Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại Agribank Bến Tre:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 53 - 59)

1. GIỚI THIỆU

2.2.2 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại Agribank Bến Tre:

2.2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng

Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực tế, RRTD cũng là vấn đề mà chi nhánh cần phải quan tâm, vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, mà trong đó nợ quá hạn, nợ xấu là những chỉ tiêu chính đo lường RRTD của chi nhánh.

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Bến Tre từ năm 2014 đến 2018)

Biểu đồ 2.5: Nợ xấu của Agribank Bến Tre từ 2014-2018

Theo bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu của chi nhánh trong năm 2018 tăng hơn 2017 là 1,5 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm là 0,01% .Tuy tỷ lệ nợ xấu đã giảm, nhưng các khoản nợ quá hạn, nợ xấu nếu không được đánh giá đúng mức một cách hệ thống, dự phòng tổn thất khoản vay sẽ không đủ, thu nhập ròng và vốn của NH sẽ không phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của NH. NH cần kiểm soát được nợ quá hạn, nợ xấu và có giải pháp cải thiện nó là điều cần thiết để tồn tại và phát triển bền vững.

Phân loại nợ của Agribank Bến Tre từ 2014-2018

Năm 2014 Năm 2015

Năm 2016 Năm 2017

Năm 2018

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Bến Tre từ năm 2014 đến 2018)

Biểu đồ 2.6: Phân loại nợ của Agribank Bến Tre từ 2014-2018

Tuy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh của chi nhánh vẫn ở mức thấp và giảm dần qua các năm, từ 0,81% năm 2014 giảm xuống còn 0,29% năm 2017, và đến năm 2018 là 0,28%. Đây chính là kết quả của việc chi nhánh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng tới từng khoản vay, hạn chế cho vay đối với những khách hàng có nợ xấu, tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu, xử lý

tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, xử lý rủi ro…trong đó thu hồi nợ xấu và xử lý rủi ro là những nguyên nhân chính làm cho nợ xấu các năm 2015, 2016, 2017 giảm mạnh. Trong năm 2018 chi nhánh đã xử lý rủi ro 998 triệu đồng, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro là 9,5 tỷ đồng, thu nợ đã bán nợ cho VAMC là 1,2 tỷ đồng.

Trong giai đoạn vừa qua từ năm 2014 đến năm 2018, chất lượng tín dụng của Agribank Bến Tre khá ổn định và có xu hướng tốt hơn đi đôi với tăng trưởng quy mô tín dụng. Tuy nhiên, họat động tín dụng của chi nhánh vẫn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro và còn nhiều tồn tại cần khắc phục, nợ xấu bị kéo theo CIC tăng lên, đặc biệt đối với một số lượng không nhỏ các khách hàng – đối tượng chủ yếu của các cửa hàng bán hàng trả góp trên địa bàn tỉnh Bến Tre – không am hiểu rõ về việc thực hiện phân loại nợ theo CIC của NHNN. Theo đó, nợ xấu do bị kéo theo CIC tại các tổ chức tín dụng khác (Home Credit, NHTM CP Việt Nam Thịnh Vượng…) năm 2015 tăng cao, gây tác động không nhỏ đến hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh. Việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ phát sinh nợ quá hạn vẫn lớn, ngay cả đối với một số món nợ chưa đến hạn nhưng chất lượng không cao, dư nợ đã xử lý rủi ro của chi nhánh vẫn còn khá cao.Vì vậy, trong tương lai sắp tới, để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả họat động kinh doanh của chi nhánh nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng thì việc tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết.

2.2.2.2 Những nguyên nhân chính dẫn đến RRTD dụng tại Agribank Bến Tre:

* Nguyên nhân thuộc về khách hàng:

- Một bộ phận khách hàng sau khi vay vốn đã sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thay vì để sử dụng vốn vay ngắn hạn thì đầu tư vào tài sản dài hạn; đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập trả nợ ngân hàng nhưng họ lại sử dụng để mua sắm vật dụng, tiêu xài cá nhân. Khách hàng còn thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh phần lớn họ thường sản xuất kinh doanh theo thói quen, theo phong trào mà chưa tính đến khả năng quản lý, không mang lại hiệu quả kinh tế cao dẫn đến bị thua lỗ, mất khả năng trả nợ ngân hàng.

Bên cạnh đó, hộ sản xuất có thói quen mua bán hàng hóa không có hóa đơn chứng từ cũng là một trở ngại lớn cho CBTD trong công tác thẩm định mục đích vay vốn cũng như kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.

* Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

- Khả năng thẩm định cho vay : là khâu quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Đây là khâu đánh giá dự toán, thẩm tra về độ chính xác an toàn hiệu quả của một hợp đồng tín dụng. Mặc dù không chính xác tuyệt đối nhưng làm tốt được khâu này sẽ làm tiền đề cho việc thu hồi cả vốn và lãi khi đến hạn. Tuy nhiên quá trình thẩm định CBTB không có trình độ chuyên môn và sự phán đoán linh hoạt, tuân thủ nghiêm ngặt về hồ sơ và an toàn thông tin, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến RRTD.

- Chất lượng CBTD: đội ngũ CBTD không đồng đều về trình độ kiến thức lẫn kinh nghiệm. Tuy hầu hết CBTD của chi nhánh đều tốt nghiệp đại học và có kinh nghiệm trong công tác tín dụng, nhưng vẫn có một bộ phận CBTD có bằng cấp không đúng chuyên ngành, thiếu những kiến thức về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, không am hiểu đầy đủ các định mức kinh tế kỹ thuật cũng như chu kỳ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp dẫn đến việc xác định mức cho vay và thời hạn trả nợ chưa phù hợp, gây khó khăn trong việc thu hồi nợ vay. CBTD còn hạn chế về khả năng dự báo những thay đổi của môi trường kinh doanh và những tác động có thể có của những thay đổi này. Họ chưa đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế thị trường, khả năng và trình độ đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án, dự án còn hạn chế. Đạo đức nghề nghiệp của một số CBTD chưa tốt và tinh thần làm việc chưa cao. Thực tế trong giao dịch với khách hàng, một số CBTD còn tìm cách tư lợi. Một số trường hợp khách hàng chưa hội đủ điều kiện vay vốn, nhưng CBTD vẫn hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ, giúp khách hàng hợp thức hóa hồ sơ để vay vốn như hợp thức hóa cho đủ vốn tự có, nâng khống nguồn thu nhập để cho dự án có hiệu quả, nâng giá trị tài sản thế chấp để được vay vốn nhiều. Kết quả là dự án không thực hiện được hoặc không có hiệu quả và khách hàng không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Việc định kỳ trả nợ không đều, không dựa vào hoạt động SXKD của khách hàng (những năm đầu trả rất

ít, dồn dư nợ trả vào năm cuối cùng) là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Một số CBTD khi phát hiện nợ quá hạn chỉ sử dụng các biện pháp nhắc nhở khách hàng thông qua điện thoại nhưng không lập thành biên bản gây khó khăn cho việc xử lý nợ, tạo cảm giác ỷ lại, chay ỳ ở khách hàng.

- Thông tin tín dụng: trong nền kinh tế mở thì thông tin rất quan trọng. NH hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với nền kinh tế và đầy tính rủi ro do đó thông tin cực kỳ quan trọng. Vì vậy nắm thông tin không chính xác sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.

Ngân hàng chưa thành lập các bộ phận chuyên trách, phụ trách từng khâu của quy trình thẩm định, nhằm vừa mang tính khách quan, vừa đảm bảo an toàn hoạt động cấp tín dụng.

-NH cũng chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về tình hình phát triển kinh tế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn một cách kịp thời nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng do sự biến động của nền kinh tế, môi trường tự nhiên,...

- Công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay của một bộ phận CBTD đôi lúc còn thụ động, đối phó, chưa kịp thời, chưa phát huy tác dụng góp phần nhận diện rủi ro tín dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đến khi xảy ra rủi ro thì mới tiến hành thu hồi nợ, dẫn đến khó khăn trong việc xử lý, thu hồi nợ vay.

- Hoạt động kiểm soát nội bộ của chi nhánh trong thời gian qua còn lỏng lẻo, chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Công tác kiểm sóat nội bộ chưa thể hiện được tính độc lập và khách quan, chưa cảnh báo và phản ánh đầy đủ các RRTD của NH. Trong trường hợp RRTD phát sinh, kiểm tra viên có thể vì cả nể hoặc chịu áp lực từ giám đốc chi nhánh mà không báo cáo trực tiếp lên cấp cao hơn. Báo cáo kiểm soát nội bộ chỉ mang tính hình thức, thường chỉ tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu từ báo cáo của bộ phận tín dụng nên RRTD chưa phản ánh được một cách trung thực.

- Do sự xuất hiện của hàng loạt các chi nhánh của các NHTM cổ phần trên địa bàn Bến Tre trong những năm gần đây đã tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các NH. Sự tranh giành khách hàng, tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)