Song song với huy động vốn, ngân hàng thường xuyên tổ chức tiếp thị việc cho vay đồng vốn đã huy động được nhằm đạt hiệu quả kinh doanh bằng các giải pháp chủ yếu sau đây:
58
3.2.2.1. Giải pháp mở rộng cho vay
- Mở rộng đối tượng khách hàng vay: có một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ở ngoài địa bàn tỉnh TT-Huế như TpHCM, Hà Nội,… nhưng lại có TSĐB và có các dự án , nguồn thu tại TT-Huế thì các hội sở
các ngân hàng có thể xem xét giao quyền phán quyết cho vay đối với chi nhánh các ngân hàng tại địa phương nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng vay đầu tư vào du lịch cho tỉnh nhà.
- Phân loại đối tượng khách hàng đểđề ra chiến lược đầu tư vốn hợp lý hiệu quả. Ở TT-Huế, gần đây số lượng doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ khởi nghiệp kinh doanh du lịch khá lớn tuy nhiên kinh nghiệm hoạt động chưa đủ để tiếp cận vốn vay ngân hàng. Do đó các ngân hàng cần phân loại các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng này để có chính sách tài trợ tín dụng phù hợp nhằm hỗ trợ bước đầu về nguồn vốn cho các doanh nghiệp trẻ cũng như mở rộng được số lượng khách hàng vay.
- Định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng hàng năm các NHTM nên tổ chức các hội nghị tiếp xúc trao đổi với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nhằm nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp du lịch cũng như nguyên nhân của nó từ đó các NHTM có thể nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thểđể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.
- Giảm thiểu các thủ tục, hồ sơ không thiết yếu hoặc kết hợp thực hiện đồng thời các bước trong quy trình nhằm rút ngắn thời gian cho vay. Phối hợp tốt trong quá trình thẩm định giữa các bộ phận nghiệp vụ trong trường hợp Ngân hàng có qui
định khoản vay phải qua nhiều phòng nghiệp vụ thẩm định để rút ngắn bớt thời gian xét duyệt hồ sơ trong nội bộ ngân hàng . Các phòng nên thẩm định song song không nên chờ phòng này xong mới đến phòng kia. Ngoài ra, do một vài nguyên nhân khách quan, đôi lúc khách hàng không thể cung cấp hồ sơ vay đầy đủ một lần cho ngân hàng, do vậy ngân hàng nên linh động có thể cho khách hàng bổ sung trong thời gian thẩm định để tạo điểu kiện cho khách hàng vừa xúc tiến hoàn chỉnh các
59
thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư vừa đảm bảo về kế hoạch vốn ngay từđầu trong đó có cam kết tài trợ vốn vay của ngân hàng.
- Các NHTM không nên xem việc cho vay đầu tư khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ mát là cho vay kinh doanh bất động sản bởi việc đầu tư ở đây không phải là
đầu tưđể mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản một cách đơn thuần mà là đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho họat động kinh doanh của ngành du lịch tại địa phương. Do vậy không nên bắt buộc mọi khoản vay đầu tư các dự án du lịch phải trình về Hội sở chính phê duyệt mà chỉ trình về khi nào vượt mức phán quyết của chi nhánh. Đối với kinh doanh TDNH, du lịch luôn luôn là mãnh đất màu mở, cần hợp tác tích cực để cùng phát triển, cùng hưởng lợi.
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng tín dụng
Việc mở rộng cho vay sẽ mang lại lợi ích trước mắt cho ngân hàng tuy nhiên các khoản vay đầu tư du lịch thường có thời hạn dài nên đểđảm bảo chất lượng các khoản vay của ngân hàng thì cần phải quan tâm các công tác sau:
- Về công tác bổ sung túc hồ sơ: Cần thu thập hồ sơ một cách tinh giản
nhưng mà đảm bảo đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của những hồ sơ thiết yếu.
- Về công tác thẩm định
+ Tính toán lại tổng vốn đầu tư sao cho hợp lý nhất, tránh trường hợp chủ đầu tư kê khống chi phí đầu tư quá cao. Xác định nguồn vốn đầu tư, tỷ lệ vốn vay, chủđầu tư phải chứng minh được nguồn vốn tự có tham gia và tiến độ bỏ vốn.
+ Thị trường đầu ra của dự án : phân tích vềđối tượng khách hàng của dự án thuộc phân khúc thị trường nào (người nước ngoài, trong nước, khách đoàn hay nhỏ
lẻ, thu nhập cao hay trung bình...), từđó đánh giá xem chất lượng dịch vụ và giá cả
hợp lý hay không. Xác định khả năng công suất dự án khi đi vào hoạt động.
+ Phân tích SWOT: phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của dự án. Việc phân tích này có tác dụng rất lớn bởi qua đó ngân hàng đánh giá được dự án sắp được đầu tư sau khi hoàn thành sẽ hoạt động như thế nào trong
điều kiện kinh tế xã hội sẽ diễn ra tại thời điểm đó, cung cầu thị trường về lĩnh vực du lịch và những nhân tố chủ quan khách quan khác tác động đến hiệu quả của dự
60
án ra sao, giúp cho chủ đầu tư thấy được điểm mạnh của dự án là gì để tập trung khai thác nhằm đem lại lợi ích và thấy được những điểm yếu để tìm cách khắc phục trong quá trình đầu tư và đưa vào hoạt động, nhìn nhận những cơ hội, thách thức để
nắm bắt và lường trước những khó khăn để tìm giải pháp vượt qua. Qua đó, ngân hàng có thểđưa ra quyết định cho vay đúng đắn và hợp lý. Các dự án du lịch ra đời sau cần chú ý đến những nét đặc trưng, mới lạ, hấp dẫn để có thể cạnh tranh, thu hút du khách.
+ Phân tích hiệu quả và khả năng hoàn trả nợ của dự án: Xác định các thông sốđầu vào để tính toán hiệu quả kinh tế phải hợp lý và chỉở mức trung bình, không nên lấy những thông số quá lý tưởng để tính toán vì không đảm bảo độ an tòan và dễ rủi ro. Một số thông số chủ yếu như: công suất phòng, giá bán phòng các loại, doanh thu ăn uống, dịch vụ; các chi phí khấu hao, lương, phí quản lý, điện, nước, lãi vay, phí tiếp thị quảng cáo ...
+ Tài sản đảm bảo nợ vay chủ yếu là tài sản hình thành trong tương lai của chính dự án, giá trịđánh gíá dựa trên cơ sở dự toán do chủ đầu tư lập. Do vậy việc tính toán lại chi phí đầu tư hay tổng dự toán của dự án cần phải chính xác và hợp lý, tránh nhận định quá cao hay quá thấp dẫn đến việc xác định tỷ lệ vốn cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo không phù hợp làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án và độ rủi ro trong cho vay.
+ Việc giải ngân đảm bảo theo tiến độ thi công và tỷ lệ bỏ vốn của chủ đầu tư theo thỏa thuận ban đầu. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, vốn vay ngân hàng nên giải ngân song song sau khi chủ đầu tưđã bỏ một phần vốn tự có ra trước để đầu tư tối thiểu bằng 50% nguồn vốn tự có của dự án. Điều này sẽ gắn chặt trách nhiệm của chủđầu tư trong quá trình thi công và đưa vào khai thác dự án sau này.
- Về công tác tái thẩm định, theo dõi và giám sát sau cho vay
+ Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn cần tiến hành định kỳ đồng thời tổ
chức tiến hành kiểm tra đột xuất để có thể nhanh chóng phát hiện các khoản nợ có vấn đề và có biện pháp xử lý kịp thời. Tránh tình trạng kiểm tra qua quýt, hình thức.
61
chính ngân hàng mình trong tổng doanh thu đem lại từ dự án đầu tư để kiểm soát dòng tiền thu về của dự án, đảm bảo cho khả năng trả nợ và lãi vay. Doanh thu chuyển về phải đảm bảo đủđể hoàn trả nợ và lãi đến hạn theo kỳ trả nợ. Tuy nhiên, do đặc thù ngành du lịch hoạt động theo mùa, mùa cao điểm khách du lịch đến nhiều nên doanh thu tăng cao hơn. Do đó, ngân hàng ngoài việc định kỳ trả nợ cho hợp lý với dòng tiền thu về của dự án vào các tháng, quí trong năm thì cần phải chủ động đề nghị khách hàng thu trước hạn khi doanh thu chuyển về nhiều hơn dự kiến
để dự phòng vào mùa thấp điểm doanh thu ít không đủ trả nợ. Bên cạnh việc quản lý nguồn thu thì ngân hàng cũng cần quản lý nguồn chi ra từ tài khoản của khách hàng để tránh việc khách hàng dùng tiền chi cho các mục đích khác khi chưa trả đầy đủ nợđến hạn cho ngân hàng.
+ Ngân hàng cần tái thẩm định lại dự án đểđánh giá hiệu quả kinh tế thực sự
của dự án, xác định lại khả năng trả nợ theo kế hoạch ban đầu để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Thông qua kết quả tái thẩm định có thể làm nguồn dữ liệu tham khảo cho việc thẩm định các dự án cùng loại sau này.
- Về nguồn nhân lực
+ Nâng cao nhận thức của Cán bộ ngân hàng, nhất là CBTD về tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò của hoạt động cho vay và việc áp dụng đúng chính sách cho vay và các quy định của ngân hàng và pháp luật Việt Nam. CBTD cần thực hiện
đúng quy trình cho vay, không được vì lý do cạnh tranh hay thu hút khách hàng mà coi nhẹ bỏ qua khâu nào đó, đặc biệt là không được chủ quan, lơ là trong việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng sau giải ngân.
+Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ ngân hàng.
Tổ chức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các CBTD, khuyến khích các cán bộ có kinh nghiệm truyền đạt kinh nghiệm cho các cán bộ trẻ.
Hàng năm các ngân hàng nên tổ chức các buổi gặp gỡ các cán bộ đã nghỉ
hưu để lớp trẻ có thể học hỏi, tham khảo ý kiến của lớp đàn anh.
Ngân hàng cũng nên tự mình tổ chức các đợt thi đua, khen thưởng đối với các CBTD để họ có ý thức tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
62
Mặt khác việc tuyển dụng của ngân hàng cần thực hiện chặt chẽ, tuyển chọn những người có đủđức đủ tài, qua khâu phỏng vấn nghiêm ngặt chứ không chỉ dựa vào bề ngoài hay mối quan hệ quen biết. Thông báo tuyển dụng cần công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất là trong các trường đại học.
+ Tạo động lực cho CBTD.
Việc bắt buộc cán bộ ngân hàng cứ một mực tuân thủ theo các quy định của ngân hàng mà không tạo cho họ động lực làm việc thì mặc dù họ có thực hiện nghiêm túc nhưng sẽ không hiệu quả bằng việc họ tự nguyện làm việc và tự nguyện tuân thủ theo các quy định đó. Muốn vậy các ngân hàng cần tạo động lực cho họ
làm việc như trả lương theo hiệu quả công việc như ngoài lương cứng, CBTD sẽ được nhận lương và thưởng theo kết quả làm việc của mình; hay tạo môi trường làm việc thân thiện cởi mở giữa cán bộ quản lý và nhân viên tạo sự gần gũi, dễ tâm sự
trao đổi để có thểđộng viên, thăm hỏi, giúp đỡ nhân viên mình kịp thời trong những lúc cần thiết và họ sẽ cảm thấy yên tâm, vui vẻ làm việc. Phải tạo môi trường cạnh tranh trong công việc, làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ thay thế . Các ngân hàng cũng cần xây dựng cụ thể tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên để xác định rõ nhân viên giỏi để có chính sách phù hợp, tạo môi trường làm việc tốt để họ có cơ hội phát triển và gắn bó lâu dài.
- Về xử lý nợ xấu
+ Các NHTM cần phải tăng cường trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử
lý nợ xấu theo quy định của pháp luật.
+ Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các TSĐB của các khoản nợ xấu để thu hồi vốn.