Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, dịch vụ NHBL của các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại:
- Các ngân hàng chưa xây dựng được chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhằm tạo hình ảnh riêng biệt và hiệu quả. Chiến lược phát triển của các NHTM có nhiều điểm tương đồng, như phát triển dịch vụ bán lẻ, mở rộng quy mô, mạng lưới và phát triển nguồn nhân lực, công nghệ, quản trị điều hành... Rất ít ngân hàng có được định hướng riêng biệt và rõ ràng trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của mình. Sự giống nhau giữa các NHTM còn thể hiện ở danh mục sản phẩm, tiện ích của sản phẩm, website, slogan đến cả các ý tưởng poster quảng cáo và các chương trình quảng cáo... Điều này phản ánh mặt bằng phát triển chung, song cũng là điểm khó trong xây dựng hình ảnh khác biệt của mỗi NHTM.
- Các sản phẩm NHBL chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhiều ngân hàng xây dựng một danh mục sản phẩm bán lẻ bao gồm hơn 70 sản phẩm khác nhau, nhưng chỉ tập trung vào một số nhóm sản phẩm truyền thống, thiếu nhiều nhóm sản phẩm như sản phẩm bảo hiểm, sản phẩm đầu tư, sản phẩm tư vấn lập kế hoạch tài chính cá nhân…
- Lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng còn đơn điệu, chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới và cạnh tranh về giá cả sản phẩm, còn cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và công nghệ chưa phổ biến.
- Kênh phân phối chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở các thành phố và đô thị lớn, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy. Dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai nhưng lượng khách hàng sử dụng còn ít, chưa mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
- Hầu hết các ngân hàng chưa thực hiện việc tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng sau bán một cách chuyên nghiệp. Rất ít ngân hàng có phần mềm CRM để hỗ trợ việc bán hàng và chăm sóc khách hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Tóm lại, trong chương 2 luận văn đã khái quát những nội dung sau:
Thứ nhất, Chương 2 giới thiệu khái quát về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua: về số lượng các TCTD đang hoạt động, quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và nêu lên bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động kinh doanh các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012.
Thứ hai, Luận văn đi vào phân tích thực trạng phát triển DVNH bán lẻ tại các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012. Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động và phát triển DVNH bán lẻ tại các ngân hàng Việt Nam, Chương 2 đã ghi nhận những lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam khi phát triển DVNH bán lẻ so với các ngân hàng nước ngoài cũng như những kết quả mà các ngân hàng Việt Nam đã đạt được sau một thời gian dài đổi mới và phát triển. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục đối với phát triển DVNH ngân hàng bán lẻ tại các NHTM Việt Nam.
Những nguyên nhân nêu trên là cơ sở cho những định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển DVNH bán lẻ tại các ngân hàng Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng nội trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM.
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020
Giai đoạn 2008 – 2012 là giai đoạn đầy những biến cố và thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên ngành Ngân hàng Việt Nam đã tận dụng tốt thời cơ, vượt qua không ít những khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để gặt hái được những thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước trong những năm qua. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển toàn diện, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn này.
Hệ thống NHTM không ngừng phát triển và hoàn thiện, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình dịch vụ. Quy mô và chất lượng hoạt động của các NHTM ngày càng tăng; năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, năng lực cạnh tranh, trình độ ứng dụng CNTT ngày càng được nâng lên. Các NHTM đã cơ bản thực hiện tốt vai trò trung gian huy động và phân bổ vốn có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu vốn và tiện ích của nền kinh tế và xã hội. Nhờ đó hoạt động tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong nhiều năm qua. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để góp phần nâng cao vai trò của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Bắt đầu từ năm 2011 đến 2020, Việt Nam phải thực hiện những cam kết còn lại trong khuôn khổ của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng như các yêu cầu còn lại của GATS và AFAS về mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng. Chính vì vậy, cần phải xây dựng một chiến lược phát triển hợp lý và hiệu quả cho hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
Phát triển ổn định và bền vững hệ thống ngân hàng là yêu cầu xuyên suốt của chiến lược và quá trình thực hiện chiến lược ngân hàng.
Phát triển ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng là nền tảng quan trọng đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế xã hội, bởi hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế.
Chiến lược phát triển ngân hàng được xây dựng và thực thi không tách rời chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển hệ thống ngân hàng phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự phát triển tổng thể hệ thống tài chính, thị trường tài chính và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Phát huy tối đa nguồn lực con người, lấy con người làm trọng tâm cho động lực phát triển hệ thống ngân hàng. Con người là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực chủ yếu và là yếu tố quyết định sự phát triển hệ thống ngân hàng ổn định và bền vững, tạo ra những đột phá mới trong sự phát triển của hệ thống.
3.1.2. Định hƣớng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2020
Bốn chiến lược trong định hướng phát triển ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 gồm:
Chiến lược 1: Tái cơ cấu hệ thống các TCTD theo hướng đa dạng, bền vững và có nănglực cạnh tranh.
Chiến lược hướng tới đảm bảo cho mỗi định chế ngân hàng có khả năng đáp ứng được các nhu cầu tài chính ngày càng tăng của nền kinh tế và duy trì sự bền vững trong môi trường thị trường cạnh tranh. Điều này đòi hỏi chiến lược phải chỉ ra các thách thức cụ thể mà ba loại hình ngân hàng chủ yếu sẽ phải đối mặt. Cụ thể là:
Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước: Hiện tại, các NHTM Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thu được lợi nhuận ít hơn và hệ số an toàn vốn thấp hơn so với các NHTMCP lớn nhất và ngân hàng 100% vốn nước ngoài hiệu quả nhất cho dù các NHTM Nhà nước có lợi thế cạnh tranh trên phương diện quy mô và lĩnh vực hoạt động. Điều này làm cho các NHTM Nhà nước rủi ro hơn khi gặp các điều kiện bất lợi của thị trường và không có khả năng đầu tư cho sự phát triển trong tương lai. Do đó, điểm đầu tiên trong chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực ngân hàng Việt Nam là chương trình hành động đồng bộ nhằm biến các NHTM Nhà nước thành các định chế hoạt động bền vững theo định hướng thị trường, có khả năng cạnh tranh công bằng với các NHTMCP mạnh và các ngân hàng nước ngoài trên thị trường.
Thúc đẩy quá trình hợp nhất các NHTMCP nhằm đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô: Hiện nay có quá nhiều NHTMCP yếu kém trong hệ thống, bao gồm cả những ngân hàng quá nhỏ để có thể hoạt động hiệu quả và sự tồn tại của các NHTM này trong tương lai là không chắc chắn. Số lượng các TCTD ít hơn nhưng phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh mới có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam. Với những rủi ro đó, NHNN đã tiến hành các bước củng cố vốn điều lệ (Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, ngày 22-11-2006 của Chính phủ) và tăng tỷ lệ an toàn vốn (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, ngày 20-5-2010 của NHNN Việt Nam) của tất cả các ngân hàng. Bởi vậy, điểm thứ hai trong chiến lược xây dựng các định chế ngân hàng có sức cạnh tranh là thúc đẩy việc củng cố và hợp nhất các NHTMCP thành các ngân hàng lớn hơn, độc lập hơn và quản trị tốt hơn.
Chiến lược 2: Hoàn thiện môi trường hoạt động và cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ cho sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của tổ chức tín dụng.
Chiến lược 2 được xây dựng nhằm cải thiện tính hiệu quả và toàn vẹn của khu vực ngân hàng bằng cách tăng cường các cơ chế thị trường. Điều này đòi hỏi thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
+ Tăng cường chất lượng thông tin công bố của các TCTD để cải thiện lòng tin của nhà đầu tư và người gửi tiền.
+ Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, bền vững và hiệu quả.
+ Phát triển hệ thống thông tin tín dụng và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
+ Củng cố hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
+ Thiết lập kênh đối thoại tham vấn giữa các nhà lập chính sách và các thành viên thị trường.
+ Tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng với vai trò cầu nối giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
Chiến lược 3: Xây dựng một cơ chế giám sát an toàn, hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị ngân hàng.
Để hiện thực hóa tầm nhìn này, trong chiến lược được thiết kế nhằm xây dựng và kích hoạt hệ thống giám sát ngân hàng dựa trên rủi ro cùng với tiến trình phát triển khu vực ngân hàng Việt Nam và đáp ứng được tốt nhất các thông lệ quốc tế. Do vậy chiến lược 3 bao gồm những nội dung sau:
+ Phân định rõ trách nhiệm của NHNN là người giám sát sự minh bạch trong toàn bộ khu vực ngân hàng.
+ Tăng cường và củng cố trách nhiệm cơ cấu tổ chức đối với công tác giám sát.
+ Triển khai phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro.
+ Nâng cao trình độ cán bộ và các nguồn công nghệ cần thiết dành cho công tác giám sát.
+ Cải tiến sự hợp tác giữa các cơ quan có trách nhiệm ban hành các quy chế ngân hàng và việc giám sát.
Chiến lược 4: Mở rộng khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
Chiến lược 4 sẽ tập trung nghiên cứu vào việc tối đa hóa tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho tất cả các thành phần kinh tế. Nó sẽ đề cập đến một loạt các biện pháp được xây dựng nhằm tăng cường và mở rộng các dịch vụ ngân hàng Việt Nam, tiến gần sát hơn với bốn nước hàng đầu trong khu vực ASEAN trong khi vẫn đảm bảo được tính hiệu quả và tính toàn vẹn trong các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tránh ảnh hưởng đến tiến trình phát triển hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường. Chiến lược 4 bao gồm những nội dung sau:
+ Thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ phi truyền thống.
+ Phát triển mạng lưới ngân hàng, trong đó tập trung phát triển kênh phân phối điện tử.
+ Tăng cường hoàn thiện cấu trúc hệ thống và hạ tầng thể chế nhằm hỗ trợ mở rộng cung cấp các dịch vụ. NHNN sẽ hợp tác với các thành phần tham gia thị trường để giải quyết các lỗ hổng về cấu trúc hệ thống và hạ tầng thể chế đang gây cản trở cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn hoặc các khu vực thị trường khác chưa được cung cấp dịch vụ ngân hàng.
+ Kiểm soát tính lành mạnh và an toàn của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng.
+ Có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tiêu dùng.
3.2. DỰ BÁO TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ĐẾN NĂM 2020
Việt Nam được cộng đồng thế giới đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị ổn định so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Giai đoạn 2011 – 2020 sẽ là giai đoạn có rất nhiều đổi mới, trong đó đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới cơ cấu kinh tế nhằm đạt được mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế, về tự do hóa thương mại – đầu tư và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTM Việt Nam tăng cường năng lực tài chính, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện và ngày càng gần với chuẩn mực pháp lý quốc tế cho hoạt động ngân hàng, cụ thể: Các quy định về tổ chức hoạt động, giám sát ngân hàng, trích lập dự phòng, sáp nhập ngân hàng… Trong năm 2010, Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD được quốc hội thông qua. Hai luật mới này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng ở Việt Nam theo yêu cầu hội nhập quốc tế.
3.2.2. Môi trƣờng kinh tế
Theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, các chỉ tiêu kinh tế thiên về lấy ổn định là chính: Tăng trưởng kinh tế khoảng 7 – 8 /năm, vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 40% GPD, lạm phát khoảng 7 /năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 – 3.200 USD.
Trong dài hạn, với điều kiện kinh tế tăng trưởng bền vững, khu vực tài chính Việt Nam sẽ có điều kiện tốt để tăng trưởng, mở rộng hoạt động.
3.2.3. Môi trƣờng văn hóa - xã hội
Dân số Việt Nam tương đối đồng nhất về tính chất theo độ tuổi. Việt Nam có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng. Dự đoán năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản đứng thứ 4 Châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Nền kinh tế tiêu dùng sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến tầm cao mới. Dự báo rằng sẽ xuất hiện một tầng lớp mới có thu