Vị trí vai trò của du lịch trong nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế 26

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 41)

2.1.2.1. Thúc đẩy kinh tếđịa phương phát trin trong nhng năm qua

Thực tế, phát triển dịch vụ mà trọng tâm là phát triển du lịch đã tạo một nguồn lực đóng góp đáng kể vào tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu NSNN. Doanh thu du lịch tăng qua các năm từ 1.143 tỷđồng năm 2008 đến 2.209 tỷđồng năm 2012, tốc độ tăng doanh thu du lịch trong 5 năm gần đây trung bình khoảng 18%. Với sự tăng lên của doanh thu ngành du lịch đã kéo theo GDP trong ngành nói riêng và GDP toàn tỉnh nói chung tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2008 GDP toàn tỉnh là 4.908 tỷ đồng (trong đó GDP ngành du lịch là 883 tỷ đồng chiếm 18% GDP toàn tỉnh) thì đến năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên đạt 7.491 tỷ đồng (trong đó GDP ngành du lịch là 1.873 tỷđồng chiếm 25% GDP toàn tỉnh).

Bảng 2.1: GDP trong tỉnh TT-Huế qua các năm

ĐVT: tỷđồng

CHỈ TIÊU NĂM

2008 2009 2010 2011 2012

GDP trong tỉnh (giá so

sánh) 4,908 5,458 6,146 6,827 7,491

Công nghiệp - Xây

dựng 2,033 2,326 2,712 3,026 3,283

Nông lâm ngư nghiệp 711 729 736 761 779

Dịch vụ 2,164 2,403 2,698 3,040 3,429

_Trong đó du lịch 883 1,037 1,229 1,502 1,873

27

Từ đó đã tác động đến thu nhập bình quân của mỗi người dân, qua thống kê cho thấy: Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh TT-Huế năm 2008 đạt 705,8 USD, năm 2012 đạt 1.454USD, tương ứng với tỷ lệ tăng 106%. So với bình quân thu nhập đầu người của cả nước năm 2012 là 1.540 USD thì chỉ tiêu này ở TT- Huế

chiếm khoảng 94%.

2.1.2.2. Góp phn đáng k trong vic chuyn dch nhanh cơ cu kinh tế, xã hi

ca Tnh

Thông qua du lịch các ngành KTXH khác phát triển: như mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, thúc đẩy hoạt động thương mại hoạt động sôi động, tích cực nhờđó mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ. Các ngành nông nghiệp, thủy sản, giao thông, xây dựng, viễn thông, văn hóa, tín dụng ngân hàng... phối hợp nhịp nhàng cùng nhịp độ phát triển của du lịch để đầu tư và cùng phát triển một cách năng động, diện mạo của nền kinh tế xã hội địa phương khởi sắc, chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh được cải thiện và nâng lên trình độ

cao hơn. Điểm mấu chốt là thông qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tế khác phát triển.

Lẽ dĩ nhiên, khi du lịch dịch vụ phát triển mạnh sẽ tác động mạnh đến nhiều ngành nghề khác phát triển như: Siêu thị, vận tải, giải trí, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng... tạo ra năng lực sản xuất, sức mua và lưu chuyển nhanh đồng vốn. Mặt khác, du lịch và dịch vụ cũng đã tác động mạnh mẽ đến phát triển nông nghiệp nông thôn, phá vỡ nền kinh tế khép kín tự cấp, làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả, gắn với thị trường.

28

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tỷ trọng đóng góp của các ngành vào GDP tỉnh TT-Huế

(Nguồn tổng cục thống kê tỉnh TT-Huế năm 2012)[8]

Với sự phát triển của du lịch đã góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong tổng GDP toàn tỉnh từ vị trí thứ 2 năm 2010 (44% trong tổng GDP toàn tỉnh) lên vị trí dẫn đầu năm 2012 (46% trong tổng GDP toàn tỉnh). Ngành du lịch ngày càng khẳng định vị trí chủ chốt đi đầu trong tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Ngoài ra, sự phát triển du lịch của tỉnh còn thúc đẩy mở rộng và phát triển các ngành nghề tạo việc làm và có thu nhập ổn định cho người dân. Thực tế từ sự

phát triển mạnh của du lịch - dịch vụ trong những năm qua đã làm tăng nhanh nhu cầu các sản phẩm, tạo cho ngành nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống khôi phục và phát triển (mộc mỹ nghệ, đúc đồng, kim hoàn, đan lát, thêu...), đồng thời tạo cơ hội thuận lợi cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú, không ngừng sáng tạo và tham gia đầu tư, khai thác các sản phẩm, tuyến du lịch độc

đáo. Nhờđó, tăng trưởng kinh tế ngày một rõ nét hơn.

2.1.2.3. Góp phn gi gìn và phát huy các giá tr văn hóa lch s

Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản văn hoá vật thể và phi

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

Nông lâm ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ

29

vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế... tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Tổng doanh thu từ bán vé tham quan các điểm trong quần thể di tích lịch sử Huế

của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đạt trung bình trên 70 tỷ đồng năm 2011 và đạt trên 80 tỷđồng năm 2012.

Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng ngày càng được nâng cao. Các di tích lịch sử tiêu biểu của đất nước đều từng bước được trùng tu, tôn tạo, khôi phục. Tuy nhiên, cũng còn nhiều di tích đang ở trong tình trạng xuống cấp. Nhưng việc tu bổ di tích hiện nay mới chỉ tập trung vào di tích chính nổi tiếng, hầu như chưa có di tích nào được đầu tư tu bổ hoàn chỉnh 100% từ kiến trúc tới hạ

tầng, từ nội thất tới ngoại thất. Bên cạnh đó, chất lượng tu bổ di tích, nhất là những hạng mục được thi công bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp còn chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Tăng cường quản lý nhà nước và xây dựng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân... phục vụ tu bổ di tích là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. Cụ thể, Thừa Thiên Huế đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo mang tầm quốc tế và khu vực như Hội nghị Hiệp hội các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF), Hội nghị Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể, lễ hội Festival... thông qua các hội nghị, lễ hội các đối tác đã tìm được tiếng nói chung và

đã có nhiều dự án được đầu tư trên địa bàn.

2.1.2.4. Góp phn qung bá hình nh t đó thu hút mt lượng ln vn đầu tư

trong và ngoài nước v tnh không nhng cho lĩnh vc du lch mà còn cho nhiu

ngành kinh tế khác

Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư. Thông qua hoạt động du lịch của tỉnh đã quảng bá hình ảnh địa phương và thu hút

được lượng lớn du khách nước ngoài tham quan, đầu tư, mua sắm, hợp tác kinh doanh...

30

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức thành công Hội nghị “Xúc tiến du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012” tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tham gia các hoạt động hội chợ, xúc tiến du lịch tại Lào, Indonesia, Thái Lan và các địa phương trong nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Quảng Trị... Triển khai xúc tiến du lịch biển Thuận An; tham gia đạt kết quả tốt Hội chợ du lịch KOFTA tại Hàn Quốc, JATA (Nhật Bản), Hội chợ tại Indonesia, Hội chợ quốc tế ITE thành phố Hồ Chí Minh, ITE Hong Kong, Hội chợ WTM Vương quốc Anh, Hội chợ Du lịch và triển lãm thương mại 04 quốc gia trên tuyến hành lang kinh tếĐông - Tây, Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt Nam - Lào - Thái Lan năm 2012, Hội chợ Thương mại và Du lịch Nhịp cầu Xuyên Á - Quảng Trị 2012”.

Sởđã phối hợp đón tiếp đoàn khảo sát “Mega Famtrip - Con đường di sản mới” với hơn 60 đơn vị lữ hành trong và ngoài nước, nhằm xây dựng sản phẩm mới phục vụ

Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012; hoàn chỉnh, phát hành bản đồ du lịch Huế và vùng Bạch Mã - Lăng Cô - Phú Lộc phục vụ du khách trong Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2012; bố trí các bàn thông tin du lịch tại sân bay Phú Bài và các địa điểm trong thành phố phục vụ khách du lịch trong Festival 2012, Liên hoan hợp xướng và Năm Du lịch quốc gia 2012;thực hiện các video clip quảng bá về du lịch Thừa Thiên Huế trình chiếu trên kênh du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sóng của Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình địa phương; hoàn chỉnh và vận hành trang web Năm Du lịch quốc gia và trang web tiếng Nhật www.vietnamhuetourism.com quảng bá ra thị trường khách Nhật. Tái bản đĩa phim HuếThành phố Di sản - Thành phố Festival - Thành phố Du lịch bằng 3 ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật; xuất bản các ấn phẩm: Độc đáo Huế - 10 điều cần khám phá của di sản triều Nguyễn, Sắc màu lễ hội Huế, Sắc màu

ẩm thực phục vụ công tác xúc tiến thông qua các sự kiện, hoạt động du lịch trong nước và quốc tế. Chuyển thể nội dung cuốn “Độc đáo Huế” sang tiếng Hàn Quốc phục vụ công tác xúc tiến ở thị trường mới và tiềm năng này trong gian đoạn Korea Airline mởđường bay trực tiếp Đà Nẵng - Seoul...

31

Ngoài ra, thông qua việc tổ chức nhiều sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia như Festival Huế 2012, Sao Mai điểm hẹn, Liên hoan hợp xướng quốc tế... Nhờđó, hình ảnh Huế, thương hiệu du lịch Huếđã được quảng bá với tần suất cao trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài nước.

Chính nhờ các hoạt động trên, phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đã góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh hòa bình, năng động, giàu bản sắc văn hoá, nhân văn của đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Đồng thời góp phần quan trọng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, ngoại giao, nâng tầm vị thế của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)