Những con người đại diện cho vẻ đẹp của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử của hồ thủy giang (Trang 42 - 47)

7. Bố cục luận văn

2.2.1. Những con người đại diện cho vẻ đẹp của cộng đồng

Trong hầu hết các tiểu thuyết lịch sử, hình ảnh chủ tướng hay người anh hùng luôn là nhân vật đại diện cho vẻ đẹp của cộng đồng. Trong tiểu thuyết Tể

tướng Lưu Nhân Chú, hình ảnh chủ tướng Lê Lợi cũng được khắc hoạ qua

khúc tráng ca lẫy lừng trong lời hịch, lời tuyên ngôn mang đầy khí phách, cảm hứng tự hào dân tộc:

“Ta đây: Núi Lam sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phấn đắn đo càng kỹ. Những trằn trọc trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi Vừa khi cờ nghĩa dấy lên Chính lúc quân thù đang mạnh Lại ngặt vì:

Tuấn kiệt như sao buổi sớm,

Nhân tài như lá mùa thu…” [11, tr.99-100].

Người anh hùng áo vải Lê Lợi với những tâm trạng: đau lòng, nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị…đó là những phẩm chất cao đẹp, lớn lao và sâu sắc của người anh hùng, xứng đáng là lãnh tụ của nghĩa quân. Buổi đầu Lê Lợi cùng nghĩa quân phải vượt qua muôn

vàn gian khổ: thế giặc mạnh, tàn bạo, ta lại thiếu nhân tài, thiếu quân, thiếu lương thực… nhưng nhờ có lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm, lí tưởng cao cả và tinh thần đoàn kết nên nghĩa quân của ông đã nhanh chóng có được những thắng lợi.

Trên cương vị là người thủ lĩnh, với tài năng và phẩm chất cao đẹp, Lê Lợi đã kịp thời đưa ra những phương cách, đường lối kháng chiến phù hợp cho toàn nghĩa quân: dựa vào tinh thần tự lực cánh sinh, cầu hiền kết hợp đường lối kháng chiến “dùng quân mai phục”, “thế trận xuất kì” và sức mạnh đoàn kết toàn dân.

Ở Thái Nguyên 1917, chỉ trong một đêm binh sĩ yêu nước Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến đã đồng tâm nổi dậy làm chủ được tỉnh lỵ. Họ đã tuyên bố thành lập Quang Phục Quân do Trịnh Văn Cấn làm Đại đô đốc, Lương Ngọc Quyến làm quân sư, phong hàm các sĩ quan. Quang Phục Quân lúc này có 623 người (trong đó có 131 người là lính khố xanh,180 người vốn là tù nhân được giải phóng, 312 người là công nhân, nông dân yêu nước ở Thái Nguyên mới tham gia). Họ được trang bị đầy đủ vũ khí, quân phục với kỉ luật nghiêm minh. Nghĩa quân Thái Nguyên đã tuyên bố đặt Quốc hiệu là Đại Hùng, định Quốc Kì là lá cờ nền vàng với 5 ngôi sao đỏ (cờ Ngũ Tinh) với 4 chữ “Nam binh phục quốc” tung bay trên tỉnh lỵ Thái Nguyên. Một ngày sau khi làm chủ tỉnh lỵ Thái Nguyên, Đội Cấn đã đưa ra hai bản tuyên ngôn thể hiện rõ hùng tâm tráng trí mạnh mẽ.

Đêm 31 rạng ngày 1/9 nhân dân Thái Nguyên được nghe bản tuyên ngôn thứ nhất:“ Ta chiêu tập những anh em có tinh thần tự do độc lập, có nhiệt tâm

yêu nước thương nòi... Hôm nay ta bắt đầu khôi phục lấy tỉnh Thái Nguyên, lá cờ 5 ngôi sao đã kéo lên phấp phới trên kì đài, ta tuyên bố Thái Nguyên độc lập” [12, tr.147].

“Đại Hùng đế quốc năm thứ nhất, tháng 7 ngày 15. Trịnh tư lệnh trưởng Quang phục quân của tỉnh Thái Nguyên xin bố cáo cho toàn thể nhân dân nước Nam hay: Than thay, do lòng trời xui khiến, đất nước ta đã trở nên nghèo khó và yếu kém, ngọn gió tà khí từ phương Tây thổi qua phương Đông khiến những thế hệ chúng ta tàn lụi từ đó. Từ 30 năm qua xứ sở chúng ta hoang vắng như bãi sa mạc, những người tài chí phải sống buồn tủi, cuộc đời tối tăm. Bốn mươi triệu đồng bào đang rên xiết như bị ném vào đống lửa hoặc xuống nước sâu. Điều này khiến cho những nghĩa binh của đất nước phải chau mày thương xót.

Tất cả những tai hoạ mà trời giáng xuống đầu chúng ta đã kết thúc từ ngày hôm nay. Trời đã làm cho chúng ta đau khổ nay Trời lại động lòng trắc ẩn trước nỗi đau của chúng ta nên muốn trả lại cho chúng ta sự thịnh vượng.[…]

Để khỏi phụ lòng mong đợi khí thiêng và sông núi, đồng bào hãy cố gắng hơn nữa để hoàn thành sự nghiệp vĩ đại, hiên ngang kéo lên ngọn cờ 5 ngôi sao của chúng ta trên khắp năm châu .

Đẹp thay cuộc đời mới của đất nước ngàn đời thanh xuân sẽ bắt đầu từ đây. Tất cả chúng ta hãy rũ bỏ ách tôi đòi đã từ lâu đè lên chúng ta [12, tr.148-149].

Qua hai bản tuyên ngôn trên, chúng ta thấy rõ tư tưởng chính nghĩa, ý thức về quốc gia dân tộc đã trở thành niền khát khao cháy bỏng trong mỗi con người Việt Nam. Họ là những con dân đất Việt, không chịu khuất phục dưới ách đô hộ của thực dân đã cùng nhau hợp binh lại để mong xây dựng một tổ chức cứu nước, thay đổi cuộc đời, thân phận mình.

Tinh thần chiến đấu của Trịnh Văn Cấn, của binh lính và nhân dân Thái Nguyên đã làm chấn động cả miền Bắc. Một điều đáng tiếc là nghĩa quân không tiêu diệt ngay trại lính Pháp trong tỉnh nên chúng vẫn cố thủ và thông tin về Hà Nội. Ngay hôm sau, hoảng sợ trước khí thế của cuộc khởi nghĩa thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn đi đàn áp gồm 1086 sĩ quan binh lính người Âu, 1626 sĩ quan binh lính nguỵ, 1139 lính lập, lĩnh dõng, lính cơ… được trang

bị đầy đủ vũ khí. Chúng bao vây và tấn công 10 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Phúc Yên, Phú Thọ, Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên. Mặc dù được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ nhưng cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên vẫn thất bại vì phải đối phó với kẻ thù mạnh hơn mình nhiều lần. Cuối năm 1917 nghĩa quân đã suy kiệt và tan dã, đến tháng 3 năm 1918 cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thất bại.

Trong những ngày cuối, Đội Cấn càng thể hiện rõ mình là một tấm gương dũng cảm quên mình. Bọn thực dân truy lùng ráo riết, Trịnh Văn Cấn phải trở lại Thái Nguyên (lúc này nghĩa quân chỉ còn lại 20 người. Tháng 12 năm 1917 biết không thể khuất phục được ông, kẻ thù đã sử dụng những thủ đoạn hèn hạ, bắt mẹ, vợ và con ông đến dụ ông ra hàng. Biết rõ âm mưu đen tối của giặc và thấy rõ vận mệnh của đất nước phải đặt lên trên nên ông vẫn giữ tấm lòng kiên trung, kiên định. Ngay cả lúc chiến đấu quyết liệt trước súng đạn của kẻ thù, ông vẫn nghe thấy tiếng khóc than của người thân. Lòng đau như cắt, ông vẫn quyết chiến đấu không hề nao núng, thủ đoạn quỉ quyệt của kẻ thù không thể khuất phục được ông.

Sự hi sinh của Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến và những người đồng đội đồng nghĩa với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Đội Cấn và một số lãnh tụ khác là những người dũng cảm yêu nước nhưng tư tưởng nhận thức còn hạn chế, chưa có năng lực tổ chức sắc bén (đây là hạn chế chung của thời đại). Quân đội chưa được chuẩn bị chu đáo, vũ khí còn nghèo nàn, chưa có sự phối hợp, đoàn kết trên một địa bàn rộng trong khi kẻ thù rất mạnh và được trang bị vũ khí hiện đại. Đó chính là những nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên thất bại và đó cũng là những hạn chế chung của cách mạng Việt Nam trong thời kì cận đại.

Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo đã giáng một đòn nặng vào kế hoạch “Dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp. Đây là một cuộc vùng dậy mạnh mẽ của những người nông dân

mặc áo lính, lấy súng giặc giết giặc, để lại một số bài học quí báu cho cách mạng Việt Nam.

Tinh thần yêu nước của Trịnh Văn Cấn, của Lương Ngọc Quyến và đông đảo các chiến sĩ là bất tử và còn sống mãi trong lòng nhân dân ta. Góp phần tô thắm truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất của dân tộc ta.

Đặc biệt hơn, Trịnh Văn Cấn từ thân phận một người lính cầm súng đánh thuê được thực tiễn cách mạng của đất nước cảm hoá, ông đã tự giác ngộ, dũng cảm trở về với chính nghĩa. Điều đó đã chứng minh chân lí cao đẹp: “Người Việt Nam nào cũng yêu nước, cũng muốn nước nhà thống nhất độc lập, chỉ cần khéo nhen chút than hồng ấy, nó sẽ cháy lên thành ngọn lửa”[12].

Điều đặc biệt hơn ở tiểu thuyết Thái Nguyên - 1917 là nhà văn Hồ Thủy Giang đã lựa chọn xuất bản cuốn sách vào năm 2017, đúng 100 năm sau sự kiện khởi nghĩa Thái Nguyên. Với việc làm ấy, nhà văn muốn những trang văn của mình sẽ thêm một lần nữa tô thắm lịch sử địa phương và vinh danh những người con vì nghĩa lớn quên thân một thời.

Trong tiểu thuyết Những người mở đường, qua hồi ức của các nhân vật người đọc hình dung rõ hơn về những cống hiến của họ. Với tinh thần tất cả phục vụ cho tiền tuyến, những cô gái thanh niên xung phong xinh xắn, có vóc dáng mảnh dẻ đã hoàn thành những công việc nặng nhọc một cách vui vẻ, lạc quan: “Sáu, bảy chục chiến sĩ thanh niên xung phong, chủ yếu là nữ đang vác

những bao gạo, bột mỳ… từ một kho hàng lớn chất lên những chiếc xe Zin… Không khí làm việc rất khẩn trương… Họ bước như chạy. Những bao gạo, những bao bột mỳ đè lên những đôi vai bé nhỏ. Những lưng áo đẫm mồ hôi. Những bàn chân mảnh dẻ đạp lên đất đá xào xạo [10, tr.24-25]. Lo lắng khi còn rất nhiều nhu yếu phẩm, vũ khí đạn dược từ hậu phương cần vận chuyển ra tiền tuyến nên họ đã quyết định sẽ ở lại bốc hàng cả đêm, mặc dù biết đó là việc nguy hiểm và trái lệnh của cấp trên. Suy nghĩ của Tâm đã thể hiện điều ấy:

tuyến đang mỏi mắt trong đợi từng giờ từng phút các nhu yếu phẩm, vũ khí, đạn dược từ hậu phương chuyển ra.” [10, tr.28-29].

Trong thời chiến, những thanh niên xung phong đã dũng cảm quên mình vì tổ quốc, về thời bình, họ vẫn luôn giữ được phẩm chất ngời sáng của mình. Nhân vật Thịnh, Tâm, Vinh là điển hình cho cựu thanh niên xung phong kiên quyết đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, để những cống hiến của đồng đội đã hy sinh trong đêm Nô en máu lửa được công nhận. Cuối cùng, ước mong đó của họ đã được đền đáp, những thanh niên xung phong hy sinh đều đã được Nhà nước vinh danh là liệt sĩ. Bao oan khuất một thưở đã được giải tỏa. Tượng đài tưởng niệm khánh thành, là nơi để các thế hệ có thể tưởng nhớ về những hy sinh có giá trị cao cả của những thanh niên xung phong trẻ trung thuở ấy.

Qua tiểu thuyết Những người mở đường, tác giả đưa ra chân lý giản đơn mà thấm thía: trải qua bao thăng trầm dâu bể, bản chất của những thanh niên xung phong vẫn luôn ngời sáng, là niềm tự hào cho quê hương và dân tộc. Với cuốn tiểu thuyết này, Hồ Thủy Giang đã xây thêm một tượng đài thật đẹp về người thanh niên xung phong trong lòng độc giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử của hồ thủy giang (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)