạo đà cho những trận đánh lớn, tiêu diệt hàng vạn quân Minh sau này. Tài năng của Lưu Nhân Chú

khiến cho Lê Lợi phải thốt lên rằng “Trời đất, ta tưởng tướng quân chỉ giỏi đao cung ai ngờ trời đã cho ta một Khổng Minh” [11, tr.105] để ý chỉ sự thông

minh, mưu trí của Lưu Nhân Chú sánh với Khổng Minh.

Bên cạnh sự mưu trí, dũng cảm, giỏi võ nghệ tác giả còn đi sâu vào khắc họa vẻ đẹp nội tâm của nhân vật Lưu Nhân Chú, đó là hình ảnh người anh hùng luôn gắn liền với tiếng sáo da diết mang “Âm luật dân ca người Thổ quê hương

của Lưu Nhân Chú” tiếng sáo được ngân đi ngân lại nhiều lần trong tác phẩm,

khi nặng suy tư khi lại mang sức mạnh đầy quyền lực, tiếng sáo như một sự đóng góp cho tinh thần nhân nghĩa, tinh thần “Mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất”[11, tr.156] (kế đánh vào lòng người, không xung trận và vẫn

khuất phục được đối phương), đây chính là kế sách giúp quân ta không hao tổn binh khí mà vẫn hạ gục được quân địch. “Xin tướng quân thổi nữa đi. Trong chiến tranh , nhiều khi âm luật cũng là vũ khí. Chắc tướng quân chưa quên tích truyện Thạch Sanh dùng cây đàn mà đuổi được giặc xâm lăng ra khỏi bờ cõi”[11, tr.83]. Đến mức tiếng sao đã thu phục được hoàn toàn đối phương bên

kia trận tuyến là Vương Thông, khiến Vương Thông nhận ra bản thân mình

“Đã bao năm bôn ba chinh chiến, thắng thua đã nhiều, thấy đầu rơi máu chảy cũng lắm, tưởng con tim đã cằn cỗi, chai sạn, vậy mà hôm nay nghe tiếng sáo của Lưu tướng quân, tôi thấy lòng khắc khoải nhớ cố quốc quá” [11, tr.189] hay “Chinh chiến ở Đại Việt bao năm, tôi những tưởng chiến tranh toàn là máu lửa và chém giết. Từ đêm nay, có lẽ trong con tim binh nghiệp sắt đá của tôi sẽ có thêm tiếng sáo của Lưu tướng quân” [11, tr.190]. Chính tiếng sáo đã

thức tỉnh lương tri kẻ thù để nhận ra chân, thiện, mĩ của cuộc đời, biết yêu thương, trân trọng, thấy cuộc đời có ý nghĩa. Trong tiếng sáo của Lưu Nhân Chú còn là sự căm phẫn đối với kẻ thù, đau xót trước những cái chết vô nghĩa, nó chính là sức mạnh tố cáo mãnh liệt nhất đối với chiến trận. Khác với nhiều tướng khác trong nghĩa quân, Lưu Nhân Chú sau mỗi chiến thắng người lại tìm một nơi vắng vẻ thả hồn vào tiếng sáo, trong những tiếng sáo ấy mang bao tâm

sự của một vị anh hùng, một phần nào đó chính tiếng sáo ấy đã nói lên tính cách, con người của vị tướng quân tài giỏi này.

Dù bao chiến công sự dũng cảm, mưu trí là cánh tay đắc lực của Lê Lợi, là một vị anh hùng tài ba. Tuy nhiên Lưu Nhân Chú lại gặp phải kết cục vô cùng bi thương đó là bị mưu mô của Lê Sát hãm hại, Lưu Nhân Chú bị kết tội oan và bị sát hại. Mặc dù phận sự không thành, đại nghiệp chưa xong, lại bị kẻ tiểu nhân hại chết nhưng Lưu Nhân Chú không một lời oán thán với bất kì kẻ nào “Chỉ thấy hơi buồn vì đã từng tung hoành trận mạc nhưng không được chết một cái chết lẫm liệt của kẻ cầm quân mà phải chết âm thầm trong ngục thất... ông cảm thấy đang ra đi trong một tâm trạng thanh thản của người đã làm xong phận sự của một thảo dân đất Đại Việt”[11, tr.193].

Không chỉ Lưu Nhân Chú mà sự mưu trí, dũng cảm ấy còn được thể hiện ở nhân vật người anh hùng Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến trong tiểu thuyết

Thái Nguyên 1917 của tác giả Hồ Thủy Giang. Trong cuốn tiểu thuyết Đội Cấn

đã lãnh đạo đội quân đứng lên khởi nghĩa dành độc lập cho dân tộc mình, bằng sự mưu trí dũng cảm Đội Cấn dưới sự quân sư của Lương Ngọc Quyến đã tính toán bàn bạc kĩ lưỡng để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Lương Ngọc Quyến ở trong tù làm quân sư cho Đội Cấn. Tuy ở trong tù nhưng lúc nào Lương Ngọc Quyến cũng nghĩ về việc quân việc nước “Ở bất cứ nơi đâu Lương Ngọc Quyến cũng tìm mọi cơ hội để tuyên truyền, giác ngộ lòng yêu nước, chí căm thù giặc ngoại xâm và kêu gọi mọi người nổi dậy” [12, tr.45]. Ông luôn đưa ra

những ý kiến sáng suốt để Đội Cấn ở ngoài chỉ huy mọi người thực hiện. Ở phần này tác giả đã sử dụng ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn để thể hiện được ý đồ của vị quân sư Lương Ngọc Quyến và quá trình chuẩn bị khởi nghĩa. Khi mà Đội Giá vào bàn bạc với Lương Ngọc Quyến, Lương Ngọc Quyến đã đưa ra những quan điểm, ý kiến cho đội quân, ông nói “Chiến thuật của ta bất kì, nhanh gọn, cha ông ta đã đúc kết thế trận xuất kì lấy yếu địch nhiều”. Ông liên

ăn uống, có thực mới vực được đạo, rất có thể ta phải chiến đấu lâu dài, thể hiện sự quan tâm, lo lắng của mình đối với binh lính, ông luôn đưa ra những dự liệu thao lược tính toán của mình đâu ra đấy để Đội Cấn ở ngoài chỉ huy thực hiện. Tuy bị bệnh lại ở trong tù nhưng Lương Ngọc Quyến không ngừng suy nghĩ, trăn trở về việc nước với tinh thần lạc quan, ông tin rằng lá cờ năm sao sẽ tung bay trên nóc nhà công sứ.

Nhà văn Hồ Thủy Giang đã xây dựng nhân vật người anh hùng Lưu Nhân Chú với những tài năng và phẩm chất vô cùng cao đẹp. Thể hiện là một người anh hùng dân tộc, một người con yêu nước thương dân, hết lòng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc đã dùng hết những tài năng sự thông minh, mưu trí, tài thao lược, tinh thần dũng cảm của mình vì ý chí quyết tâm đánh tan quân xâm lược. Lưu Nhân Chú xứng đáng là một vị anh hùng mưu trí, dũng cảm của dân tộc.

Tiểu kết chương 2

Ở chương 2 chúng tôi đã đi sâu phân tích và đánh giá về một số phương diện nội dung của tiểu thuyết lịch sử Hồ Thuỷ Giang, trong đó chú trọng tới cảm hứng và những biểu hiện của con người anh hùng. Cảm hứng lịch sử in đậm dấu ấn thời đại được thể hiện rõ nét ở sự ngợi ca, tự hào về những chiến thắng của dân tộc và cảm hứng bi hùng trước những mất mát đau thương. Hình ảnh con người mang vẻ đẹp cộng đồng, luôn quyết đoán và quả cảm, sẵn sàng hi sinh, xả thân vì đất nước, quê hương đã được phản ánh sinh động trong tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử của hồ thủy giang (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)