Bên cạnh việc chú trọng phát triển du lịch tập trung ở các thành phố lớn, các
đô thị trung tâm, có điều kiện kinh tế kỹ thuật phát triển đem lại thu nhập cao và ổn
định cho các tầng lớp dân cư tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động du lịch, theo dịnh hướng của nhà nước, dịch vụ tín dụng ngân hàng còn chú ý đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái, về với thiên nhiên hoang dã hay tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán ở các vùng nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số...
16
Các địa phương có thế mạnh về các loại hình du lịch này chẳng hạn như các tỉnh vùng núi phía Bắc, các tỉnh Tây nguyên hoặc tại các huyện đồng bằng, miền núi,…
đều được khuyến khích đầu tư phát triển du lịch. Với chính sách tín dụng hợp lý của các ngân hàng đã tạo điều kiện cho các địa phương này có điều kiện để khai thác tiềm năng du lịch nói trên và một khi du lịch phát triển sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đặc biệt là các lĩnh vực thương mại, dịch vụ ăn uống, làng nghề truyền thống, chế biến đặc sản, làm hàng thủ công mỹ nghệ... qua đó tạo thêm việc làm cho người lao động, vừa góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo vừa duy trì được trật tự an ninh nông thôn. Khi đời sống của người dân được nâng lên, có tích lũy thì bản thân họ và con cái họ có điều kiện để học hành, mua sắm đồ
dùng tiện nghi trong gia đình, nâng cao trình độ dân trí của người dân vùng sâu vùng xa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Với nguyên tắc cho vay có hoàn trả cả gốc lẫn lãi, người dân vay vốn phải tính toán kỹ trước khi đi vay, nếu không tính toán kỹ, làm ăn kém hiệu quả sẽ
dẫn đến tình trạng khó có khả năng trả nợ vay cho các tổ chức tín dụng; chính yếu tố này đã góp phần nâng cao trình độ hạch toán của mỗi người dân và là bước đầu tiến tới quá trình sản xuất kinh doanh lớn ở nông thôn.