Những thành tựu trong hoạt động tín dụng đối với việc phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 58)

du lịch Thừa Thiên Huế

2.2.5.1 Thành tu

- Thúc đẩy ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng ngày càng phát triển, góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động. Những năm qua, được sự hỗ trợ về vốn của các ngân hàng đã tạo điều kiện cho ngành du lịch mở rộng đầu tư, tăng thu nhập, qua đó góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển (ngành du lịch đóp góp 25% GDP toàn tỉnh năm 2012). Ngành du lịch có mối quan hệ qua lại với nhiều ngành, nghề khác do đó khi ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Khi ngành du lịch TT-Huế phát triển đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động (đến cuối năm 2012, ngành du lịch đã thu hút được 16.841 lao động), góp phần giảm tỷ lệ hộ

nghèo, ổn định trật tự xã hội và từng bước nâng cao đời sống vật chất cũng như

tinh thần của người dân địa phương.

- Góp phần làm cho bộ mặt đô thị ngày càng khang trang: Việc đầu tư tín dụng ngân hàng vào xây dựng cơ sở hạ tầng các nhà hàng, khách sạn có quy mô càng nhiều đồng thời đầu tư tôn tạo các danh lam thắng cảnh, trùng tu và bảo tồn các công trình kiến trúc lịch sử đã làm cho bộ mặt cảnh quan đô thị của TT-Huế

ngày càng đẹp đẽ, khang trang mà còn gìn giữ được những giá trị văn hóa lịch sử độc đáo của một cốđô.

- Thông qua đầu tư tín dụng, ngành du lịch đã tạo ra được nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng và có chất lượng, qua đó ngày càng đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Số lượng du khách nước ngoài tăng lên dẫn đến ngân hàng phát sinh thêm các hoạt động thanh toán quốc tế từđó góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.

- Tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ của người dân địa phương: thực tế cho thấy trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh TT-Huế có những chuyển dịch đáng kể, theo đó tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ (trong đó có ngành du lịch) có xu hướng tăng lên, ngành nông

47

nghiệp có xu hướng giảm xuống và như chúng ta đã biết, tín dụng ngân hàng là một nhân tố góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, du lịch phát triển sẽ

góp phần tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Chính vì vậy, tín dụng ngân hàng đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong tổng GDP toàn tỉnh từ vị trí thứ 2 năm 2010 (44% trong tổng GDP toàn tỉnh) lên vị trí dẫn đầu năm 2012 (46% trong tổng GDP toàn tỉnh). Ngoài ra, với sự phát triển của ngành du lịch TT-Huế trong thời gian qua,

đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp cũng như gián tiếp hoạt động kinh doanh, làm việc trong lĩnh vực du lịch, qua đó có điều kiện để mua sắm các phương tiện, học tập để nâng cao trình độ. Hơn thế nữa, khi tiếp cận với du khách thì người dân bản địa sẽ có nhiều điều kiện để tiếp thu những kiến thức của các nền văn hoá khác nhau, đây cũng là một kênh để thu thập các kiến thức cho người dân.

- Thông qua hoạt động tài trợ cho ngành du lịch, các ngân hàng thương mại trên địa bàn cũng đã tạo được nguồn thu thông qua việc thu lãi cho vay và các nguồn thu khác từ các dịch vụ ngân hàng phát sinh thêm, qua đó góp phần bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên cũng như tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

2.2.5.2 Nguyên nhân thành tu

- Từ sự nhìn nhận đúng đắn vai trò của ngành du lịch và thế mạnh phát triển của nó đối với địa bàn tỉnh TT-Huế, ban lãnh đạo của Tỉnh đã đưa ra những chính sách ưu tiên phát triển ngành du lịch với những mục tiêu và phương án cụ thể, rõ ràng.

- Ngoài nguồn vốn từ ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài thì các ngân hàng cũng bắt đầu quan tâm và có sự hỗ trợ vốn tín dụng để tài trợ các dự án, công trình nhằm phát triển du lịch địa phương.

48

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)