Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc cho vay phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 63)

phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn.

2.2.6.1. Nhng hn chế

- V ngun vn: cơ cấu nguồn vốn chưa ổn định, tuy nguồn vốn huy động luôn cao hơn dư nợ tín dụng nhưng tỷ trọng dư nợ trung dài hạn luôn cao hơn so với nguồn vốn huy động dài hạn. Cụ thể, nguồn vốn huy động dài hạn năm 2012 chỉ đạt 5.401 tỷ đồng trong khi dư nợ cho vay trung dài hạn là 8.094 tỷđồng, qua

đó cho thấy nguồn vốn trung dài hạn không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh TT-Huế nói chung, ngành du lịch nói riêng.

- V cơ cu tín dng: đến cuối năm 2012, nguồn vốn tài trợ cho ngành du

lịch của các ngân hàng chỉ chiếm 30% tổng vốn đầu tư vào ngành du lịch, chưa đáp

ứng được nhu cầu đầu tư của ngành du lịch. Cơ cấu tín dụng chưa thực sự hợp lý, dư nợ tín dụng ngành du lịch chỉ chiếm khoảng 12% tổng dư nợ tín dụng.

-V tc độ x lý h sơ: Thông thường, theo quy định của các ngân hàng thì

từ khi nhận đủ hồ sơ do khách hàng cung cấp thì từ 5-7 ngày sẽ có quyết định cho vay hay không cho vay. Tuy nhiên trên thực tế do nhiều nguyên nhân một bộ hồ sơ

cho vay dự án có thể kéo dài đến 1 tháng. Tốc độ xử lý hồ sơ như vậy là rất chậm gây hao tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc và lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng.

- V cht lượng tín dng: bị giảm sút, tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng. Tính đến

cuối năm 2012 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay du lịch trên địa bàn lên đến 7,6%. Đây là một con số khá cao so với mặt bằng cho vay phản ánh năng lực tài chính và hiệu quả của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đang bị

suy yếu.

2.2.6.2. Nguyên nhân hn chế

- Yếu t khách quan

+ Yếu tố khí hậu: TT-Huế nằm trong khu vực có mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Chính do thời gian mưa kéo dài đến 4 tháng và có lượng mưa rất

49

lớn nên đã ảnh hưởng đến số lượng khách du lịch đến Huế tham quan trong khoảng thời gian này. Ngoài ra, cũng trong khoảng thời gian này còn xuất hiện bão và lũ

lụt gây thiệt hại đến cơ sở vật chất, cảnh quan và môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.

+ Tình hình kinh tế thế giới: do tình hình kinh tế thế giới trong những năm gần đây bị suy thoái, giá cả hàng hóa biến động tăng cao làm ảnh hưởng đến tất cả

các ngành kinh tế kể cả lĩnh vực ngân hàng do đó việc cho vay hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn cũng không đem lại hiệu quả như mong muốn.

+ Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân: đa số những người lớn tuổi và những người ở vùng nông thôn có thói quen nắm giữ tiền mặt không muốn gửi tiền tại ngân hàng. Ngoài ra, do TT-Huế và là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp do đó lượng tiền gửi tiết kiệm chưa cao dẫn đến nguồn vốn huy

động chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn.

- Yếu t ch quan

+ Những nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu vay:

• Các sản phẩm huy động vẫn mang tính truyền thống chưa có thêm nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân do đó đa số người dân thường gửi tiết kiệm ngắn hạn nhiều hơn dài hạn.

• Lãi suất huy động chưa cao và hấp dẫn người dân; tình hình biến

động lãi suất liên tục cũng làm hoang mang tâm lý của người gửi tiền.

• Một số ngân hàng chưa cải thiện chất lượng phục vụ, thái độ phục vụ, tốc độ xử lý chưa làm hài lòng khách hàng.

• Mạng lưới ngân hàng ở các vùng nông thôn vẫn chưa phủ khắp địa bàn làm mất đi một lượng khách hàng ở ngoài đô thị.

• Phương tiện thanh toán chưa phát triển mạnh: số lượng các máy ATM, máy POS chưa nhiều, chất lượng đường truyền, tốc độ xử lý và tính ổn định

50

+ Những yếu tố làm ảnh hưởng đến dư nợ và chất lượng dư nợ cho vay: • Về thủ tục cho vay chưa hợp lý: thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp, nhiều thủ tục vay vốn còn mang nặng tính hình thức như: xác nhận của UBND phường, xã trên giấy đề nghị vay vốn, biên bản xác định giá trị TSĐB, phôtô hộ

khẩu, chứng minh nhân dân, việc thế chấp tài sản phải vừa qua cơ quan công chứng, vừa phải đăng ký ở cơ quan đăng ký GDBĐ…Có quá nhiều giấy tờ phải nộp theo qui định, khá nhiều các cơ quan công quyền chứng thực, xác nhận, làm cho khách hàng vay phải đi lên, đi xuống nhiều lần, qua đó cũng làm nản lòng đối với không ít khách hàng vay.

Về hạn mức phán quyết: Đa số các PGD, chi nhánh của các ngân hàng tại địa phương chỉđược giao hạn mức phán quyết cho vay rất thấp từ 2 tỷ trở

xuống trong khi các khoản vay tài trợ dự án, xây khách sạn có giá trị khá lớn trên 10 tỷ do đó đều phải chuyển hồ sơ ra hội sởđể xử lý dẫn đến kéo dài thời gian xử

lý hồ sơ vay làm chậm tiến độ dự án của khách hàng.

Về năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng còn chưa cao: do tuyển dụng đầu vào của một số ngân hàng còn chưa chặt chẽ, chủ yếu dựa vào quen biết là nhiều thêm vào đó các ngân hàng chưa có chương trình đào tạo hợp lý, ý thức nâng cao trình độ tay nghề của bản thân mỗi cán bộ tín dụng dẫn đến trình độ của cán bộ tín dụng vẫn chưa thực sự đổi mới, đặc biệt là kỹ năng thẩm định dự án, kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp khách hàng. Khả năng thẩm

định còn hạn chế dẫn đến việc đánh giá tính khả thi và định kỳ hạn nợ không đáng tin cậy, cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo để quyết định cho vay, nhiều dự án có yếu tố nước ngoài các cán bộ không có trình độ ngoại ngữ để

giao tiếp hoặc tiếp cận hồ sơ vay, kỹ năng giao tiếp khách hàng vẫn còn hạn chế

nhất định, hay không biết một dự án triển khai cần có những văn bản pháp luật nào

điều chỉnh... Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, trên thực tế đã có những cán bộ cho vay thông qua cò tín dụng, cố gắng nâng khống tài sản, thẩm định không trung thực tính khả thi của khách hàng để cho vay,

51

rộng tín dụng và uy tín của các ngân hàng thương mại đối với khách hàng. Ngoài ra, công tác theo dõi kiểm tra sau cho vay để theo sát hỗ trợ khách hàng trong quá trình vay vốn cũng như hạn chế rủi ro phát sinh nợ xấu cho ngân hàng cũng bị một số cán bộ tín dụng bỏ qua.

Về năng lực và trình độ quản lý của doanh nghiệp: đa số các doanh nghiệp hoạt động du lịch chủ yếu mang tính gia đình đi lên nên trình độ quản lý chưa chuyên nghiệp còn nhiều hạn chế, vốn tự có ít nên muốn phát triển mở rộng quy mô thì phải phụ thuộc về vốn vay nhiều. Ngoài ra, đa phần chủ doanh nghiệp có mục

đích đầu cơ bất động sản hơn là kinh doanh về du lịch do đó khi vào hoạt động một số dự án không đạt hiệu quả, không đem lại doanh thu và lợi nhuận như dự kiến dẫn

đến việc trả nợ bị sụt giảm thậm chí phát sinh thành nợ xấu.

Các chính sách tín dụng cho phát triển du lịch chưa được quan tâm

đúng mức: Trong những năm qua, ngành du lịch đã được các cấp chính quyền và các ngân hàng thương mại quan tâm ưu đãi, khuyến khích đầu tư, nhưng vẫn chưa đưa ra được nhiều chính sách thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

Sự cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng: do số lượng ngân hàng trong những năm gần đây xuất hiện khá nhiều dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngày càng khốc liệt. Một số ngân hàng nhỏ để thu hút được khách hàng vay đã bỏ qua một số bước trong quy trình cho vay, không thẩm định kỹ, cho vay sai mục đích,…dẫn đến chất lượng tín dụng bị suy giảm.

52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận của chương 1 thì thông qua chương 2 luận văn đã đưa ra một số vấn đề sau:

Luận văn đã đề cập về thực tiễn hoạt động của ngành du lịch tỉnh TT-Huế

trong 5 năm gần đây bao gồm: các nguồn lực để phát triển ngành du lịch, thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch, lượng khách du lịch, doanh thu ngành du lịch, các đóng góp ngành du lịch mang lại cho tỉnh TT-Huế.

Luận văn còn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng toàn tỉnh và hoạt động TDNH đối với ngành du lịch của tỉnh TT-Huế bao gồm: thực trạng huy động vốn, cho vay, dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng,...Đồng thời, luận văn nêu lên được những thành tựu, hạn chế của TDNH đối với phát triển ngành du lịch của tỉnh TT-Huế và nguyên nhân của những hạn chếđó.

Từ những vấn đềđã đề cập trên đây cơ bản hội đủ cơ sở về thông tin để người viết luận văn nhận định và đề xuất các giải pháp để các tổ chức TDNH cải tiến, đổi mới cơ chế kinh doanh để góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch tỉnh TT-Huế, cũng như khai thác hiệu quả mảnh đất màu mở, nhiều hứa hẹn của ngành ngân hàng trong thời gian tới.

53

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)