Nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 34)

1. GIỚI THIỆU

1.2 Nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro tín dụng

1.2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về Ủy ban Basel

Ủy ban Basel về giám sát NH là một diễn đàn cho sự hợp tác thường xuyên về các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động NH do các NH trung ương các nước G10 thành lập vào năm 1974 dưới sự bảo trợ của NH Thanh toán quốc tế. Mục tiêu của Ủy ban này là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu chốt trong việc giám sát hoạt động NH và nâng cao chất lượng giám sát hoạt động NH trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu đó, Ủy ban trao đổi các thông tin về các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng của các quốc gia, các phương pháp và kỹ thuật với phương châm là để có một sự hiểu biết đồng nhất về các vấn đề đó. Trên cơ sở đó, Ủy ban dùng sự hiểu biết đồng nhất này để xây dựng các văn bản hướng dẫn và tiêu chuẩn trong các lĩnh vực mà họ cho là cần thiết. Ủy ban Basel được biết đến trên khắp thế giới về các thông lệ quốc tế mà họ đưa ra về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; các nguyên tắc cơ bản về giám sát NH hiệu quả; và Thỏa ước về giám sát hoạt động NH xuyên biên giới.

1.2.2 Các nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng

Quan điểm của Ủy ban Basel là: sự yếu kém trong hệ thống NH của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel đã ban hành các nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong QTRR tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ (tối thiểu một lần/năm) xem xét chiến lược về RRTD và các chính sách về RRTD của NH. Chiến lược cần phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và mức sinh lời mà NH kỳ vọng đạt được khi gánh chịu các rủi ro này.

- Nguyên tắc 2: Ban tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện chiến lược RRTD được Hội đồng quản trị phê duyệt và phát triển các chính sách và thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD. Các chính sách và thủ tục này cần nhằm vào RRTD trong mọi họat động của NH, ở cấp độ từng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư.

- Nguyên tắc 3: Các NH cần xác định và QTRR tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động. Các ngân hàng cần bảo đảm rằng các rủi ro của các sản phẩm và hoạt động mới phải tuân thủ các thủ tục quản lý rủi ro và kiểm soát phù hợp trước khi được đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được Hội đồng quản trị hoặc ủy ban của hội đồng phê duyệt.

* Thứ hai là quy trình cấp tín dụng lành mạnh, bao gồm 4 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 4: Các NH phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Những tiêu chí này cần chỉ rõ thị trường mục tiêu của NH và cho thấy sự hiểu biết cặn kẽ về bên vay hay đối tác cũng như mục đích và cơ cấu của khoản tín dụng và nguồn hoàn trả.

- Nguyên tắc 5: NH cần xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể ở mức từng bên vay và đối tác, và nhóm các đối tác có liên quan đến nhau để tạo ra các loại hình RRTD khác nhau theo cách có ý nghĩa và có thể so sánh được, ở trong sổ sách kế toán NH và sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng.

- Nguyên tắc 6: NH cần có quy trình được xây dựng rõ ràng để phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện hành.

- Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên. Đặc biệt, các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có liên quan cần được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ, theo dõi cẩn thận và triển khai các

bước cần thiết để kiểm soát hay loại trừ rủi ro cho vay đối với các trường hợp ngoại lệ.

* Thứ ba là phải duy trì quy trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng thích hợp, bao gồm 6 nguyên tắc:

- Nguyên tắc 8: Các NH cần có hệ thống quản lý liên tục đối với các danh mục đầu tư có RRTD.

- Nguyên tắc 9: NH cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm việc xác định mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ

- Nguyên tắc 10: Khuyến khích các NH phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong QTRR tín dụng. Hệ thống xếp hạng cần nhất quán với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động của NH.

- Nguyên tắc 11: NH cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để cho phép lãnh đạo đo lường được RRTD trong mọi hoạt động nội bảng và ngoại bảng. Hệ thống thông tin quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu của danh mục đầu tư tín dụng, bao gồm xác định sự tập trung rủi ro.

- Nguyên tắc 12: NH phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng.

- Nguyên tắc 13: NH cần tính đến các thay đổi tiềm năng trong tương lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tư tín dụng, và phải đánh giá mức độ RRTD trong điều kiện căng thẳng.

* Cuối cùng là phải bảo đảm kiểm soát đầy đủ đối với RRTD, nội dung này bao gồm 3 nguyên tắc:

- Nguyên tắc 14: NH cần xây dựng hệ thống đánh giá liên tục, độc lập về các quá trình QTRR tín dụng và kết quả đánh giá cần được báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc.

- Nguyên tắc 15: NH cần bảo đảm rằng chức năng cấp tín dụng được quản lý hiệu quả và RRTD nằm trong các mức thống nhất với các tiêu chuẩn về thận trọng và các giới hạn nội bộ. NH cần xây dựng và tăng cường kiểm soát nội bộ và các

hoạt động khác nhằm bảo đảm các vi phạm về chính sách, thủ tục và giới hạn được báo cáo kịp thời cho cấp lãnh đạo thích hợp để xử lý.

- Nguyên tắc 16: NH cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các trường hợp cần giải quyết tương tự.

Như vậy, trong xây dựng mô hình QTRR tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:

- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.

- Nâng cao năng lực của cán bộ QTRR tín dụng.

- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và QTRR tín dụng.

1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Maybank (Malaysia): đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc sau đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc sau

* Nguyên tắc “đặt cược cân bằng – proportionate stake”: nguyên tắc này coi trọng phần vốn tự có của doanh nghiệp khi thực hiện dự án, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng thông qua việc nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp sao cho phần chênh lệch tài trợ cần thiết càng thấp càng tốt.

* Nguyên tắc “bảo vệ - protection”:

- Nếu khoản tín dụng đã xác định có tài sản thế chấp ngoài sự bền vững kinh doanh thì ngân hàng phải bảo đảm rằng khoản vay được bảo vệ đủ an tòan và chất lượng của tài sản thế chấp. Đảm bảo rằng ngân hàng có đầy đủ quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

- Nếu khỏan tín dụng được xác nhận dựa hoàn toàn vào sức mạnh tài chính của người vay và không cần tài sản thế chấp (tín chấp) thì tài sản người vay phải bảo vệ khoản vay, không được thế chấp vay ở NH khác.

* Nguyên tắc “ kiểm sóat – control”: NH cần quan tâm tới việc cơ cấu hợp lý các phương tiện để bảo đảm người cho vay ở thế chủ động, bảo đảm các phương tiện dành cho mục đích đã định như tiền vay phải được trả trực tiếp cho bên bán hoặc nhà thầu… chứ không trả cho người vay để kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.

* Nguyên tắc “danh mục cho vay đủ rộng – well spread lending portfolio”: cần đa dạng hóa danh mục cho vay của NH, bảo đảm không có sự tập trung cao các khoản vay vào 1 ngành nghề cụ thể.

* Nguyên tắc “lối ra đầu tiên- good fist way out”: NH luôn nhận diện nguồn trả nợ như ai trả, ở đâu, khi nào… Đánh giá độ tin cậy của mỗi nguồn trả, luôn phân tích các rủi ro hoạt động định tính có ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp tạo đủ dòng tiền và dự báo dòng tiền định lượng.

* Nguyên tắc “kỳ hạn tài trợ phù hợp – appropriate tenor of financing”: kỳ hạn của khỏan vay càng dài thì rủi ro càng lớn. Tuy nhiên NH cũng không được chỉ cân nhắc phương diện rủi và bỏ qua phương diện nhu cầu của người vay. Nếu nhu cầu tài trợ dài hơn thì đừng rút ngắn kỳ hạn. Ngược lại, nếu quãng đời của tài sản được mua là giới hạn thì không cấp kỳ hạn dài tới khi giá trị tài sản bằng không.

* Nguyên tắc “phản ánh chính sách quốc gia – reflective of national policy”: Chính sách tín dụng của NH phải phù hợp với chính sách kinh tế của chính phủ và đi theo dòng chảy. NH cần nhận biết các ngành được ưu tiên để nhận sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ. Ngân hàng cũng cần lưu tâm tới chương trình xã hội của chính phủ để chính phủ có thể tài trợ vốn cho NH cho vay các chương trình, các ngành ưu tiên của chính phủ,…

Malaysia có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, lịch sử, cơ cấu dân số… Thông qua những chính sách hợp lý, nền kinh tế của quốc gia này đã có những bước tiến mạnh mẽ, khẳng định chỗ đứng của mình trong khu vực. Bài học của Malaysia cho thấy trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào khủng hoảng hoặc trì trệ do tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh thì việc hình thành một công ty mua bán nợ quốc gia để kích thích quá trình xử lý nợ xấu là cần thiết. Việc chậm chễ hình thành một

định chế như vậy có thể sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tăng lên, càng làm cho tình hình kinh tế vĩ mô bị xấu đi.

Từ kinh nghiệm của Malaysia có thể thấy rằng, việc hình thành một công ty mua bán nợ xấu cần một hành lang pháp lý rõ ràng, đồng thời nên được xây dựng theo mô hình công ty tập trung do Nhà nước quản lý (thay vì là công ty tư nhân) nhằm mua lại nợ xấu của các NHTM. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng việc phát triển thị trường trái phiếu vì đây là một kênh huy động vốn thay thế cho ngân hàng. Thị trường trái phiếu chậm phát triển và còn nhiều bất cập là nguyên nhân quan trọng khiến nợ xấu tăng cao ở Malaysia năm 1997 (và cả Việt Nam trong thời gian vừa qua).

Kết luận chƣơng 1

Trong kinh doanh NH việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. QTRR nói chung và QTRR trong hoạt động cho vay nói riêng đang trở thành một nội dung quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển của từng NH.

Chương 1 của luận văn đã khái quát các nội dung có liên quan đến RRTD, các vần đề cơ bản về RRTD và các nguyên tắc của Basel về QTRR tín dụng. Để làm rõ cơ sở lý luận, sau đây chúng ta hãy xem xét thực trạng hoạt động tín dụng và QTRR tín dụng tại Agribank Bến Tre.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK TỈNH BẾN TRE

2.1 Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bến Tre

2.1.1 Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn Việt Nam – tên tiếng Anh là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, gọi tắt là Agribank. Đây là ngân hàng thương mại nhà nước, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. NHNo hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, họat động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam.

Được thành lập từ ngày 26/3/1988 với tên gọi là Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam, đến 14/11/1990 được đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam, và từ cuối năm 1996, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, NHNo Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Hiện nay, Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2018, Agribank có tổng tài sản gần 1,3 nghìn tỷ đồng; nguồn vốn đạt hơn 1,2 nghìn tỷ đồng trong đó chủ yếu từ tiền gởi dân cư. Tổng dư nợ 958.213 tỷ đồng; 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch; Năm 2018 Agribank chính thức triển khai NH lưu động tới khắp các vùng miền trên cả nước.: đợt 1: giai đọan 1 Agribank triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đến 30 chi nhánh; đợt 2: giai đọan 1 Agribank triển khai 38 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô

chuyên dùng đến 37 chi nhánh; quan hệ đại lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hơn 13 triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Ngoài ra, Agribank còn có 8 công ty trực thuộc kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau như chứng khoán, vàng bạc, cho thuê tài chính, bảo hiểm, thương mại, du lịch…, có đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo với gần 40.000 người; trong đó gần 70% có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng, 80% có trình độ vi tính cơ bản.. Đây là đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại.

Ngoài thị trường chủ lực là kinh tế nông nghiệp, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống, sự phát triển kinh tế đất nước, Agribank còn tạo được vị thế trong nhiều lĩnh vực:

- Về đối ngoại: cùng với việc tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, các tổng công ty hình thành các đối tác chiến lược trong nước, Agribank chủ động mở rộng và khai thác có hiệu quả các mối quan hệ quốc tế, thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)