2.1.1.1. Về vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế nằm ở Bắc Trung Bộ có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế, 2 thị xã (Hương Thủy, Hương Trà) và 6 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông và A Lưới). Địa bàn tỉnh trải dài từ 16
đến 16,45o vĩ bắc, rộng từ 100,3 đến 108,8o kinh đông; nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia làm hai mùa, mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 3. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,6 độ. Diện tích tự
nhiên của tỉnh là 5.053,9 km2. Bờ biển dài 120km.
Vị trí địa lý của TT-Huế trong tương quan với cả nước và khu vực tạo cho
địa phương có những lợi thế khách quan về so sánh, những cơ hội to lớn trở thành trung điểm của những con đường giao lưu, hội nhập trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Các con đường bộ xuyên quốc gia từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc
đều đi qua địa phận TT-Huế như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn công nghiệp hóa và đường sắt thống nhất. Theo trục Nam Bắc, tính theo đường bộ, dọc quốc lộ 1A, TT-Huế cách thủđô Hà Nội 658km và cách thành phố Hồ Chí Minh 1075km. Còn theo trục Đông Tây, TT-Huế cách cửa khẩu Lao Bảo - tỉnh Quảng Trị, một trong những cửa mở chính của Việt Nam về phía Tây, qua các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là Lào, Thái Lan, Myanmar (150km) và nối với Ấn
Độ và các nước Nam Á. Bờ biển TT-Huế dài 120km cách đường hàng hải nội địa 25km và cách đường hàng hải quốc tế 170km với cảng nước sâu Chân Mây có thể
22
2.1.1.2. Vềđiều kiện tự nhiên
Lãnh thổ Thừa Thiên Huếđược chia thành 4 vùng sinh thái: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá, cồn cát ven biển. Các vùng sinh thái này bao gồm nhiều hệ sinh thái tiêu biểu, có giá trị quốc gia và quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi. Ba hệ sinh thái có giá trị nhất về đa dạng sinh học là hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đầm phá, và hệ sinh thái biển khu vực Hải Vân - Sơn Chà.
Địa hình phức tạp và đa dạng sinh học ở cấp độ hệ sinh thái là nguồn gốc của vẻđẹp và sự phong phú của cảnh quan thiên nhiên, một dạng tài nguyên hết sức quý giá được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho TT-Huế. Đó là những bãi cát trắng, mịn, sạch trải dài hàng chục cây số từ xã Điền Hương, huyện Phong Điền đến thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Đó là sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi,... những dòng sông quê trong xanh, hiền hòa tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, trữ tình. Đó là những con suối lớn nhỏ với những thác ghềnh, hồ, vũng tự nhiên như suối A Đon
ở huyện Phong Điền, thác Trượt ở huyện Nam Đông, Nhị Hồ, suối Voi, thác Mơở
huyện Phú Lộc... đó là màu xanh điệp trùng của rừng và biển trời bao la, sống động từ Vọng Hải đài trên đỉnh Bạch Mã,... Đó là mặt nước phá đầm Tam Giang, Cầu Hai mênh mang với những nò sáo, những đáy, những rớ và những vạn (làng chài) dân thủy diện sống trên những con thuyền. Nhưng trước hết đó là sông Hương, núi Ngự, là dòng sông, ngọn núi huyền thoại đã đi vào thơ ca nhạc họa từ bao đời nay, không còn mang ý nghĩa là cảnh quan thiên nhiên đơn thuần, mà đã trở thành biểu tượng tinh thần của người dân xứ Huế.
Rõ ràng là TT-Huế hết sức giàu có về tài nguyên thiên nhiên, từ vị trí địa lý,
đến đất đai, từ khoáng sản đến nước mặt và nước ngầm, từ đa dạng sinh học đến cảnh quan thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên đó có ý nghĩa rất to lớn đối với sự
23
2.1.1.3. Vềđiều kiện lịch sử, văn hóa xã hội
Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa Thuận Hóa giai đoạn 1306-1558; là thủ phủ của xứĐàng Trong với Thuận Hóa - Phú Xuân dưới sự thống lĩnh của 9 đời Chúa Nguyễn, bắt đầu là chúa Nguyễn Hoàng kết thúc là chúa Nguyễn Ánh kéo dài từ 1558 đến 1789; là Phú Xuân - kinh đô của đất nước thống nhất dưới triều đại Tây Sơn từ 1789 đến 1802; tiếp đến là kinh đô của nước Việt Nam phong kiến nhà Nguyễn kéo dài hơn 143 năm, bắt đầu là Vua Gia Long - 1802 và kết thúc là Vua Bảo Đại 1945. Các giá trị di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụ, tỏa sáng những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa Huế.
Thừa Thiên Huế còn là nơi hội tụ giao thoa các yếu tố văn hoá và kinh tế của các nền văn hoá Đông Sơn, Sa Huỳnh; của nền văn hoá Ấn Độ,văn hoá Trung Hoa
sau này là văn hoá phương Tây, tạo ra vùng văn hoá Huế độc đáo trong đa dạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Cùng với quần thể di tích cố đô là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 1993, Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại hình âm nhạc truyền thống Nhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận năm 2003. Gần đây nhất, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đề nghị tỉnh TT-Huế lập hồ sơđệ trình sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông là Di sản văn hóa thế giới. Ðôi bờ sông là hệ thống lăng tẩm của các đời vua chúa cùng các đền, chùa cổ kính và những nhà vườn truyền thống độc đáo. Bên cạnh thế mạnh cảnh quan thiên nhiên, Huế còn lôi cuốn du khách bởi những giá trị
văn hóa đặc sắc khác như thú vui ngồi thuyền thưởng thức những điệu ca, giọng hò sâu lắng, trữ tình của những cô gái Huế dịu dàng trong tà áo dài tím và vành nón trắng che nghiêng. Vùng đất này cũng nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực đặc sắc, các sản phẩm làng nghề và lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Ðiện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Liên hoan (Festival) Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu
24
của Huế, Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên khắp thế giới thu hút hàng vạn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước đến tham dự.
Bên cạnh đó, hệ thống di tích lịch sử cách mạng được hình thành qua hai cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp và xâm lược Mỹ cũng là những điểm
đến đã và đang thu hút khách tham quan, khám phá.
2.1.1.4. Về con người
Trước hết là nguồn nhân lực, năm 2012 dân số toàn tỉnh là 1.115.000 người, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,08%/năm. Trong đó, số dân ở đô thị là 549.695 người, chiếm 49,3% tổng dân số toàn tỉnh.
Yếu tố con người luôn có ý nghĩa quyết định, tạo sức hút mạnh nhất đối với các nhà đầu tư đến với Huế. Người dân TT-Huế văn minh, lịch thiệp, có truyền thống hiếu học và trong mỗi con người đều chứa đựng nét đặc trưng văn hoá Huế.
Đại học Huế gồm 7 trường Đại học thành viên (Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học, Đại học Y khoa, Đại học Nông lâm, Đại học Nghệ thuật, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại Ngữ), cùng với Trường Đại học dân lập Phú Xuân và hệ thống các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu không chỉ cho TT-Huế mà còn cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và cả nước. Bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba bệnh viện lớn nhất của cả nước, có trình độ cao, kỹ thuật tiên tiến trong khám, điều trị bệnh, là hạt nhân của Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước. Trung tâm công nghệ thông tin đã và đang hoạt động có hiệu quả. Những ưu thế này cho phép TT-Huế xây dựng kinh tế tri thức mà chiến lược phát triển công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm là chọn lựa ưu tiên đểđón đầu.
Tuy nhiên, do nền kinh tế của tỉnh có xuất phát điểm thấp, đô thị hóa chậm, công nghiệp, du lịch và dịch vụ phát triển với quy mô và tốc độ khiêm tốn nên chưa thu hút mạnh mẽ nguồn nhân lực chất lượng cao, vì vậy tình trạng chảy máu chất xám sang các địa phương tỉnh, thành khác hay ra nước ngoài của nguồn nhân lực trí thức tại địa phương đang còn phổ biến. Đây là mối quan tâm cần lưu ý.
25
2.1.1.5. Về lịch sử phát triển du lịch
Thời gian qua, du lịch TT-Huếđã phát triển tương đối nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Quá trình phát triển đó, du lịch cũng trải qua những bước thăng trầm do đây là một ngành kinh tế tổng hợp và rất nhạy cảm trước những biến động của môi trường vĩ
mô. Quá trình này có thể chia thành ba giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Từ năm 1975 đến năm 1989 là giai đoạn hình thành do tình hình phát triển còn gặp nhiều trở ngại về cơ chế, chính sách trong đối nội cũng như đối ngoại. Đặc biệt, giai đoạn này nền kinh tế của đất nước gặp rất nhiều khó khăn do đất nước đang bị bao vây, cấm vận, lại trong quá trình phải tập trung hàn gắn hậu quả của hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc kéo dài nhiều năm... nên hoạt động du lịch trên địa bàn chủ yếu là tập trung tạo lập cơ sở vật chất ban đầu.
- Giai đoạn 2: Từ năm 1990 đến năm 1996 là giai đoạn phát triển khởi sắc do kết quả của đường lối đổi mới đất nước mang lại, đồng thời do sự quan tâm của
Đảng bộ tỉnh TT-Huế điển hình là tại Hội nghị đại biểu Đảng bộ giữa nhiệm kỳ
khoá X (năm 1993) nêu rõ: “Đã đến lúc cần đầu tư phát triển du lịch để sớm trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn” và quyết tâm đó lại được khẳng định qua Đại hội
Đảng bộ lần thứ XI (năm 1995) quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, du lịch” sang “công nghiệp - dịch vụ, du lịch - nông nghiệp” với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà. Ở giai đoạn này, hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch được đầu tư xây dựng mới cũng như cải tạo nâng cấp nhiều hơn, quần thể di tích cốđô Huếđược UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, bắt đầu thực hiện kế hoạch trùng tu, tôn tạo với quy mô lớn hơn; tiếp theo Nhã nhạc cung đình Huếđược UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại... tạo điều kiện cho kinh tế du lịch của địa phương phát triển, dẫn đến bùng nổ về lượng du khách đến Huế. Nhiều hạ tầng kinh tế kỹ thuật nhất là
26
đồng bộ, cơ sở du lịch khách sạn, nhà hàng được xây dựng nhiều hơn trong thời kỳ
này đã làm khởi sắc ngành kinh tế du lịch của tỉnh nhà.
- Giai đoạn 3: từ năm 1997 đến nay là giai đoạn tăng tốc, lượng khách du lịch đến Huế bình quân tăng trên 10%/ năm, doanh thu du lịch tăng trên 15%/năm. Các thiết chế du lịch đã được thiết lập, đầu tư phát triển du lịch ngày càng lớn. Du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thực tế.