Biện pháp ngăn chặn, giảm nợ quá hạn và kỹ thuật thu hồi nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 78 - 80)

1. GIỚI THIỆU

3.2.3 Biện pháp ngăn chặn, giảm nợ quá hạn và kỹ thuật thu hồi nợ quá hạn

* Biện pháp ngăn chặn, giảm nợ quá hạn

Có quy chế khoán lương, giao mức hoàn thành công việc cho CBTD (tăng trưởng dư nợ bình quân, chất lượng tín dụng, chỉ tiêu dịch vụ…) để trả tương ứng với mức độ hoàn thành. Đây là yếu tố tác động để nhằm hạn chế nợ quá hạn.

Đánh giá phân tích của Ngân hàng về khách hàng phải khoa học và có khả năng dự đoán cao, đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với Ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng phải thường xuyên thu thập thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, phân tích mức độ biến động của thị trường để có biện pháp cảnh báo khách hàng nhằm ngăn chặn từ xa những rủi ro có thể xảy ra.

Việc xác định kỳ hạn nợ cần phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, đặc điểm chu chuyển vốn của đối tượng vay, khả năng tạo ra thu nhập trả nợ của khách hàng. Có như vậy mới tránh được người vay không đảm bảo thời gian trả nợ do chưa có thu nhập và tránh được nợ quá hạn. Nếu hộ vay gặp khó khăn do những rủi ro bất khả kháng thì chi nhánh cần giải quyết cho gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ

một thời gian cho phù hợp.

* Kỹ thuật thu hồi nợ quá hạn.

Thông báo nợ đến hạn vào một khoảng thời gian thích hợp (trước 10 – 15 ngày) để khách hàng chuẩn bị hoặc chủ động trong việc trả nợ. Nếu có nợ quá hạn cũng phải có giấy báo chuyển nợ quá hạn kịp thời. Đây là một cách để thăm dò khách hàng, đồng thời cũng là căn cứ để xử lý khi khoản vay có vấn đề. CBTD nên trao trực tiếp cho khách hàng và yêu cầu ký nhận giấy báo và được lưu giữ cùng hồ sơ cho vay.

Xem xét kỹ về nguyên nhân không trả được nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý phù hợp nhằm thu hồi được nợ như:

- Xử lý chuyển sang nợ quá hạn, áp dụng lãi suất phạt quá hạn được quy định trong hợp đồng tín dụng.

- Phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. - Truy tố trước pháp luật.

3.2.4 Thực hiện nghiêm túc việc chấm điểm xếp loại khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng:

Hệ thống chấm điểm tín dụng của ngân hàng đã được xây dựng khá chi tiết và chính xác. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế, mang tính chủ quan và chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy chi nhánh cần quán triệt sâu sắc đến CBTD tầm quan trọng của việc chấm điểm xếp loại khách hàng và có biện pháp kiểm tra lại kết quả thực hiện, tránh trường hợp nâng hạng khách hàng bất hợp lý làm ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh.

CBTD phải sửa đổi, bổ sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập trong năm, cụ thể bổ sung thay thế một số chỉ tiêu tài chính không cần thiết, giúp Ngân hàng có thể xác định được giá trị tổn thất không ước tính được đối với khoản vay hoặc trên từng khách hàng.

Cần thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng

rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro, thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 78 - 80)