Ở Thừa Thiên Huế, để thực hiện nghị quyết của Tỉnh Ủy về phát triển mạnh DL, UBND tỉnh đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo phát triển DL. Từ năm 2001 đến nay, DL luôn được xác định là chương trình KTXH trọng điểm, được xây dựng kế hoạch, mục tiêu và chương trình hành động của từng năm. Công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển DL… đã được quan tâm nhiều hơn.
2.1.3.1. Thực trạng khách du lịch
Hiệu quả của đầu tư phát triển du lịch ở mỗi địa phương, đơn vị trước hết
được đánh giá thông qua kết qua thu hút lượng du khách hàng năm. Thông qua biểu
32
Biểu đồ 2.2: Lượng khách du lịch đến Huế trong 3 năm gần đây
(Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh TT-Huế)[16]
Lượng khách du lịch tăng đều qua 3 năm cả về khách nội địa và quốc tế. Cụ
thể, năm 2010 lượng khách du lịch đạt 1,4 triệu khách đến năm 2011 tăng lên 1,6 triệu khách và đến năm 2012 là 1,7 triệu khách; tốc độ khách du lịch tăng bình quân hàng năm khoảng 8%. Trong tổng lượng khách du lịch đến Huế thì khách nội địa chiếm trung bình 60%. Trung bình số ngày lưu trú của mỗi khách là 2 ngày. Thị
trường chủ yếu khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế là Thái Lan chiếm 17,53%, Pháp 14,71%; Úc 8,8%; Đức 7,23%; Anh 6,13%; Mỹ 5,89%; Nhật 4,65%; Hà Lan, Tây Ban Nha 2,9%... Khách du lịch tàu biển đến Huế qua cảng Chân Mây là 52 tàu
đạt 41.664 lượt khách, tăng 26,8% chủ yếu là Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Anh, Canada, Úc.
2.1.3.2. Thực trạng doanh thu du lịch
Với lượng khách du lịch tăng qua các năm đã kéo theo doanh thu về du lịch cũng tăng lên qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 tổng doanh thu du lịch đạt 1.338 tỷ đồng thì đến năm 2011 đạt 1.657 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 24%; đến năm 2012 thì tổng doanh thu ngành du lịch tăng mạnh với tốc độ tăng 33% đạt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quốc tế Nội địa Tổng khách 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 Quốc tế Nội địa Tổng khách
33
2.209 tỷ đồng. Nguyên nhân doanh thu tăng mạnh là do năm 2012, lễ hội Festival
được tổ chức tại Huế đã thu hút một lượng lớn khách trong nước và quốc tế đến tham quan.
Doanh thu du lịch tăng luôn được xem là kết quả quan trọng, nhưng tăng doanh thu du lịch cao thông qua khách du lịch quốc tế mới là kết quả chủ yếu của mục tiêu phát triển du lịch.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh thu ngành du lịch tỉnh TT-Huế trong 3 năm
(Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh TT-Huế)[16]
Về cơ cấu doanh thu ngành du lịch thì doanh thu từ du khách quốc tế luôn chiếm tỷ lệ cao, đạt 60% tổng doanh thu.
2.1.3.3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch
Để phát triển kinh tế xã hội cũng như kinh tế du lịch theo quy hoạch và kế
hoạch được duyệt, thời gian qua TT - Huế đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư
xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, bao gồm phát triển hạ tầng đô thị, các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hệ thống giao thông, điện, nước, bưu điện... Kết quả cho thấy, cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế kỹ thuật đã được xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, văn minh, hiện đại từng bước thiết thực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung, cho ngành du lịch nói riêng ngày càng vững chắc. 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quốc tế Nội địa Tổng doanh thu
34
- Về giao thông:Đã hoàn thiện nhiều công trình mang tính đột phá như: Cầu Chợ Dinh, cầu Dã Viên bắt qua sông Hương; Cầu Trương Hà, cầu Tư Hiền, cầu Thuận An, cầu Ca Cút bắt qua phá Tam Giang nối Huế với vùng đồng bằng ven biển và đầm phá; cầu Khe Tre, cầu treo Bình Thành nối đồng bằng với vùng rừng núi; Cảng Thuận An, cảng Chân Mây đã nâng cấp sử dụng đạt hiệu quả. Mạng lưới
đường du lịch được cải tiến phục vụ vùng du lịch Bạch Mã - Chân Mây - Lăng Cô. Mạng lưới đường đô thị Huế cũng được nâng cấp, xây thêm nhưđường Kim Long, Cửa Hậu, Điện Biên Phủ, Đống Đa..., hoàn thành và đưa vào sử dụng các cầu qua sông An Cựu như Kho Rèn, Phú Cam, Ga Huế, qua sông Hương như cầu Dã Viên; các cầu qua sông An Hòa như cầu Bao Vinh... Cùng với giao thông nội tỉnh, nhiều tuyến đường liên tỉnh đã được xây dựng mới hoặc nâng cấp, tạo thêm cơ hội mới cho tỉnh phát triển kinh tế như dự án quốc lộ 1A, hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân (đã sử dụng), đèo Phú Gia, đèo Phước Tượng (vừa mới khởi công); hoàn thành
đường Hồ Chí Minh, nâng cấp các quốc lộ 49A, 49B, tỉnh lộ 12B...Đặc biệt hệ
thống giao thông nông thôn đã thực sự có những đổi thay lớn, đảm bảo xe ô tô đến tận 100% thôn, bản trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh Ga Huế và các ga dọc tuyến đường sắt thống nhất qua địa bàn TT- Huế cũng được nâng cấp bảo đảm hoạt động thông suốt ngày đêm. Sân bay Phú Bài
đã và đang tiếp tục đầu tư nâng cấp.
- Về điện: Ngành điện lực TT - Huế đã có những bước trưởng thành mạnh mẽ. Đến nay, qua 36 năm xây dựng và trưởng thành, Công Ty Điện lực Thừa Thiên Huế không ngừng phát triển lớn mạnh về mô hình tổ chức, qui mô tài sản, nguồn nhân lực, cung cách quản lý... Từ buổi ban đầu, tài sản chỉ là những tổ máy diesel (công suất huy động chưa đến 2,5MW), lưới điện manh mún, cấp điện áp cao nhất 15kV, tập trung ở nội thành, nội thị; điện năng cung cấp toàn khu vực được khoảng 11 triệu đến 30 triệu kWh/năm (1976-1982) với phương thức “3 đêm tắt 1 đêm đỏ”. Năm 2012 công suất điện cung cấp cho toàn khu vực ước đạt 176,4 MW, điện năng thương phẩm năm 2012 ước đạt 1 tỷ kWh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
35
- Về bưu chính, viễn thông: Với mục tiêu phục vụđắc lực cho qúa trình phát triển nền kinh tế đất nước, cuộc cách mạng mới trong toàn ngành bưu chính – viễn thông đã đem đến cho bưu điện TT – Huế một diện mạo mới, tạo điều kiện cho địa phương cùng cả nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa: 100% xã có điểm giao dịch Bưu Điện; mạng lưới Viễn thông đã được hoàn toàn số hoá, mạng truyền dẫn từ Huế đi các huyện đã được quang hoá 100%; có kèm viba số hỗ trợ, 100 xã có điện thoại và được kết nối Internet.
- Về nước: Công ty TNHH Nhà Nước MTV Xây dựng và Cấp nước TT - Huế
(HueWACO) đã quản lý kinh doanh một hệ thống các nhà máy cấp nước sạch với quy mô gồm 14 nhà máy sản xuất nước sạch trực thuộc, tổng công suất hiện tại đạt trên 142.625 m3/ngày/đêm. HueWACO luôn đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sạch, an toàn phục vụđời sống và sản xuất của nhân dân trên toàn tỉnh TT-Huế đến năm 2015.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch: Đến nay, Thừa Thiên Huế có 536 cơ sở lưu trú, trong đó có 198 KS, 6.755 phòng, 12.299 giường; tăng 84 phòng, 53 giường so năm 2011 và trên 338 nhà nghỉ với 2.954 phòng. Trong đó từ 1-5 sao có 103 KS, 4.557 phòng, 8.332 giường; số lượng KS đạt sao chỉ chiếm 52% tổng số
KS nhưng chiếm 67% số lượng buồng phòng của KS trên địa bàn. Công suất phòng bình quân đạt 54%. Có 66 đơn vị và chi nhánh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành, trong đó có 30 đơn vị có chức năng lữ hành quốc tế, 06 văn phòng đại lý du lịch, và 30 tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa.
Về các dự án du lịch, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 60 dự án được cấp chứng nhận
đầu tư, có hơn 24 dự án đi vào hoạt động kinh doanh. Một số dự án lớn đã đưa vào phục vụ du khách như: Khu du lịch ven biển Phú Thuận, Khu du lịch sinh thái Vedana Resort, Khu du lịch về nguồn, Khu du lịch Xanh Lăng Cô (giai đoạn I), Khu nghỉ
dưỡng sinh thái Tam Giang,... Một số dự án lớn khác đã được khởi công và hiện nay
đang tiếp tục triển khai như: Khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Bãi Chuối, Dự án xây dựng và cải tạo khách sạn Thuận Hóa, Dự án KS Petrolimex Huế, Dự án Khu Resort, công
36
Vừa qua khu du lịch nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô do Singapore đầu tư xây dựng với tổng lượng vốn hơn 800 triệu USD đã khai trương, đưa vào hoạt động. Đây là sự kiện nổi bật của ngành du lịch Thừa Thiên Huế năm 2013.
Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cơ sở kỹ thuật trong phát triển du lịch ngoài nguồn vốn NSNN và đầu tư từ nước ngoài thì nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng ngày càng có vị trí quan trọng.
- Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, du lịch TT-Huế đang đứng trước những khó khăn thách thức cơ bản sau đây:
+ Tình hình thế giới, khu vực mất ổn định, dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế
toàn cầu lan rộng, chưa có dấu hiệu phục hồi
Tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới và các quốc gia trong khu vực đang diễn biến phức tạp, chứa đựng những yếu tố khó lường, nhất là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm ảnh hưởng đến lượng khách quốc tếđến Việt Nam.
Những năm gần đây, dịch cúm H5N1, H5N9 trên gia cầm, dịch lợn tai xanh... có xu hướng bùng phát tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Căn bệnh nguy hiểm này đã ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng đi DL trên thế giới.
+ Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cạnh tranh về DL và lữ hành sẽ ngày càng gay gắt hơn
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đồng nghĩa các rào cản bảo hộ cho hoạt động kinh doanh du lịch từng bước được dỡ bỏ. Các doanh nghiệp lữ
hành nước ngoài với kinh nghiệm về quản lý, thị trường, kinh doanh và vốn lớn sẽ
xâm nhập vào thị trường DL Việt Nam, trở thành các đối thủ cạnh tranh của các DN trong nước. Hơn nữa, sự cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Indonesia trong việc thu hút khách DL sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp nước ta.
+ Khả năng cạnh tranh của sản phẩm DL Việt Nam còn hạn chế
Mặc dù có nhiều lợi thế về tài nguyên DL nhưng do cách làm DL còn thiếu chuyên nghiệp nên việc khai thác, phát triển sản phẩm DL của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Phần đông các DNDL vẫn sao chép sản phẩm của nhau; sự phối hợp giữa
37
các DNDL với các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ còn nhều hạn chế so với các quốc gia trong khu vực, điều đó đã ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của sản phẩm DL Việt Nam.
+ Hợp tác giữa các DNDL còn yếu
Một trong những yếu điểm của các DNDL trên địa bàn tỉnh TT-Huế hiện nay là hoạt động theo cách mạnh ai người đó làm. Qua phỏng vấn giám đốc các doanh nghiệp cho thấy, không có một sự phối hợp nào đáng kể giữa các doanh nghiệp trong việc tiến hành các hoạt động quảng cáo, thống nhất về giá cảđểđàm phán với phía đối tác, liên kết để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hoặc thống nhất các tiêu chuẩn nghề nghiệp... Điều đó tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, là điều kiện để cho các DN ép giá. Nguyên nhân là do chưa có tổ chức chính thức đứng ra
điều phối các hoạt động chung của những doanh nghiệp này. Thành lập hiệp hội các DNDL trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để phối hợp các hoạt động của các doanh nghiệp là cần thiết hiện nay.
+ Nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch rất lớn tuy nhiên nguồn vốn thực tế đáp ứng còn khiêm tốn
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 48 dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch, với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 50 nghìn tỷđồng, trong
đó có 20 dự án đã khởi công và đang triển khai xây dựng với số vốn đăng ký khoảng hơn 17 nghìn tỷđồng, 28 dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị khởi công với số vốn đăng ký là 30 nghìn tỷđồng. Với tổng vốn đăng ký như trên thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 chỉ mới đạt 12,5 nghìn tỷđồng. Nguồn vốn đầu tư thực sự là vấn đề cần quan tâm chủ yếu trong tiến trình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.
38