1. GIỚI THIỆU
2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục
Thứ nhất: Chi nhánh chưa nhận biết được đầy đủ các rủi ro tín dụng có thể
xảy ra. Khi cho khách hàng vay, ngân hàng đôi lúc đã chưa dự kiến được là khoản vay đó sẽ có thể bị tổn thất hoặc có thể bị tổn thất vượt mức dự kiến. Công tác phát hiện rủi ro tín dụng của ngân hàng còn mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn qua loa, chỉ dựa vào những thông tin khách hàng cung cấp đôi ki không chính xác...
Thứ hai: Mặc dù NH đã thực hiện Quyết định 493, thiết lập hệ thống
xếp hạng rủi ro đối với các danh mục tín dụng của mình. Nhưng do thông tin do khách hàng cung cấp không phải lúc nào cũng chính xác và trung thực tuyệt đối nên việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường tín dụng chưa thực sự hiệu quả.
Thứ ba : Chất lượng công tác tự đào tạo chưa đáp ứng được với yêu cầu,
năng lực cán bộ còn hạn chế.
Thứ tư, Chi nhánh chưa có đầy đủ các biện pháp hạn chế tổn thất khi rủi
ro tín dụng xảy ra. Ngoài ra mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý một lượng khách hàng rất lớn và tìm kiếm các khách hàng mới. Kết quả là việc kiểm tra sau vay nhiều khi chỉ mang tính chất đối phó và tượng trưng.
Thứ năm: phương pháp đo lường RRTD của ngân hàng chưa hoàn thiện. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng còn nhiều hạn chế, chi nhánh chưa có
phòng thẩm định chuyên trách mà chỉ quy định khi phát sinh các khoản vay của hộ sản xuất từ hai tỷ đồng trở lên, lãnh đạo phòng tín dụng sẽ căn cứ vào năng lực của CBTD để phân công thực hiện tái thẩm định món vay. Tuy nhiên, việc CBTD thẩm định các khoản vay cho nhau làm ảnh hưởng đến tính khách quan, chất lượng thẩm định món vay không được đảm bảo.
Thứ sáu: Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đã được quan tâm và tổ
chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, việc chậm hoặc không phát hiện được những sai phạm, những vụ việc tiêu cực còn xảy ra. Không đo lường được nợ kéo theo CIC.
Thứ bảy: Việc xử lý tài sản bảo đảm còn hạn chế, bị kéo dài, tốn nhiều chi
phí. Khi có tranh chấp hoặc rủi ro xảy ra thì NH cũng sẽ gặp những khó khăn trong quá trình xử lý tài sản thế chấp để thu nợ. Khi khách hàng chây ỳ, cố tình không hợp tác thì ngân hàng không thể tự xử lý tài sản được, việc bán tài sản đảm bảo cũng đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt các thủ tục rườm rà, thậm chí phải nhờ sự hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền (công an, toà án, thi hành án) nhưng thực chất chưa mang lại hiệu quả tích cực, kéo dài thời gian, nên chậm trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi và đôi khi giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về có thể thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi.
Kết luận chƣơng 2:
Chương 2 luận văn luận văn đã đi sâu phân tích hoạt động tín dụng và RRTD tại Agribank Bến Tre. Qua đó đưa ra những mặt hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động QTRR tín dụng của Agribank Bến Tre giai đoạn 2014 – 2018. Từ đó có một số gợi ý và giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK BẾN TRE