Một số kiến nghị khác đối với Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 81)

1. GIỚI THIỆU

3.3 Một số kiến nghị khác đối với Agribank

3.3.1 Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát

Cần tăng cường hơn nữa sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với từng chi nhánh trực thuộc. Việc kiểm tra, giám sát cần tiến hành thường xuyên, toàn diện và chính xác để kịp thời xử lý rủi ro tiềm ẩn, đồng thời cần phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh phối hợp nhịp nhàng, tránh cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng tới xu thế phát triển chung của Agribank.

Đối với các khoản vay lớn, cần tách biệt quy trình tín dụng cho nhiều bộ phận đảm nhiệm: bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận quản lý nợ. Các bộ phận có những quyết định độc lập, không ảnh hưởng đến nhau, phối hợp, hỗ trợ nhau, đảm bảo an toàn và chuyên nghiệp trong mỗi quy trình nhằm đem lại tính an toàn cao nhất. Đặc biệt hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội biến động, gây ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các hộ sản xuất, ngân hàng cần phải có bộ phận nghiên cứu, dự báo rủi ro nhằm nhận diện và phòng ngừa rủi ro một cách chủ động.

3.3.3 Tài sản đảm bảo

Tài sản bảo đảm là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra, vì vậy chi nhánh phải thực hiện viêc bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Theo Quyết định 1282/QĐ-HĐTV-HSX ngày 10/12/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 515/QĐ-HĐTV-HSX ngày 31/07/2015 về quy chế cấp tín dụng phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của chính phủ. Về cơ chế bảo đảm tiền vay, quyết định xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Tuy nhiên NH phải xem xét lựa chọn đúng đối tượng để áp dụng biện pháp không bảo đảm bằng tài sản, mức không bảo đảm để tránh rủi ro không thu được nợ.

Cần phải quy định cụ thể về tài sản bảo đảm tiền vay theo một số nội dung cơ bản sau:

- Giới hạn về các loại tài sản được nhận là đảm bảo nợ vay - Các tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định. - Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo

- Các loại hình cho vay, bảo lãnh có tài sản hoặc không có tài sản đảm bảo. Agribank cần hỗ trợ Agribank Bến Tre xây dựng hệ thống thông tin RRTD, giúp chi nhánh khai thác tốt dữ liệu trong quá trình tác nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc bảo đảm các biện pháp bảo đảm tín dụng trong ngân hàng.

3.3.4. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng

Thông tin khách hàng được thu thập đầy đủ và chính xác, mà thông tin khách hàng là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tín dụng lâu dài, là yếu tố đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng cũng như kiểm soát tốt RRTD.

Hệ thống thông tin tín dụng chia làm 2 loại :(i) các thông tin có tính vĩ mô định hướng : môi trường kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (ii) Hệ thống thông tin khách hàng vay vốn, hệ thống thông tin phục vụ cho quản trị điều hành hoạt động tín dụng của ngân hàng: báo cáo thực trạng tín dụng, dự báo xu hướng phát triển, phân tích xu hướng RRTD, các báo cáo tổng kết về hoạt động tín dụng…

Để có thể xây dựng được hệ thống thông tin phong phú và hữu ích, chi nhánh cần phân công cụ thể cán bộ chuyên trách. Cán bộ thu thập phải am hiểu ngành nghề, lĩnh vực, đủ trình độ, năng lực nắm bắt, thích nghi và thay đổi kịp thời, chính xác, an toàn, hiệu quả.

3.3.5 Công tác đào tạo cán bộ

Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức về QTRR cho các cán bộ NH.

Kết luận chƣơng 3:

Xuất phát từ phương hướng phát triển tín dụng cũng như thực trạng hoạt động đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất trong đó có QTRR tín dụng hộ sản xuất tại Agribank Bến Tre,

Trên cơ sở phân tích thực trạng RRTD, nguyên nhân cơ bản dẫn đến RRTD tại Agribank Bến Tre ở chương 2 trong thời gian qua, đề tài khẳng định sự cần thiết phải tìm ra giải pháp nhằm hạn chế RRTD để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Từ đó, trong chương 3 luận văn đã đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng QTRR tín dụng tại Agribank Bến Tre. Đồng thời luận văn cũng đưa ra các khuyến nghị và đề xuất đối với Nhà nước, NHNN Việt Nam, Agribank, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư tín dụng phát triển, góp phần vào định hướng phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Diệu Anh. (2012). Quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng

TP.HCM.

Bùi Diệu Anh. (2013). Hoạt động kinh doanh ngân hàng. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

Nguyễn Đăng Dờn, Trần Huy Hoàng, Hoàng Đức, Trầm Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh. (2005). Tín dụng ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê.

Trần Huy Hoàng. (2010). Quản trị ngân hàng thương mại. Tp. Hồ Chí Minh: NXB Lao động xã hội.

Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, Sách dịch. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

Bessis, J. (1999). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, Tô Kim Ngọc, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Thị Bích Ngọc, Trần Thị Liên biên dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam. (2004). Sổ tay Tín dụng. Tài liệu lưu hành nội bộ.

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn tỉnh Bến Tre. (2014). Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014. Tài liệu lưu hành nội bộ.

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn tỉnh Bến Tre. (2015). Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015. Tài liệu lưu hành nội bộ.

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn tỉnh Bến Tre. (2016). Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016. Tài liệu lưu hành nội bộ.

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn tỉnh Bến Tre. (2017). Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017. Tài liệu lưu hành nội bộ.

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn tỉnh Bến Tre. (2018). Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018. Tài liệu lưu hành nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 81)