Phát triển ổn định và bền vững hệ thống ngân hàng là yêu cầu xuyên suốt của chiến lược và quá trình thực hiện chiến lược ngân hàng.
Phát triển ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng là nền tảng quan trọng đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế xã hội, bởi hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế.
Chiến lược phát triển ngân hàng được xây dựng và thực thi không tách rời chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển hệ thống ngân hàng phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự phát triển tổng thể hệ thống tài chính, thị trường tài chính và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Phát huy tối đa nguồn lực con người, lấy con người làm trọng tâm cho động lực phát triển hệ thống ngân hàng. Con người là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực chủ yếu và là yếu tố quyết định sự phát triển hệ thống ngân hàng ổn định và bền vững, tạo ra những đột phá mới trong sự phát triển của hệ thống.
3.1.2. Định hƣớng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2020
Bốn chiến lược trong định hướng phát triển ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 gồm:
Chiến lược 1: Tái cơ cấu hệ thống các TCTD theo hướng đa dạng, bền vững và có nănglực cạnh tranh.
Chiến lược hướng tới đảm bảo cho mỗi định chế ngân hàng có khả năng đáp ứng được các nhu cầu tài chính ngày càng tăng của nền kinh tế và duy trì sự bền vững trong môi trường thị trường cạnh tranh. Điều này đòi hỏi chiến lược phải chỉ ra các thách thức cụ thể mà ba loại hình ngân hàng chủ yếu sẽ phải đối mặt. Cụ thể là:
Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước: Hiện tại, các NHTM Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thu được lợi nhuận ít hơn và hệ số an toàn vốn thấp hơn so với các NHTMCP lớn nhất và ngân hàng 100% vốn nước ngoài hiệu quả nhất cho dù các NHTM Nhà nước có lợi thế cạnh tranh trên phương diện quy mô và lĩnh vực hoạt động. Điều này làm cho các NHTM Nhà nước rủi ro hơn khi gặp các điều kiện bất lợi của thị trường và không có khả năng đầu tư cho sự phát triển trong tương lai. Do đó, điểm đầu tiên trong chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực ngân hàng Việt Nam là chương trình hành động đồng bộ nhằm biến các NHTM Nhà nước thành các định chế hoạt động bền vững theo định hướng thị trường, có khả năng cạnh tranh công bằng với các NHTMCP mạnh và các ngân hàng nước ngoài trên thị trường.
Thúc đẩy quá trình hợp nhất các NHTMCP nhằm đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô: Hiện nay có quá nhiều NHTMCP yếu kém trong hệ thống, bao gồm cả những ngân hàng quá nhỏ để có thể hoạt động hiệu quả và sự tồn tại của các NHTM này trong tương lai là không chắc chắn. Số lượng các TCTD ít hơn nhưng phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh mới có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam. Với những rủi ro đó, NHNN đã tiến hành các bước củng cố vốn điều lệ (Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, ngày 22-11-2006 của Chính phủ) và tăng tỷ lệ an toàn vốn (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, ngày 20-5-2010 của NHNN Việt Nam) của tất cả các ngân hàng. Bởi vậy, điểm thứ hai trong chiến lược xây dựng các định chế ngân hàng có sức cạnh tranh là thúc đẩy việc củng cố và hợp nhất các NHTMCP thành các ngân hàng lớn hơn, độc lập hơn và quản trị tốt hơn.
Chiến lược 2: Hoàn thiện môi trường hoạt động và cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ cho sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của tổ chức tín dụng.
Chiến lược 2 được xây dựng nhằm cải thiện tính hiệu quả và toàn vẹn của khu vực ngân hàng bằng cách tăng cường các cơ chế thị trường. Điều này đòi hỏi thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
+ Tăng cường chất lượng thông tin công bố của các TCTD để cải thiện lòng tin của nhà đầu tư và người gửi tiền.
+ Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, bền vững và hiệu quả.
+ Phát triển hệ thống thông tin tín dụng và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
+ Củng cố hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
+ Thiết lập kênh đối thoại tham vấn giữa các nhà lập chính sách và các thành viên thị trường.
+ Tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng với vai trò cầu nối giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
Chiến lược 3: Xây dựng một cơ chế giám sát an toàn, hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị ngân hàng.
Để hiện thực hóa tầm nhìn này, trong chiến lược được thiết kế nhằm xây dựng và kích hoạt hệ thống giám sát ngân hàng dựa trên rủi ro cùng với tiến trình phát triển khu vực ngân hàng Việt Nam và đáp ứng được tốt nhất các thông lệ quốc tế. Do vậy chiến lược 3 bao gồm những nội dung sau:
+ Phân định rõ trách nhiệm của NHNN là người giám sát sự minh bạch trong toàn bộ khu vực ngân hàng.
+ Tăng cường và củng cố trách nhiệm cơ cấu tổ chức đối với công tác giám sát.
+ Triển khai phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro.
+ Nâng cao trình độ cán bộ và các nguồn công nghệ cần thiết dành cho công tác giám sát.
+ Cải tiến sự hợp tác giữa các cơ quan có trách nhiệm ban hành các quy chế ngân hàng và việc giám sát.
Chiến lược 4: Mở rộng khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
Chiến lược 4 sẽ tập trung nghiên cứu vào việc tối đa hóa tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho tất cả các thành phần kinh tế. Nó sẽ đề cập đến một loạt các biện pháp được xây dựng nhằm tăng cường và mở rộng các dịch vụ ngân hàng Việt Nam, tiến gần sát hơn với bốn nước hàng đầu trong khu vực ASEAN trong khi vẫn đảm bảo được tính hiệu quả và tính toàn vẹn trong các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tránh ảnh hưởng đến tiến trình phát triển hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường. Chiến lược 4 bao gồm những nội dung sau:
+ Thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ phi truyền thống.
+ Phát triển mạng lưới ngân hàng, trong đó tập trung phát triển kênh phân phối điện tử.
+ Tăng cường hoàn thiện cấu trúc hệ thống và hạ tầng thể chế nhằm hỗ trợ mở rộng cung cấp các dịch vụ. NHNN sẽ hợp tác với các thành phần tham gia thị trường để giải quyết các lỗ hổng về cấu trúc hệ thống và hạ tầng thể chế đang gây cản trở cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn hoặc các khu vực thị trường khác chưa được cung cấp dịch vụ ngân hàng.
+ Kiểm soát tính lành mạnh và an toàn của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng.
+ Có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tiêu dùng.
3.2. DỰ BÁO TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ĐẾN NĂM 2020
Việt Nam được cộng đồng thế giới đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị ổn định so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Giai đoạn 2011 – 2020 sẽ là giai đoạn có rất nhiều đổi mới, trong đó đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới cơ cấu kinh tế nhằm đạt được mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế, về tự do hóa thương mại – đầu tư và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTM Việt Nam tăng cường năng lực tài chính, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện và ngày càng gần với chuẩn mực pháp lý quốc tế cho hoạt động ngân hàng, cụ thể: Các quy định về tổ chức hoạt động, giám sát ngân hàng, trích lập dự phòng, sáp nhập ngân hàng… Trong năm 2010, Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD được quốc hội thông qua. Hai luật mới này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng ở Việt Nam theo yêu cầu hội nhập quốc tế.
3.2.2. Môi trƣờng kinh tế
Theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, các chỉ tiêu kinh tế thiên về lấy ổn định là chính: Tăng trưởng kinh tế khoảng 7 – 8 /năm, vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 40% GPD, lạm phát khoảng 7 /năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 – 3.200 USD.
Trong dài hạn, với điều kiện kinh tế tăng trưởng bền vững, khu vực tài chính Việt Nam sẽ có điều kiện tốt để tăng trưởng, mở rộng hoạt động.
3.2.3. Môi trƣờng văn hóa - xã hội
Dân số Việt Nam tương đối đồng nhất về tính chất theo độ tuổi. Việt Nam có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng. Dự đoán năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản đứng thứ 4 Châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Nền kinh tế tiêu dùng sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến tầm cao mới. Dự báo rằng sẽ xuất hiện một tầng lớp mới có thu nhập cao vào năm 2016, chiếm ít nhất 10% trong tổng dân số.
Trình độ dân trí của Việt Nam ngày một nâng cao giúp người dân Việt Nam có hiểu biết tốt hơn về vai trò và hoạt động ngân hàng, làm tăng khả năng đón nhận sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng đồng thời nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của người dân cũng ngày càng phức tạp hơn. Mỗi năm cả nước có hàng triệu sinh viên đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, hàng chục ngàn du học sinh… sẽ là thị trường tiềm năng để các NHTM phát triển dịch vụ bán lẻ…
3.2.4. Môi trƣờng khoa học công nghệ, phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam
Việt Nam là nước sử dụng Internet nhiều thứ 20 trên thế giới, nếu xét riêng châu Á thì Việt Nam đứng hàng thứ 7. Đây là con số thống kê mà Internet World Starts đã công bố. Hơn 1/4 dân số Việt Nam sử dụng Internet, gần 1/2 số hộ gia đình có điện thoại cố định, trung bình mỗi người dân có hơn một điện thoại di động.
Công nghệ ngân hàng sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới và sẽ là những đột phá mới cho triển vọng của sự phát triển của hệ thống ngân hàng đến năm 2020. Với những cơ hội to lớn mà nó đem lại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ ngân hàng sẽ trở thành
tâm điểm của các nhà hoạt động chiến lược. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trong thời gian gần đây đã giúp các ngân hàng thay đổi tư duy lẫn phương thức cung ứng dịch vụ trong môi trường kinh doanh hiện đại. Đối với các NHTM hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong sự phát triển các DVNH là một yêu cầu tất yếu để đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và đem lại hiệu quả cao hoạt động kinh doanh ngân hàng. Với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, trong thời gian qua, các NHTM đã hiện đại hóa hoạt động, triển khai Core Banking, nâng cao năng lực quản trị điều hành, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng kênh giao dịch trực tuyến đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển các sản phẩm DVNH bán lẻ.
3.2.5. Thị trƣờng tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Dân số là một trong những yếu tố quan trọng cho thấy thị trường tiềm năng để phát triển dịch vụ NHBL tại thị trường Việt Nam còn rất lớn. Việt Nam hiện nay có khoảng 90 triệu dân và mỗi năm dân số Việt Nam tăng lên khoảng gần 1 triệu dân. Bên cạnh đó mức thu nhập của người dân ngày càng tăng cao. Sự gia tăng quy mô dân số, sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống, mức sống, mức thu nhập của người dân trong những năm gần đây cũng góp phần làm tăng khả năng sử dụng các dịch vụ hiện đại, đây chính là thị trường tiềm năng cho các NHTM khi mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt luôn được quan tâm chú trọng. Xét về cơ cấu theo độ tuổi thì dân số Việt Nam là dân số trẻ, có khoảng 60% dân số dưới 30 tuổi. Điều này cho thấy khả năng tiếp cận các sản phẩm DVNH thông qua mạng Internet ngày càng mở rộng. Những năm gần đây, thu nhập bình quân đầu người không ngừng gia tăng; thu nhập đầu người từ mức 639 USD/năm vào năm 2005 đã tăng lên đến 834 USD/năm 2007 và năm 2008 là 1024 USD. Hiện nay Việt Nam ở mức 1.200 USD/năm, có triển vọng tăng lên 2.000 USD năm 2015 và 4.000 USD năm 2020. Theo đó nhu cầu chi tiêu tài chính cá nhân cũng gia tăng.
Hiện nay tỷ lệ người dân sử dụng các sản phẩm DVNH còn rất hạn chế, số người có tài khoản tại các ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp. Điều này cho thấy, thị trường dịch vụ NHBL đang là thị trường tiềm năng của các NHTM nói chung.
Nhiều dự báo tin rằng thói quen sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sẽ gia tăng với tốc độ nhanh trong thời gian tới, đặc biệt là trong giới trẻ, cán bộ nhân viên văn phòng, công chức nhà nước.
Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về DVNH ngày càng tăng và đa dạng: Kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tăng, một số đề án thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ đã được thực hiện, đây là những yếu tố làm cho nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về DVNH ngày càng tăng và đa dạng hơn.
Mặt khác, mức độ thỏa mãn nhu cầu của cả khách hàng cá nhân khi sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa cao, như vậy việc phát triển dịch NHBL sẽ có nhiều điều kiện để phát triển.
3.2.6. Sự phát triển của các ngân hàng
Trên thị trường DVNH hiện nay, có thể thấy rằng các NHTM Nhà nước chiếm trên 50% thị phần về dịch vụ huy động vốn và thị phần tín dụng. Trong khi đó khối các NHTMCP đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua, thị phần ngày càng được mở rộng. Theo nhận định chung của các chuyên gia kinh tế thì các NHTM quốc doanh và khoảng 2 NHTMCP hàng đầu là ACB và Sacombank sẽ tiếp tục chi phối thị trường trong khoảng 5 năm tới.
Định hướng phát triển của các NHTM là hướng tới mô hình hoạt động đa năng, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng tăng trưởng gắn với chất lượng, khả năng quản trị