THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 48)

PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.2.1. Hệ thống các tổ chức tín dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh TT-Huế đã có 24 chi nhánh ngân hàng, 11 chi nhánh ngân hàng cấp II thuộc ngân hàng NN&PTNT tỉnh, 71 PGD thuộc các NHTM, 5 quỹ tiết kiệm, 7 Quỹ tín dụng nhân dân. Đến cuối năm 2012, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 1.911 cán bộ công chức làm việc trong hệ thống ngân hàng, tăng 46 người so với cuối năm 2011.

2.2.2. Hoạt động huy động vốn nói chung tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây năm gần đây

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012, công tác huy động vốn được chú trọng, các TCTD trên địa bàn đã không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như tiết kiệm dự thưởng, tri ân khách hàng trong các dịp lễ, Tết. Đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kết hợp với chú trọng chăm sóc khách hàng đặc biệt là khách hàng tiềm năng, nên nguồn vốn huy động trên địa bàn có xu hướng tăng trưởng tốt. Cụ thể, năm 2008 tổng nguồn vốn huy động 8.418 tỷ đồng thì đến năm 2012 đạt 18.618 tỷ đồng tăng 10.200 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng 121%.

Nguồn vốn huy động tiếp tục tăng trưởng đã đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản cho các chi nhánh TCTD trên địa bàn.

39

Biểu đồ 2.4: Số liệu huy động của các TCTD tỉnh TT-Huế trong 5 năm qua

ĐVT: tỷđồng

(Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh TT-Huế)[12]

Về cơ cấu nguồn vốn huy động trên địa bàn:

- Nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam năm 2012 đạt 17.184 tỷ đồng tăng 15,7% so với cuối năm 2011, chiếm 92% tổng nguồn huy động. Nguồn vốn huy động bằng vàng và ngoại tệ là 1.432 tỷ đồng, giảm 38,7% so với đầu năm chiếm 8% tổng nguồn vốn huy động.

- Tiền gửi tiết kiệm dân cưđến cuối năm 2012 đạt 12.877 tỷđồng, tăng 31% so với năm 2011, chiếm 69,16% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 3.744 tỷđồng, giảm 23,5% so với năm 2011.

Qua số liệu phân tích ở trên cho thấy nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng trưởng ổn định qua các năm chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư và bằng loại tiền Việt Nam đồng. Tổng nguồn vốn huy động 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

40

2.2.3. Hoạt động tín dụng nói chung tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây gần đây

Với sự tăng lên của nguồn vốn huy động thì dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh TT-Huế trong 5 năm 2008-2012 cũng tăng lên. Cụ thể, năm 2008 dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 7.133 tỷđồng thì đến năm 2012 đạt 14.440 tỷđồng tăng 7.307 tỷđồng tương ứng với tỷ lệ tăng 102,4%.

Biểu đồ 2.5: Tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh TT-Huế trong 5 năm qua (tỷ đồng)

(Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh TT-Huế)[12]

Dư nợ cho vay qua các năm chiếm khoảng 80% tổng vốn huy động. Trong

đó, dư nợ chủ yếu là bằng đồng Việt Nam và là dư nợ trung dài hạn. Trong năm 2012, dư nợ bằng đồng Việt Nam đạt 12.995 tỷ đồng, tăng 9,47% so với đầu năm, chiếm 90% tổng dư nợ; dư nợ cho vay bằng ngoại tệđạt 1.445 tỷđồng, tăng 2,85% so với đầu năm. Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 6.345 tỷ đồng , chiếm 43,9% tổng dư

nợ, tăng 15,45% so với đầu năm và dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 8.095 tỷ đồng, tăng 4,05% so với năm 2011.

Về chất lượng cho vay: tỷ lệ nợ xấu tăng lên qua các năm tuy nhiên ở mức

độ kiểm soát được. Các TCTD đã tích cực trong việc đôn đốc thu hồi nợ đối với khách hàng có nợđến hạn, hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh cũng như thu hồi các khoản nợ quá hạn đang tồn tại. Nợ xấu đến 31/12/2012 ở mức 702 tỷ đồng, chiếm

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000

41

4,86% trong tổng dư nợ, tăng 37,7% so với năm 2011 trong đó khối ngân hàng nhà nước tăng 32,4%, ngân hàng TMCP tăng 9,13%; chủ yếu là do khoản nợ xấu của dự

án cho vay đồng tài trợ và một số khách hàng mất khả năng chi trả nợđến hạn.

2.2.4. Tình hình cho vay đối với ngành du lịch trong 5 năm gần đây

Kết quảđạt được trong cho vay phát triển du lịch:

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay du lịch của Tỉnh trong 5 năm

ĐVT: tỷđồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ ngành du lịch 1,023 1,224 1,498 1,618 1,729 Tăng (+) giảm (+) so với năm trước (%) 19.6 22.4 8.0 6.9 Dư nợ bằng VNĐ 931 1,109 1,354 1,460 1,566 Dư nợ bằng ngoại tệ (quy đổi) 92 115 144 158 163 Dư nợ ngắn hạn 97 122 153 166 168 Dư nợ trung dài hạn 926 1,102 1,345 1,452 1,561 Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ (%) 90.5 90.0 89.8 89.7 90.3 Tỷ trọng dư nợ du lịch/tổng dư nợ toàn tỉnh (%) 14.3 12.7 12.3 12.2 11.9 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.9 3.8 3.5 4.9 7.6

(Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh TT-Huế)[12]

Hoạt động cho vay trong ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm qua về

doanh số và dư nợ cho vay. Cụ thể dư nợ cho vay trong ngành du lịch năm 2008 đạt 1.023 tỷđồng thì đến năm 2012 đạt 1.729 tỷđồng. Tốc độ tăng dư nợ năm 2009, 2010 tăng mạnh đạt 19,6% và 22,4% do chính sách kích cầu của Chính phủđã có tác dụng hỗ trợ các nhà đầu tư hoàn thiện các dự án xây dựng dở dang và triển khai các dự án mới. Đến năm 2011 và 2012 do tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất vay tăng cao làm cho khách hàng trong lĩnh vực sản xuất nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng đều hạn chế vay vốn nên tốc độ tăng dư nợ trong ngành du lịch cũng bị giảm xuống còn 8% năm 2011 và 6,9% năm 2012 (xem bảng 2.2 và biểu đồ 2.6).

42

Biểu đồ 2.6: Tăng trưởng dư nợ cho vay du lịch (tỷ đồng)

(Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh TT-Huế)[12]

Bảng 2.3: Tổng vốn đầu tư và vốn tín dụng ngân hàng trong 3 năm

ĐVT: tỷđồng CHỈ TIÊU NĂM 2010 2011 2012 Tổng vốn đầu tư thực hiện cho ngành du lịch TT-Huế 1,570 2,205 2,548 - Trong đó vốn đầu tư từ tín dụng

ngân hàng (doanh số cho vay) 459 706 801

Tỷ lệ vốn tín dụng ngân hàng /

tổng vốn đầu tư thực hiện (%) 29 32 31

(Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh TT-Huế)[12]

Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh TT - Huế

trong 3 năm qua từ 1.570 tỷ đồng năm 2010 lên 2.548 tỷ đồng năm 2012, tương

ứng với tốc độ tăng là 62,3% thì tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực du Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 Dư nợ ngắn hạn Tổng dư nợ ngành du lịch Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung dài hạn Tổng dư nợ ngành du lịch

43

lịch cũng ở mức tăng ổn định, chiếm bình quân 31% trong tổng vốn đầu tư thực hiện cho ngành du lịch TT - Huế (xem bảng 2.3). Qua đó cho thấy tín dụng ngân hàng thể hiện được vai trò của nó trong việc tài trợ vốn phát triển kinh tế du lịch

địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định trật tự xã hội và du lịch là lĩnh vực được nhiều ngân hàng trên địa bàn quan tâm và mạnh dạn đầu tư cho vay bởi đây là một trong những ngành kinh tế chiến lược của Tỉnh và việc đầu tưđem lại hiệu quả nhất định không chỉ cho ngân hàng, chủđầu tư mà còn cho xã hội.

- Phương thc cho vay và phương thc tiếp cn cho vay

Phương thức cho vay chủ yếu của các ngân hàng là cho vay trung dài hạn

đầu tư dự án. Điều này thể hiện rõ ở tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay du lịch rất cao khoảng 90% ( xem bảng 2.2). Phương thức tiếp cận khách hàng

để cho vay bằng rất nhiều hình thức: có thể ngay từ khi chủđầu tư lập dự án hoặc trong quá trình thi công dở dang hoặc ngay cả khi công trình hoàn thành (để trả nợ

nhà cung cấp hoặc đơn vị thi công...). Thông thường, do áp lực cạnh tranh cao, nên các ngân hàng thường chủđộng tìm kiếm dự án, khách hàng để tiếp cận thẩm định, cho vay. Trong lĩnh vực này, các ngân hàng quốc doanh (kể cả Vietcombank, Vietinbank, BIDV nay đã là ngân hàng cổ phần) có lợi thế hơn so với các ngân hàng TMCP trên địa bàn do đã họat động lâu năm có uy tín, mức phán quyết cho vay của các chi nhánh cao hơn, nguồn vốn mạnh hơn và lãi suất cho vay hấp dẫn hơn.

- Xác định mc cho vay

Theo qui định của NHNN và của các NHTM hiện nay thì ngân hàng có thể

xem xét cho vay đầu tư dự án với mức cho vay tối đa lên đến 85% tổng vốn đầu tư

của dự án. Tuy nhiên, đối với cho vay đầu tư dự án du lịch trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng bình thường, các ngân hàng thường cho vay với tỷ lệ vốn vay ngân hàng trong tổng nguồn vốn đầu tư của một dự án ở mức trung bình từ 50-70%, đây có thểđược coi là tỷ lệ vốn vay hợp lý bởi lẽ nếu tỷ lệ vốn vay cao hơn 70% sẽ tạo gánh nặng trả lãi vay cho dự án khi đi vào hoạt động. Tỷ lệ cho vay cao hay thấp

44

tùy theo từng dự án và tùy vào khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng nhưng nếu cho vay quá nhiều sẽ làm cho hiệu quả kinh tế của dự án không cao, khả năng trả nợ sẽ

khó khăn.

Trên thực tế, do áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng nên tỷ lệ vốn vay của một số ngân hàng đôi khi trên 70% nhằm thu hút khách hàng để tăng dư nợ. Khi xét duyệt mức cho vay thì các ngân hàng thường căn cứ vào tổng mức đầu tư của dự

án, hiệu quả kinh tế dự kiến của dự án, khả năng quản lý kinh doanh của Chủ đầu tư, giá trị TSĐB, lịch sử QHTD của khách hàng, hạn mức dư nợđược Hội sở chính giao cho chi nhánh... Trong đó việc tính toán chính xác tổng vốn đầu tư của dự án

để xác định mức cho vay hợp lý là quan trọng nhất bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án, khả năng hoàn vốn đầu tư và vốn vay, là cơ sởđể tính giá trị

TSĐB ban đầu..., việc xác định mức cho vay không phù hợp, quá cao là nguyên nhân có thể dẫn đến việc phát sinh nợ xấu tại các ngân hàng.

- Lãi sut cho vay và thi hn vay

Lãi suất suất cho vay trong 3 năm trở lại đây luôn biến động không ngừng ở

mức cao, đối với vay trung dài hạn lãi suất trung bình 15%/năm. Trong tình hình hiện nay, với chính sách kích cầu lẫn kích cung của Chính phủ Việt Nam thông qua con đường hỗ trợ lãi suất vay vốn nhằm chống suy thoái kinh tế thì việc vay vốn

đầu tư với lãi suất thấp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành. Riêng lĩnh vực du lịch chưa được hỗ trợ lãi suất vay trung dài hạn.

Đây là một khó khăn lớn ảnh hưởng đến khả nay trả nợ của các doanh nghiệp du lịch trong tình hình hiện nay.

Thời gian tài trợ của các dự án linh hoạt tùy theo nhu cầu của khách hàng và dựa trên hiệu quả kinh tế của từng dự án. Một dự án với quy mô vừa thì được ngân hàng tài trợ trung bình từ 10-15 năm, ân hạn 1 năm.

- Hình thc đảm bo n vay

Phần lớn các khoản vay đầu tư dự án du lịch đều được đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay hay tài sản hình thành trong tương lai của dự án vay.

45

tư công trình hay tổng dự toán (không tính vốn lưu động dự án), lợi thế thương mại, giá trị chuyển nhượng đất. Tuy nhiên, đối với giá trị chuyển nhượng đất do là đất thuê nên theo qui định không được phép xác định giá trị quyền sử dụng đất để thế

chấp mặc dù chủ đầu tư có bỏ ra chi phí đền bù, sang nhượng với giá cao trên thị

trường.

- Cht lượng tín dng

Nhìn chung, chất lượng tín dụng trong cho vay du lịch của các ngân hàng tại TT-Huế có sự suy giảm. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay du lịch trên địa bàn tăng dần qua các năm từ mức 2,9% ở năm 2008 lên 7,6% năm 2012. Nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu tăng trong 5 năm gần đây là do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp thuộc một số

lĩnh vực ngành nghề trong đó có ngành du lịch, một số khoản nợ vay tạm thời chưa trả đã được các ngân hàng cho cơ cấu lại. Bên cạnh đó cũng có một số ngân hàng cho do áp lực doanh sốđã cho vay với tỷ lệ vốn đầu tư trên dự án cao. Tuy nhiên tỷ

suất sinh lợi mang lại của các dự án chưa tương xứng để bù đắp chi phí và lãi vay ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn của các doanh nghiệp.

- Chính sách khách hàng

Do áp lực cạnh tranh trên địa bàn ngày càng cao, nên để thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì một số ngân hàng đã đưa ra nhiều phương thức tiếp cận và lôi kéo khách như: tài trợ tối đa nhu cầu vay của khách hàng, định giá tài sản sát giá thị trường, giảm bớt thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, tăng thời gian cho vay, miễn giảm một số khoản phí dịch vụ ngân hàng,... Điều này vừa mang lại những tác động tích cực đến hoạt động cho vay của ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tín dụng có chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực nhất định do cạnh tranh giữa các ngân hàng nhằm lôi kéo khách hàng nên dẫn đến một số ngân hàng chấp nhận rủi ro cao để tăng trưởng dư nợ như: giải ngân trước và bổ sung các thủ tục pháp lý sau, chấp nhận cho vay với tỷ lệ vốn vay cao...

46

2.2.5. Những thành tựu trong hoạt động tín dụng đối với việc phát triển kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế du lịch Thừa Thiên Huế

2.2.5.1 Thành tu

- Thúc đẩy ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng ngày càng phát triển, góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động. Những năm qua, được sự hỗ trợ về vốn của các ngân hàng đã tạo điều kiện cho ngành du lịch mở rộng đầu tư, tăng thu nhập, qua đó góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển (ngành du lịch đóp góp 25% GDP toàn tỉnh năm 2012). Ngành du lịch có mối quan hệ qua lại với nhiều ngành, nghề khác do đó khi ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Khi ngành du lịch TT-Huế phát triển đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động (đến cuối năm 2012, ngành du lịch đã thu hút được 16.841 lao động), góp phần giảm tỷ lệ hộ

nghèo, ổn định trật tự xã hội và từng bước nâng cao đời sống vật chất cũng như

tinh thần của người dân địa phương.

- Góp phần làm cho bộ mặt đô thị ngày càng khang trang: Việc đầu tư tín dụng ngân hàng vào xây dựng cơ sở hạ tầng các nhà hàng, khách sạn có quy mô càng nhiều đồng thời đầu tư tôn tạo các danh lam thắng cảnh, trùng tu và bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)